Tôi yêu nước Nga và con người Nga trong những năm 1980. Thời tôi ở đó, nước Nga tuyệt đẹp; người Nga rất thân thiện và tốt bụng. Tôi tận mắt chứng kiến. Tôi đang có kế hoạch du lịch Nga 2 tuần bằng đường thủy từ Mockba tới Saint Peterbourg.
Với hơn 3.600km, Volga là sông dài nhất châu Âu, được người Nga gọi là "dòng sông Mẹ", gắn với lịch sử hình thành và phát triển nước Nga. Sông Volga tạo nên các đồng bằng trù phú. Hiện có tới hơn 40% dân số nước Nga sống bên lưu vực dòng sông này. Thuyền trôi trên sông, đi qua các làng quê của nước Nga. Du khách mải mê với khung cảnh quá đỗi yên bình, đẹp như tranh vẽ. Suốt chiều dài dòng sông, chúng ta sẽ ngỡ ngàng với những rừng cây cao vút đôi bờ.
Những ngôi nhà vùng quê ven sông Volga - Ảnh: LÊ KIÊN
Khác với khung cảnh các đô thị lớn, làng quê Nga còn rất nhiều những ngôi nhà gỗ đơn sơ, cổ kính, nằm giữa những vườn cây sắp tới mùa lá rụng. Người dân đã chuẩn bị những đống củi to để sưởi ấm cho mùa đông dài.
Và du khách cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khoảnh khắc đáng sợ, khi tàu lênh đênh trên những hồ nước mênh mông khi sóng to gió lớn. Những lúc đó mới cảm nhận được hết thiên nhiên kỳ vĩ của đất nước rộng lớn này.
Hải trình một tuần lễ ngắm nước Nga từ dòng sông Volga
Tháng 8, Moskva cuối mùa hè, trời bắt đầu chuyển lạnh. Chúng tôi mua tour trên chuyến tàu thủy (tàu cỡ trung bình, có 300 phòng khách, 98 thủy thủ đoàn và nhân viên phục vụ) xuôi dòng Volga để đến Saint Peterburg. Hai thành phố lớn nhất của nước Nga chỉ cách nhau khoảng 90 phút nếu đi máy bay, nhưng chúng tôi đã lựa chọn hành trình 1.700km trên tàu thủy một tuần, để đến được những địa điểm không thể đi đường bộ và đường hàng không.
Ngắm làng mạc từ dòng sông Volga - Ảnh: LÊ KIÊN
Volga - dòng sông MẹVới hơn 3.600km, Volga là sông dài nhất châu Âu, được người Nga gọi là "dòng sông Mẹ", gắn với lịch sử hình thành và phát triển nước Nga. Sông Volga tạo nên các đồng bằng trù phú. Hiện có tới hơn 40% dân số nước Nga sống bên lưu vực dòng sông này. Thuyền trôi trên sông, đi qua các làng quê của nước Nga. Du khách mải mê với khung cảnh quá đỗi yên bình, đẹp như tranh vẽ. Suốt chiều dài dòng sông, chúng ta sẽ ngỡ ngàng với những rừng cây cao vút đôi bờ.
Những ngôi nhà vùng quê ven sông Volga - Ảnh: LÊ KIÊN
Khác với khung cảnh các đô thị lớn, làng quê Nga còn rất nhiều những ngôi nhà gỗ đơn sơ, cổ kính, nằm giữa những vườn cây sắp tới mùa lá rụng. Người dân đã chuẩn bị những đống củi to để sưởi ấm cho mùa đông dài.
Và du khách cũng phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khoảnh khắc đáng sợ, khi tàu lênh đênh trên những hồ nước mênh mông khi sóng to gió lớn. Những lúc đó mới cảm nhận được hết thiên nhiên kỳ vĩ của đất nước rộng lớn này.
Để đến được Saint Petersburg, tàu đi qua 2 hồ nước lớn nhất châu Âu. Đó là hồ Onega, rộng gấp 3 lần diện tích TP Hà Nội, và hồ Ladoga có diện tích hơn 18.000km2 (độ sâu tối đa đến 256m, rộng khoảng 130km và dài 219km), gần gấp 6 lần diện tích TP Hà Nội.
Hồ Onega thuộc Cộng hòa Karelia (Liên bang Nga). Đi qua được hồ nước mênh mông này sẽ đến sông Neva. Chiều tím, những đàn chim chao liệng quanh thành tàu, lại nhớ những câu thơ của nữ thi sĩ nổi tiếng Onga Becgon: "Ngôi sao cháy bùng trên sông Nê va / Và cánh chim kêu những buổi chiều tà". Cánh chim kêu trong buổi chiều tà trên hồ Onega - Video: LÊ KIÊN
Người dân Nga bên lưu vực sông Volga thường hát bài dân ca Hò kéo thuyền trên sông Volga và tự hào với kiệt tác Những người kéo thuyền trên sông Volga của danh họa Ilya Repin (thế kỷ 19). Trên hành trình, tàu nhiều lần dừng lại ở các miền quê, được nghe kể những câu chuyện như cổ tích.
Cô hướng dẫn viên Ilyna say sưa giới thiệu lịch sử thị trấn Myshkin, một địa phương hiếm hoi trên thế giới tôn thờ loài chuột, với nghề truyền thống sản xuất ủng và dệt vải lanh.
Đến TP nhỏ Vyterga gần hồ Onega, du khách sẽ được ghé thăm bảo tàng tàu ngầm, và nếu có cơ may thì sẽ được tham quan phía bên trong một trong số các tàu ngầm chạy dầu cỡ nhỏ.
Hồ Onega là nơi huấn luyện các đội thủy thủ tàu ngầm của hải quân Liên Xô trước đây. Ảnh chụp tại Bảo tàng tàu ngầm ở thành phố Vyterga gần hồ Onega - Ảnh: LÊ KIÊN
Dấu ấn thời Xô viết trên các hệ thống kênh đào
Sông Moskva trước kia là một dòng sông cạn với nhiều bãi lầy, không đủ nước cung cấp cho cư dân TP, tàu thuyền lớn rất khó lưu thông. Năm 1933, lãnh tụ Liên Xô Josef Stalin cho đào một con kênh dài gần 130km nối Moskva với sông Volga ở phía bắc.
Trong vòng 4 năm, hơn 200 triệu m3 đất đá đã được đào đắp, tạo nên một trong những hệ thống thủy lợi và giao thông thủy lớn nhất thế giới. Lịch sử chép lại rằng, máu và mồ hôi của hàng chục ngàn người thuộc giới quý tộc, tu sĩ và tù nhân đã đổ để có được công trình.
Ngày nay, đi thuyền trên kênh đào Moskva, du khách được ngắm cuộc sống thanh bình bên đôi bờ, với những chiếc kinh khí cầu chao liệng lúc hoàng hôn.
Để đảm bảo giao thông đường thủy, hàng chục âu tàu được xây dựng bên các hồ thủy điện, với hệ thống cửa khóa, ròng rọc khổng lồ vận hành suốt mấy chục năm qua, giúp nâng hoặc hạ các con tàu lên hoặc xuống hàng chục mét.
Một âu thuyền trước đập Uglich - Ảnh: LÊ KIÊN
Thời Liên Xô, suốt dặm dài sông Volga là đại công trình thủy lợi, thủy điện, khiến con sông được thuần hóa, phục vụ các kế hoạch điện khí hóa, công nghiệp hóa đầy tham vọng của chính quyền Xô Viết.
Hồ Onega thuộc Cộng hòa Karelia (Liên bang Nga). Đi qua được hồ nước mênh mông này sẽ đến sông Neva. Chiều tím, những đàn chim chao liệng quanh thành tàu, lại nhớ những câu thơ của nữ thi sĩ nổi tiếng Onga Becgon: "Ngôi sao cháy bùng trên sông Nê va / Và cánh chim kêu những buổi chiều tà". Cánh chim kêu trong buổi chiều tà trên hồ Onega - Video: LÊ KIÊN
Người dân Nga bên lưu vực sông Volga thường hát bài dân ca Hò kéo thuyền trên sông Volga và tự hào với kiệt tác Những người kéo thuyền trên sông Volga của danh họa Ilya Repin (thế kỷ 19). Trên hành trình, tàu nhiều lần dừng lại ở các miền quê, được nghe kể những câu chuyện như cổ tích.
Cô hướng dẫn viên Ilyna say sưa giới thiệu lịch sử thị trấn Myshkin, một địa phương hiếm hoi trên thế giới tôn thờ loài chuột, với nghề truyền thống sản xuất ủng và dệt vải lanh.
Đến TP nhỏ Vyterga gần hồ Onega, du khách sẽ được ghé thăm bảo tàng tàu ngầm, và nếu có cơ may thì sẽ được tham quan phía bên trong một trong số các tàu ngầm chạy dầu cỡ nhỏ.
Hồ Onega là nơi huấn luyện các đội thủy thủ tàu ngầm của hải quân Liên Xô trước đây. Ảnh chụp tại Bảo tàng tàu ngầm ở thành phố Vyterga gần hồ Onega - Ảnh: LÊ KIÊN
Dấu ấn thời Xô viết trên các hệ thống kênh đào
Sông Moskva trước kia là một dòng sông cạn với nhiều bãi lầy, không đủ nước cung cấp cho cư dân TP, tàu thuyền lớn rất khó lưu thông. Năm 1933, lãnh tụ Liên Xô Josef Stalin cho đào một con kênh dài gần 130km nối Moskva với sông Volga ở phía bắc.
Trong vòng 4 năm, hơn 200 triệu m3 đất đá đã được đào đắp, tạo nên một trong những hệ thống thủy lợi và giao thông thủy lớn nhất thế giới. Lịch sử chép lại rằng, máu và mồ hôi của hàng chục ngàn người thuộc giới quý tộc, tu sĩ và tù nhân đã đổ để có được công trình.
Ngày nay, đi thuyền trên kênh đào Moskva, du khách được ngắm cuộc sống thanh bình bên đôi bờ, với những chiếc kinh khí cầu chao liệng lúc hoàng hôn.
Để đảm bảo giao thông đường thủy, hàng chục âu tàu được xây dựng bên các hồ thủy điện, với hệ thống cửa khóa, ròng rọc khổng lồ vận hành suốt mấy chục năm qua, giúp nâng hoặc hạ các con tàu lên hoặc xuống hàng chục mét.
Một âu thuyền trước đập Uglich - Ảnh: LÊ KIÊN
Thời Liên Xô, suốt dặm dài sông Volga là đại công trình thủy lợi, thủy điện, khiến con sông được thuần hóa, phục vụ các kế hoạch điện khí hóa, công nghiệp hóa đầy tham vọng của chính quyền Xô Viết.
Âu thuyền cửa chặn hai đầu, đóng - mở 2 chiều, để tàu thuyền lưu thông tuyến Sheksna - Video: LÊ KIÊN
Sau Chiến thanh thế giới thứ 2, hệ thống đường thủy trên sông Volga tiếp tục được mở rộng, khai thông bởi sức vóc vĩ đại của con người. Một trong những hệ thống kênh đào dài nhất là hệ thống Volga - Baltic, được hoàn thiện những năm 1960, dài tới 367km với hệ thống 3 nhà máy thủy điện, thủy lợi, nhiều âu thuyền và cổng khóa kênh…
Thời phong kiến, đa số người Nga theo Chính thống giáo. Các nhà thờ làm nơi hành lễ của vua chúa được xây nguy nga, lộng lẫy với nhiều chi tiết được dát vàng. Sau Cách mạng Tháng Mười 1917, giới tu sĩ bị cải tạo, nhiều nhà thờ bị đập bỏ, một số được trưng dụng làm nơi hội họp, kho chứa lương thực thực phẩm, thư viện… nên đã tồn tại đến ngày nay.
Đây là chóp mái một trong số các nhà thờ thuộc khu vực Điện Kremlin, trước kia từng được trưng dụng làm thư viện. Sau thời kỳ Liên Xô tan rã, năm 1991, một số nhà thờ được trao trả lại cho giáo hội, đến thời cầm quyền của Tổng thống Putin thì công việc này được tiếp tục. Ông Putin cũng thường đến lễ tại các nhà thờ trên nhiều vùng quê - Ảnh: LÊ KIÊN
Thị trấn Uglich nhỏ bé, xinh đẹp, nơi có nhà thờ thánh Dmitry trên máu, gắn với câu chuyện cuối thế kỷ 16, khi vua Ivan qua đời, con trai của ông là ấu chúa Dmitry mới 7 tuổi bị nhiếp chính vương Boris Godunov quản thúc, và sau đó Dmitry bị sát hại. Dân làng đã xây nhà thờ để tưởng nhớ ấu vương, coi ông như vị thánh bảo trợ cho trẻ nhỏ - Ảnh: LÊ KIÊN
Còn đây là thị trấn Goritsy, khu thánh địa cổ của người Nga được xây dựng từ thế kỷ 14. Nhà thờ nằm trong khu pháo đài sừng sững bảo vệ. Vùng đất này rất đặc biệt bởi có đến 300 hồ nước rất sâu, có hồ nước sâu 30m, hiện nằm cạnh một khu rừng quốc gia, nơi người dân có thể mua vé vào để săn bắn.
"Vùng đất này hẻo lánh, nằm xa các thành phố sầm uất, hiện nay dân số nơi đây chủ yếu là người già. Thanh niên rời quê hương đến các đô thị lớn để mưu sinh. Tổng thống Putin từng đến lễ tại nhà thờ ở đây", Maria, cô hướng dẫn viên duy nhất nói được tiếng Anh tại vùng này, cho biết.
Một nơi không thể bỏ qua trong hải trình chính là thánh địa nổi tiếng Spaso Preobrazhenskiy trên đảo Valaam, nơi các tín đồ Chính thống giáo của Nga coi là điểm hành hương. Du khách chỉ có thể đến đây vào mùa hè bằng tàu thủy, còn mùa đông giá lạnh và nước hồ đóng băng thì chỉ có vài chục tu sĩ sinh sống và hành đạo tại thánh địa này - Ảnh: LÊ KIÊN
Đến Saint Petersburg, du khách không thể không chiêm ngưỡng "Nhà thờ Chúa cứu thế trên máu đổ", được xây dựng tại chính địa điểm Nga hoàng Alexander đệ nhị bị thương trong cuộc tấn công năm 1881, để tưởng nhớ ông. Hiện nay, đây là một trong những địa chỉ thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới - Ảnh: LÊ KIÊN
Đi qua các hồ thủy điện của Nga, đôi lúc bắt gặp cảnh nhà thờ bị ngập nước, khiến du khách hình dung ra đến cảnh một làng quê, thị trấn nào đó đã phải chuyển dời vì công cuộc điện khí hóa của Liên Xô.
Sau Chiến thanh thế giới thứ 2, hệ thống đường thủy trên sông Volga tiếp tục được mở rộng, khai thông bởi sức vóc vĩ đại của con người. Một trong những hệ thống kênh đào dài nhất là hệ thống Volga - Baltic, được hoàn thiện những năm 1960, dài tới 367km với hệ thống 3 nhà máy thủy điện, thủy lợi, nhiều âu thuyền và cổng khóa kênh…
Thời phong kiến, đa số người Nga theo Chính thống giáo. Các nhà thờ làm nơi hành lễ của vua chúa được xây nguy nga, lộng lẫy với nhiều chi tiết được dát vàng. Sau Cách mạng Tháng Mười 1917, giới tu sĩ bị cải tạo, nhiều nhà thờ bị đập bỏ, một số được trưng dụng làm nơi hội họp, kho chứa lương thực thực phẩm, thư viện… nên đã tồn tại đến ngày nay.
Đây là chóp mái một trong số các nhà thờ thuộc khu vực Điện Kremlin, trước kia từng được trưng dụng làm thư viện. Sau thời kỳ Liên Xô tan rã, năm 1991, một số nhà thờ được trao trả lại cho giáo hội, đến thời cầm quyền của Tổng thống Putin thì công việc này được tiếp tục. Ông Putin cũng thường đến lễ tại các nhà thờ trên nhiều vùng quê - Ảnh: LÊ KIÊN
Thị trấn Uglich nhỏ bé, xinh đẹp, nơi có nhà thờ thánh Dmitry trên máu, gắn với câu chuyện cuối thế kỷ 16, khi vua Ivan qua đời, con trai của ông là ấu chúa Dmitry mới 7 tuổi bị nhiếp chính vương Boris Godunov quản thúc, và sau đó Dmitry bị sát hại. Dân làng đã xây nhà thờ để tưởng nhớ ấu vương, coi ông như vị thánh bảo trợ cho trẻ nhỏ - Ảnh: LÊ KIÊN
Còn đây là thị trấn Goritsy, khu thánh địa cổ của người Nga được xây dựng từ thế kỷ 14. Nhà thờ nằm trong khu pháo đài sừng sững bảo vệ. Vùng đất này rất đặc biệt bởi có đến 300 hồ nước rất sâu, có hồ nước sâu 30m, hiện nằm cạnh một khu rừng quốc gia, nơi người dân có thể mua vé vào để săn bắn.
"Vùng đất này hẻo lánh, nằm xa các thành phố sầm uất, hiện nay dân số nơi đây chủ yếu là người già. Thanh niên rời quê hương đến các đô thị lớn để mưu sinh. Tổng thống Putin từng đến lễ tại nhà thờ ở đây", Maria, cô hướng dẫn viên duy nhất nói được tiếng Anh tại vùng này, cho biết.
Một nơi không thể bỏ qua trong hải trình chính là thánh địa nổi tiếng Spaso Preobrazhenskiy trên đảo Valaam, nơi các tín đồ Chính thống giáo của Nga coi là điểm hành hương. Du khách chỉ có thể đến đây vào mùa hè bằng tàu thủy, còn mùa đông giá lạnh và nước hồ đóng băng thì chỉ có vài chục tu sĩ sinh sống và hành đạo tại thánh địa này - Ảnh: LÊ KIÊN
Đến Saint Petersburg, du khách không thể không chiêm ngưỡng "Nhà thờ Chúa cứu thế trên máu đổ", được xây dựng tại chính địa điểm Nga hoàng Alexander đệ nhị bị thương trong cuộc tấn công năm 1881, để tưởng nhớ ông. Hiện nay, đây là một trong những địa chỉ thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới - Ảnh: LÊ KIÊN
Đi qua các hồ thủy điện của Nga, đôi lúc bắt gặp cảnh nhà thờ bị ngập nước, khiến du khách hình dung ra đến cảnh một làng quê, thị trấn nào đó đã phải chuyển dời vì công cuộc điện khí hóa của Liên Xô.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét