Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỘNG DỮ DỘI TRONG NĂM 2017

THẾ GIỚI CHUYỂN ĐỘNG DỮ DỘI TRONG NĂM 2017
Đại-Dương - Tuy mới cầm quyền được một năm mà Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo của một siêu cường trong các cách giải quyết hữu hiệu mọi kiểu tranh chấp về kinh tế lẫn quân sự. Mặc dù mới là bước đầu mà đi đúng hướng sẽ làm cho Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại. Trong vòng 2 tháng, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện ba vụ tự do hải hành trong khu vực các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây ở Trường Sa và một trong khu vực Hoàng Sa. Hoàn toàn khác với kiểu "thông qua vô hại" thời Obama (ngụ ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai Nhóm đảo đó).
Do các biến cố bất ngờ và dồn dập khắp thế giới trong năm 2017 làm cho dư luận hoang mang chẳng biết loài người sẽ đi về đâu khi mối đe doạ tới nền hoà bình trên địa cầu cứ treo lơ lững.

Tranh chấp về quyền lãnh đạo thế giới gay gắt hơn bao giờ hết khi Trung Quốc và Nga đang cố vươn lên vị trí siêu cường khiến dư luận lo lắng đến nguy cơ xảy ra Chiếc bẫy Thucydides. Người dân đòi lại quyền lãnh đạo đất nước ngày càng lan rộng có thể thu hẹp quyền hạn của giới chính trị gia tại các quốc gia dân chủ. Ngược lại, ở các nước độc tài, quyền lực tiếp tục dồn vào tay một nhà lãnh đạo duy nhất.

Các loại chiến tranh nguyên tử, tôn giáo, chủng tộc, lãnh thổ, khủng bố, thông tin có thể dẫn tới thế chiến, cấp vùng hoặc nội chiến rất khó xác định.

Làn sóng di dân tị nạn ồ ạt đã đặt ra vấn đề quyền cư ngụ của con người trên trái đất đang gây chia rẽ trong nội bộ và quốc tế.


Trật tự toàn cầu do giới tinh hoa thiết lập sau Đệ nhị Thế chiến tưởng chừng sụp đổ khi doanh nhân Donald Trump, bị coi như gà mờ về chính trị, đã đánh bại Hillary Clinton, một phù thuỷ chính trị lão luyện nhất của Hoa Kỳ đang tràn trề hy vọng vì Tạp chí The Newsweek in bìa hình Madam President.



Giới tinh hoa trong các ngành hành pháp, lập pháp, tư pháp, truyền thông, kinh tế tài chính, học thuật chỉ chiếm 1% dân số thế giới mà có xu hướng áp đặt suy tư và lợi ích của họ lên trên quyền làm chủ vận mệnh dân tộc của đa số 99%.



Vì thế, họ cáo buộc nhóm ít học, nông dân, công nhân đã dồn phiếu vì kiểu khoác lác của ứng viên Trump mà lờ thực tế: 

(1) Giới tinh hoa có mức tăng trưởng gấp đôi do câu kết nhằm bảo vệ quyền lợi riêng tư tạo ra sự tha hoá quyền lực. 

(2) An ninh, an toàn trên thế giới ngày càng thoái bộ do nguy cơ chiến tranh gia tăng. 

(3) Giới trung lưu bất mãn vì kinh tế suy thoái với Nợ công 20,500 tỉ USD so với GDP 18,500 tỉ.
Giới tinh hoa thế giới lo điều khiển "công cuộc chống-Trump" thay vì tìm các giải pháp hữu hiệu cho nền hoà bình, an ninh, phát triển toàn cầu nên đã làm sống lại môi trường thù hận trong nước Mỹ.




Sách nhiễu, tấn công tình dục được chính-trị-hoá tại Hoa Kỳ có thể đẩy dư luận chọn nhà lãnh đạo các ngành theo tiêu chuẩn đạo đức tình dục thay vì khả năng lãnh đạo chuyên môn cần thiết để xây dựng đất nước phát triển, phồn thịnh, hùng cường. Xu hướng này có thể tác động tới cuộc bầu cử ở Mỹ trong năm 2018. 

Khi Emmanuel Macron đánh bại đối thủ Marine Le Pen của đảng cực-hữu để trở thành tổng thống Pháp Quốc, và lãnh tụ đảng cực-hữu ở Bỉ không giành được ghế thủ tướng khiến giới tinh hoa xác định "Chủ nghĩa Quốc gia Dân tộc của Trump chỉ tạm thời" mà không dám nhìn thẳng vào sự thật: 

(1) Do dân chúng bất mãn và không tin tưởng nên các đảng chính trị kỳ cựu dù trung-tả, trung-hữu cũng bị bại. 

(2) Macron đã ký Đạo luật Lao động nhằm chấm dứt đường lối trung-tả truyền thống tại Châu Âu. 

(3) Các chính trị gia theo đường lối quốc gia dân tộc đã được dân chúng ủng hộ để nắm hành pháp hoặc hiện diện trong Quốc hội tại Anh, Áo, Tiệp, Ba Lan, Hung, Nhật, Ấn, Đức. Chủ nghĩa Dân tộc Dân tuý (Populist Nationalism) có thể ngự trị vài thập niên nếu nhân loại chưa khám phá được một mô hình mới lạ, hấp dẫn hơn.



Khi đặt chân vào Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump quyết thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: khôi phục ưu thế chiến lược kinh tế và quân sự để Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại. Bởi lẽ, kinh tế phồn thịnh mới có điều kiện xây dựng lực lượng quân sự hùng hậu, ngược lại, quân sự hùng hậu mới bảo vệ được lợi ích của Hoa Kỳ và đồng minh, đối tác khắp thế giới.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ I, Chính quyền Trump đã: Huỷ bỏ 70,000 trang quy định cản trở hoạt động kinh tế. Cho phép khai thác mọi loại tài nguyên thiên nhiên, kể cả điện hạt nhân để độc lập về năng lượng mà còn xuất cảng khí hoá lỏng.

Thất nghiệp giảm thấp so với 14 năm, tăng trưởng kinh tế 3.3%. (2) Duyệt lại các Hiệp ước Tự do Thương mại với thế giới. Huỷ bỏ Thoả ước Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên TBD (TPP). M
ỹ phạt 531% và 238% vì 2 loại thép VN bán phá giá. Bán 460 tỉ USD vũ khí cho Saudi. Bán 40 chiếc F-35A cho Nhật Bản. Đại Hàn đồng ý thương lượng lại FTA. Hợp đồng thương mại Mỹ-Trung Quốc 250 tỉ USD (Mỹ xuất vào Trung Quốc 82 tỉ USD, nhập 344 tỉ). Chỉ trích Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn và một số nước khác trợ giá để trục lợi thương mại.

Tổng thống Donald Trump ký Đạo luật Cải tổ Thuế khoá sau khi Hạ viện thông qua với tỉ lệ 227-202 và tại Thượng viện 51-48, đồng thời Phê chuẩn Dự luật chi tiêu ngắn hạn để tránh cho Chính phủ bị đóng cửa.



Nội dung Đạo luật trị giá 1,500 tỉ USD gồm có: (1) Giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20% (ngang mặt bằng trên thế giới), thuế cá nhân từ 40% xuống 37%. (2) Sửa đổi cách Mỹ tính thuế với các công ty đa quốc nhằm chống trốn thuế. (3) Giảm thuế cho doanh nghiệp di sản (truyền từ đời này sang đời khác). Dự phóng doanh nghiệp Mỹ sẽ hồi hương và ngoại quốc tăng đầu tư vào Hoa Kỳ. Ngân sách gia tăng. Kích thích tiêu thụ và sản xuất).

Phe chống nêu lý do: (1) Trump gây suy thoái kinh tế Mỹ. (2) Lợi cho nhà giàu, hại cho số đông. Người giàu không đầu tư vào sản xuất mà trả thêm cổ tức hay mua lại cổ phần quỹ, hay tăng lương cho giới quản trị. (3) Nợ công tăng.

Kinh tế Mỹ sáng sủa hơn sau một năm cầm quyền của Tổng thống Donald Trump. Tăng trưởng GDP 1.5% của quý II/2016 thành 3.1% quý II/2017, và 3.3% quý III. Quý 4 có thể cao hơn nhờ Halloween, Lễ Tạ Ơn, Giáng Sinh, Năm Mới. Lạc quan kinh tế nên Dow Jones 18,000 lên 24,000 tăng 35%. Kinh tế gia Mỹ, Paul Krugman trúng giải Nobel Kinh tế năm 2008 từng tuyên bố chính sách kinh tế của Trump khó vượt mức tăng trưởng 2%! (3) Trump không từ bỏ toàn-cầu-hoá mà chỉ chống kiểu trục lợi từ FTA và WTO, quyết duy trì luật pháp kinh tế thế giới.

Tổng thống Trump bị cáo buộc bỏ rơi vai trò siêu cường đã chứng minh ngược lại.

Cách mạng bất-bạo-động tại Đông Âu dưới thời Tổng thống Ronald Reagan khiến Hiệp ước Quân sự Warsaw và Liên Xô tan rã. Cách mạng màu dưới thời George W. Bush làm cho đa số quốc gia Trung Á và Cacausus chuyển sang thể chế dân chủ. Cách mạng bất tuân dân sự kiểu Barack Obama đã trở thành thảm hoạ ở Trung Đông và Bắc Phi.

Thống kê mới nhất trên tờ Washington Examiner ghi nhận: Trump làm ISIS mất quyền kiểm soát 15,570 dặm vuông (SM) so với 13,000 của Obama; hiện tại ISIS chỉ kiểm soát 1,930 SM so với 17,500; ước lượng hiện nay ISIS chỉ còn 1,000 tay súng so với 35,000: giải phóng 5.3 triệu dân so với 2.4 triệu..


Chủ nghĩa khủng bố đang suy thoái nghiêm trọng, nhưng, chưa tan rã trong khi chiến tranh tôn-giáo-hệ đang hình thành tại Trung Đông và Đông Nam Á (đặc biệt ở Myanmar) có thể dẫn tới chiến tranh cấp vùng hoặc nội chiến.

Châu Âu thù ghét kiểu cứng đầu của Donald Trump, nhưng, NATO vẫn phải tăng chi phí quân sự. Tể tướng Angela Merkel chưa đủ thế và lực để đương đầu với Tổng thống Vladimir Putin đành phải trông chờ Hoa Kỳ.

Trump viện trợ vũ khí cho Ukraine bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ mà Mạc Tư Khoa chỉ phản đối cho có lệ. Putin không thể đe doạ Trump nên rất muốn đối thoại chiến lược nên họ còn đang mặc cả điều kiện.

Tổng thống Trump đang từng bước khôi phục vị thế chiến lược tại Châu Á-Thái Bình Dương lan tới Ấn Độ Dương nhằm đối phó với các hoạt động gia tăng của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.


Chuyến công du Châu Á lần đầu tiên, Tổng thống Trump đã củng cố liên minh Mỹ-Nhật-Hàn trên cả hai phương diện kinh tế và quân sự. Nhật Bản và Đại Hàn đồng ý đàm phán lại Hiệp ước Tự do Thương mại Song phương với Hoa Kỳ cũng như tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách trang bị vũ khí tối tân, có thể cả vũ khí nguyên tử chiến thuật (đang đàm phán).



Tokyo và Hán Thành chia sẻ trách nhiệm (tăng cường khả năng quốc phòng) và nghĩa vụ (đóng góp chi phí quốc phòng) với Hoa Thịnh Đốn nên liên minh Nhật-Mỹ-Hàn ngày càng hùng hậu. 

Chiến lược cân bằng nỗi sợ hãi vũ khí nguyên tử tại Đông Bắc Á sẽ buộc Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên phải đồng ý giải pháp phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên.

Nghị quyết UNSCR 2397 cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên nghiệt ngã hơn trước với chủ đề "Thế giới muốn Hoà bình, không Chết chóc" do Đại sứ Nikki Haley đệ trình được tất cả 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an thông qua hôm 23-12-2017.

Sự thành công về quân sự của Chính quyền Donald Trump dựa vào hai cột trụ chính: (1) Tin tưởng và giao quyền quyết định chiến trường cho giới tướng lãnh. (2) Sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự áp đảo để bảo vệ Hoa Kỳ, đồng minh, đối tác và duy trì an ninh trật tự, hoà bình trong thế mạnh. 

Lần đầu tiên sau nhiều thập niên, Chính quyền Trump đã điều động ba Hải đội Hàng không mẫu hạm tập trận ngoài khơi Bán đảo Triều Tiên, kể cả các pháo đài bay chiến lược B-1B đến từ đảo Guam.

Trong vòng 2 tháng, Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện ba vụ tự do hải hành trong khu vực các đảo nhân tạo do Bắc Kinh xây ở Trường Sa và một trong khu vực Hoàng Sa đúng theo điều kiện quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hoàn toàn khác với kiểu "thông qua vô hại" thời Obama (ngụ ý thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại hai Nhóm đảo đó).

Liên minh Ấn-Mỹ-Nhật-Úc sẵn sàng bảo vệ Châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm đối phó với chính sách bành trướng hàng hải của Trung Quốc.

Hoa Kỳ thiết lập hệ thống phòng thủ hoả tiễn nhiều tầng, kể cả khả năng phá huỷ Hoả tiễn Đạn đạo Liên lục địa (ICBM) trước khi phóng.


Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan-o-cha và Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte đã nghiêng về phía Trung Quốc vì nhu cầu kinh tế và bất mãn với thái độ kẻ cả của Tổng thống Obama. Bây giờ, đang hoà dịu với chủ trương thân thiện của Trump.

Chủ tịch Tập Cận Bình mới đạt được uy tín tương đương với Mao Trạch Đông nên cố tình khoa trương sức mạnh quân sự. Nhưng, bài học thất bại của Mao trong chiến tranh Triều Tiên không cho phép Tập đối đầu quân sự với Trump.



Tuy mới cầm quyền được một năm mà Tổng thống Donald Trump đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo của một siêu cường trong các cách giải quyết hữu hiệu mọi kiểu tranh chấp về kinh tế lẫn quân sự.
Mặc dù mới là bước đầu mà đi đúng hướng sẽ làm cho Hoa Kỳ Vĩ đại Trở lại.

Đại-Dương
Dec 30, 2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét