Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Công nhân bán kỉ niệm chương ngành than 160.000đ

Công nhân bán kỉ niệm chương ngành than, giá chỉ 160.000đ
Sơn Ca, 4-12-2016. Thời gian qua, có nhiều phản ánh công nhân mang kỉ niệm chương bằng bạc kỷ niệm 80 năm ngành than đi bán. Khi mua, chúng tôi trả với giá 160.000đ, còn khách mà quen biết thân thiết có thể trả lên 200.000đ. Nhưng giá thành 640.000đ cho một kỉ niệm chương đó là hoàn toàn không có. Như một đồng xu bạc cửa hàng bán cho khách đánh cảm, chuẩn bạc 9999 giá cũng bằng 1 phần số tiền kia”, chị Loan cho biết thêm.
Khi bán ra thị trường chỉ có giá vài trăm. Ảnh: báo Đất Việt
Nhiều người đem bán
Ngày 3/12, chia sẻ với Đất Việt, chị Nguyễn Thị Loan – chủ cửa hàng vàng bạc đá quý Châu Loan (P.Hà Lầm, TP.Hạ Long) cho biết: “Thời gian gần đây, cửa hàng tôi đón tiếp rất nhiều các khách hàng mang theo một chiếc huy chương bạc đến để bán hoặc để đổi sang loại khác.

Hiện cửa hàng vàng bạc của chúng tôi cũng khá đông khách, nên chia thành 2 chi nhánh, về số lượng cả 2 bên thu mua được thì tôi không rõ, nhưng chỉ định lượng là khá nhiều”.

Bên cạnh đó, theo chị Loan, vàng bạc này chúng tôi thu mua vào như một sản phẩm vàng bạc, dựa theo giá trị % bạc.

Khi đến khách hàng thường nói có 1 miếng bạc không sử dụng đến muốn đổi sang mẫu khác, thì cửa hàng đo độ tuổi bạc thấy ổn, thì đổi sang cho sản phẩm bạc khác để khách hàng đeo, không thông báo mức giá, chỉ thông báo mức cược thêm tiền.

Một trường hợp khác, thì khách hàng mang đến bán thẳng, giá thành mua thì chúng tôi trả với giá 160.000đ, còn khách mà quen biết thân thiết có thể trả lên 200.000đ.

“Bản thân tôi chỉ thấy đặc biệt, tại sao nhiều khách hàng của mình lại có sản phẩm giống nhau như vậy. Trong hóa đơn, tôi cũng ghi rõ khách hàng mang bạc đến đổi huy chương lấy dây và nhẫn, sản phẩm khác để sử dụng.

Cái huy hiệu đó người thường nhìn cũng biết giá trị của nó là bao nhiêu nếu cân trọng lượng bạc, mua một dây bạc và tiền công làm dây bạc luôn cao hơn trọng lượng bạc mà chúng ta mua. Còn huy hiệu đó nếu cân trọng lượng lên giá thành sẽ khác hoàn toàn, vì với vàng – bạc nếu là một cục thì giá trị khác, còn huy hiệu, sản phẩm trang sức sẽ khác.

Giá trị vật phẩm cũng tùy vào lượng bạc, nhưng giá thành 640.000đ cho một kỉ niệm chương đó là hoàn toàn không có. Như một đồng xu bạc cửa hàng bán cho khách đánh cảm, chuẩn bạc 9999 giá cũng bằng 1 phần số tiền kia”, chị Loan cho biết thêm.

TKV phải báo cáo Thủ tướng


Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Tập đoàn TKV kiểm tra, công khai chi phí làm quà tặng, trong đó có việc đúc logo làm kỷ niệm chương cho cán bộ được thông tin tốn 70 tỉ đồng và xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân có sai phạm.

Cùng với đó, Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam phải báo cáo phương án tái cơ cấu, tiết kiệm chi phí, thực tế lượng than tồn kho và việc đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân mỏ. Kết quả thực hiện báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/12/2016.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ nhận được thư phản ánh việc TKV chi tiêu vào việc đúc logo kỷ niệm ngày truyền thống thợ mỏ một cách lãng phí, vi phạm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, gây dư luận không tốt trong cán bộ, công nhân ngành than.

Trước việc này, trao đổi với Đất Việt, ông Phạm Trung Hưng – Chánh Văn phòng TKV cho biết: “Thủ tướng chỉ đạo thì TKV sẽ thực hiện đúng, sẽ báo cáo trong thời gian sớm nhất”.

Về phía ông Nguyễn Ngọc Lân -Phó Chánh văn phòng TKV: “Đến ngày 1/12, TKV vẫn chưa nhận được văn bản chỉ đạo chính thức từ phía văn phòng Chính phủ, nếu nhận được chúng tôi cũng sẽ báo cáo ngay”.

Theo ông Lân, về việc tặng các vật kỉ niệm không chỉ có TKV mà nhiều nơi khác cũng đã từng làm.

Ngày 21/11, từng chia sẻ với Đất Việt, ông Lân từng nói: “Tập đoàn xác định dịp kỷ niệm 80 năm ngày truyền công nhân vùng mỏ – Truyền thống ngành than là rất đặc biệt nên ngay từ đầu năm phía công đoàn đã lên ý tưởng giúp lãnh đạo tập đoàn về mẫu vật phẩm quà lưu niệm để tặng cho đại biểu, cán bộ viên chức, người lao động trong toàn tập đoàn.

Tập đoàn cũng đắn đo vì ngày lễ kỉ niệm của đơn vị nào cũng sẽ có tiền thưởng và quà kỉ niệm, một số đơn vị thì làm bộ ấm chén, có nơi lại tặng áo sơ mi, có nơi thì tặng đồ pha lê…

Sau khi bàn bạc, lãnh đạo tập đoàn đồng ý phê duyệt, vật phẩm quà lưu niệm là kỉ niệm chương, vật liệu được giao cho Nhà máy đồng Tăng Loỏng sản xuất, bởi vì, khi làm đồng sẽ cho ra vàng, bạc, có nghĩa đây là sản phẩm đi kèm với ngành”.

Thế nhưng, theo ông Lân, con số 70 tỷ không chính xác, vì Tập đoàn không ép buộc, mà tùy đơn vị, có đơn vị mua, có đơn vị không mua, nên không thể tính là 12 vạn kỉ niệm chương. Sau khi các đơn vị thống nhất nội bộ, thì gửi đơn đặt hàng cho các đơn vị sản xuất làm, chứ chúng tôi không bắt phải mua.

Trước thông tin, một số công nhân mang quà lưu niệm này ra một số cửa hàng vàng bạc ở TP. Cẩm Phả để bán, theo ông Lân, chỉ có một số công nhân trẻ chứ không phải số đông.

Về giá bán lại quá rẻ so với giá trị thực, ông Lân chỉ rõ: “Ví dụ nếu cùng 1 lượng vàng vừa ở kho ra đem bán thì giá sẽ không được bao nhiêu, nhưng mua cả dây chuyền thì lại rất đắt, vì đó là một sản phẩm mỹ nghệ.

Đắt ở công chế tác, thông thường sản phẩm mỹ nghệ thì giá trị vật liệu chỉ 30-35% là cùng, chủ yếu là công chế tác, ý tưởng thiết kế, rất nhiều vấn đề đi kèm, đó là sản phẩm handmade”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét