Trung Quốc phải làm gì?
Michael J. Boskin - Các nỗ lực táo bạo của chính phủ Trung Quốc nhằm ngăn chận các biến động gần đây trong thị trường chứng khoán – mà động thái mới nhất là cấm bán non cổ phiếu và cấm các đại gia cổ phiếu bán – đã tác hại nghiêm trọng đến uy tín Trung Quốc. Nhưng thất bại trong chính sách của Trung Quốc tất phải đến và không có gì là bất ngờ.
Giới hoạch định chính sách Trung Quốc không phải là giới đầu tiên có quản lý sai lầm trong thị trường tài chính, tiền tệ và thương mại. Ví dụ là chính phủ nhiều nước châu Âu cũng bị tổn thất nặng nề trong việc bảo vệ tiền tệ thất thoát trong những năm của thập niên 1990.
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn là một nguồn bất trắc quan trọng. Thật vậy, mặc dù thành quả của thị trường chứng khoán Trung Quốc và thành quả các nền kinh tế thực đã không quan hệ nhau mật thiết, một tình trạng suy vi trầm trọng đang xãy ra. Đối với các bộ tài chính, các ngân hàng trung ương, các trung tâm mậu dịch, các nhà nhập và xuất khẩu trên toàn thế giới, đó là một mối quan tâm nghiêm trọng.
Chính phủ Trung Quốc tin rằng có thể huy động việc hạ cánh nhẹ nhàng trong quá trình chuyển đổi từ tình trạng kinh tế nóng bỏng với tỷ lệ tăng trưởng hai con số, được thúc đẩy do xuất khẩu và đầu tư, đến một tình trạng tăng trưởng cân bằng ổn định và được củng cố bởi mức tiêu thụ nội địa, đặc biệt là các dịch vụ nội địa. Và trên thực tế, chính phủ đã ban hành một số chính sách và cải cách bén nhạy.
Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng che khuất nhiều vấn đề. Ví dụ như trong lúc tìm kiếm để bảo đảm thăng tiến bằng cách đạt được các mục tiêu kinh tế ngắn hạn, các quan chức đã phân bổ sai lạc các nguồn lực; các ngành công nghiệp cơ bản như thép và xi măng xây dựng dư thừa quá mức công suất; và các khoản nợ xấu tích lũy trên bảng cân đối của các ngân hàng và chính quyền địa phương.
Không nơi nào khác mà những vấn đề với các sách lược này thể hiện rõ ràng hơn là trong các nỗ lực lập kế hoạch đô thị hóa, nó kéo theo việc xây dựng các thành phố lớn mới – hoàn chỉnh với cơ sở hạ tầng hiện đại và nhiều gia cư – mà đến nay vẫn chưa được sử dụng. Trong một ý nghĩa nào đó, những “thành phố ma” này giống làng Potemkin của đế chế Nga, được xây dựng để tạo ra một ảo giác ấn tượng cho Sa Hoàng đi qua thăm viếng; nhưng thành phố ma của Trung Quốc là có thật và có lẽ có nghĩa là không chỉ để phục vụ cho mục tiêu nhằm tâng bốc giới lãnh đạo đất nước.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế đang giảm sút – thống kê chính thức đưa ra tỷ lệ hàng năm ở mức 7 %, nhưng hầu hết các nhà quan sát tin rằng con số thực tế là gần 5 % (hoặc thậm chí thấp hơn ) – quản lý của Trung Quốc đang trở nên là vấn đề không thể xem thường. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay vẫn vượt trội so với tất cả của một vài nền kinh tế, tầm vóc của tình trạng trì trệ là to lớn, những năng động đoản kỳ tương tự như việc suy sụp tại Hoa Kỳ hay Đức từ mức tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa 2 % đến mức suy thoái là 3%.
Khi Trung Quốc phải chịu các vấn đề kinh tế nghiêm trọng mà nó có thể kinh qua một tình trạng bất ổn xã hội và chính trị trầm trọng. Khi suy thoái đe dọa làm cản trở tạo ra việc làm, phá hoại triển vọng của hàng triệu người di chuyển đến các thành phố của Trung Quốc mỗi năm để tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đấu tranh để duy trì tính hợp pháp của độc quyền chính trị. (Nói rộng hơn, trọng lượng của các vấn đề Trung Quốc, cùng với sự sụp đổ của Nga và 60 % lạm phát của Venezuela, đã gây khó khăn cho niềm tin là chủ nghĩa tư bản nhà nước hơn hẳn các nền kinh tế thị trường.)
Với tầm quan trọng mang tính hệ thống của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, tình trạng bất ổn có thể gây ra rủi ro lớn vượt xa biên giới Trung Quốc. Trung Quốc đang là nước ngoài nắm giữ lớn nhất trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, là một đối tác thương mại lớn đối với Mỹ, châu Âu, Mỹ La tinh, Úc, và là một người điều phối chính của thương mại nội Á, do một phần với quy mô thương mại đang phát triển.
Thế giới có nhiều thị phần tại Trung Quốc và các cơ quan của Trung Quốc phải giải quyết cho vấn đề trang giành này. Chính phủ phải đối phó với những tác động ngắn hạn của tình trạng trì trệ trong khi tiếp tục thực hiện cải cách nhằm làm thông thoáng sự thay đổi của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng mới và mở rộng vai trò của thị trường. Công ty nước ngoài đang tìm cách thâm nhập vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng mà Viện McKinsey Global ước tính đã vượt quá 200 triệu người. Nhưng điều đó hàm ý một môi trường kinh doanh ổn định, bao gồm cả sự minh bạch hơn trong các quyết định chấp thuận của chính phủ, và kiểm soát lỏng lẻo hơn nguồn vốn tư bản.
Ý thức được những mục tiêu này, gần đây chính phủ Trung Quốc đã quy định việc phá giá tiền tệ một cách khá khiêm tốn – cho đến nay là khoảng 3 %. Có lẽ biện pháp này là quá nhỏ để làm thay đổi một cách đáng kể cán cân thương mại của Trung Quốc với châu Âu hoặc Mỹ. Nhưng nó báo hiệu một sự thay đổi hướng tới một tỷ giá hối đoái do thị trường định hướng. Các nhà đầu tư, các nhà quản lý, và các quan chức chính phủ lo ngaị nguy cơ là các thị trường tiền tệ – hoặc tiền tệ do chính phủ quản lý – bị các lực lượng thị trường tấn công – thường nó phát triển đến một động lực quá lớn và vượt xa giá trị cơ bản.
Khi chính phủ Trung Quốc sử dụng chính sách tiền tệ để cố gắng bình ổn thị trường, cải cách vi mô phải tiếp tục. Trung Quốc phải triển khai các công nghệ mới xuyên qua các ngành trong công nghiệp, trong khi cải thiện giáo dục, đào tạo, và sức khỏe của công nhân. Hơn nữa, Trung Quốc cần phải đẩy nhanh nỗ lực của mình để tăng tiêu thụ trong nước mà trong đó, mức tiêu thụ này như một thành phần của Tổng Sản Lượng Nội Địa, thấp hơn so với TSLNĐ các nước khác.
Điều đó có nghĩa là giảm tỷ lệ tiết kiệm cao chưa từng có, một phần lớn trong số đó được tích lũy cho các doanh nghiệp nhà nước. Nếu các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình thay thế các đầu tư do chính phủ dẫn đầu là động lực chính làm cho nền kinh tế tăng trưởng, thì nhà nước phải giảm cổ phần trong các doanh nghiệp lớn và cho phép trả nhiều lợi nhuận trực tiếp cho các cổ đông, trong khi cung cấp nhiều lợi nhuận từ cổ phiếu còn lại cho dân chúng.
Các thay đổi từ tình trạng nhà nước kiểm soát quá mức cũng nên bao gồm biện pháp thay thế trợ giá và trợ cấp cho các ngành công nghiệp ưu đãi, mà nó có mục tiêu là trợ giúp cho người lao động có thu nhập thấp và có đầu tư nhiều hơn trong phạm vi tư bản nhân lực. Ngoài ra, Trung Quốc phải giảm quyết định chuyên quyền hành chính, du nhập các quy định pháp luật khả đoán và hợp lý để giải quyết tình trạng độc quyền tự nhiên và yếu tố ngoại tại.
Trở lại ở cấp độ vĩ mô, Trung Quốc cần phải phân bổ lại trách nhiệm và nguồn lực giữa các cấp chính quyền khác nhau, để tận dụng lợi thế tương đối của mình trong việc cung cấp dịch vụ và nâng cao doanh thu. Và Trung Quốc phải giảm dần gánh nợ công, mà bây giờ vượt quá 250 % của TSLNĐ.
Khi đối diện với những thách thức phía trước cần thích nghi đầy khó khăn, Trung Quốc có may mắn là sở hữu được 360 ngàn tỷ trong dự trữ ngoại tệ, có tác dụng như một loại đệm để chống đở các thiệt hại không thể tránh khỏi. Nhưng Trung Quốc cũng phải cẩn trọng để tránh quay trở lại tình trạng nhà nước kiểm soát nền kinh tế nhiều hơn – một phản ứng của chính quyền luôn có thể xãy ra khi phải giải quyết không khéo việc điều chỉnh giá cổ phiếu. Cách tiếp cận này cần phải huỷ bỏ ngay từ bây giờ và về sau trước khi nó gây thiệt hại nhiều hơn cho sự tìm kiếm của Trung Quốc về tình trạng ổn định lâu dài và thịnh vượng.
Michael J. Boskin, Project-Syndicate
TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Michael J. Boskin là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Stanford và chuyên gia cao cấp của Hoover Institution.
Nguyên tác: What China should do?
(Tạp Chí Phía Trước)
Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc vẫn là một nguồn bất trắc quan trọng. Thật vậy, mặc dù thành quả của thị trường chứng khoán Trung Quốc và thành quả các nền kinh tế thực đã không quan hệ nhau mật thiết, một tình trạng suy vi trầm trọng đang xãy ra. Đối với các bộ tài chính, các ngân hàng trung ương, các trung tâm mậu dịch, các nhà nhập và xuất khẩu trên toàn thế giới, đó là một mối quan tâm nghiêm trọng.
Chính phủ Trung Quốc tin rằng có thể huy động việc hạ cánh nhẹ nhàng trong quá trình chuyển đổi từ tình trạng kinh tế nóng bỏng với tỷ lệ tăng trưởng hai con số, được thúc đẩy do xuất khẩu và đầu tư, đến một tình trạng tăng trưởng cân bằng ổn định và được củng cố bởi mức tiêu thụ nội địa, đặc biệt là các dịch vụ nội địa. Và trên thực tế, chính phủ đã ban hành một số chính sách và cải cách bén nhạy.
Nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng che khuất nhiều vấn đề. Ví dụ như trong lúc tìm kiếm để bảo đảm thăng tiến bằng cách đạt được các mục tiêu kinh tế ngắn hạn, các quan chức đã phân bổ sai lạc các nguồn lực; các ngành công nghiệp cơ bản như thép và xi măng xây dựng dư thừa quá mức công suất; và các khoản nợ xấu tích lũy trên bảng cân đối của các ngân hàng và chính quyền địa phương.
Không nơi nào khác mà những vấn đề với các sách lược này thể hiện rõ ràng hơn là trong các nỗ lực lập kế hoạch đô thị hóa, nó kéo theo việc xây dựng các thành phố lớn mới – hoàn chỉnh với cơ sở hạ tầng hiện đại và nhiều gia cư – mà đến nay vẫn chưa được sử dụng. Trong một ý nghĩa nào đó, những “thành phố ma” này giống làng Potemkin của đế chế Nga, được xây dựng để tạo ra một ảo giác ấn tượng cho Sa Hoàng đi qua thăm viếng; nhưng thành phố ma của Trung Quốc là có thật và có lẽ có nghĩa là không chỉ để phục vụ cho mục tiêu nhằm tâng bốc giới lãnh đạo đất nước.
Hiện nay, tăng trưởng kinh tế đang giảm sút – thống kê chính thức đưa ra tỷ lệ hàng năm ở mức 7 %, nhưng hầu hết các nhà quan sát tin rằng con số thực tế là gần 5 % (hoặc thậm chí thấp hơn ) – quản lý của Trung Quốc đang trở nên là vấn đề không thể xem thường. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc hiện nay vẫn vượt trội so với tất cả của một vài nền kinh tế, tầm vóc của tình trạng trì trệ là to lớn, những năng động đoản kỳ tương tự như việc suy sụp tại Hoa Kỳ hay Đức từ mức tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa 2 % đến mức suy thoái là 3%.
Khi Trung Quốc phải chịu các vấn đề kinh tế nghiêm trọng mà nó có thể kinh qua một tình trạng bất ổn xã hội và chính trị trầm trọng. Khi suy thoái đe dọa làm cản trở tạo ra việc làm, phá hoại triển vọng của hàng triệu người di chuyển đến các thành phố của Trung Quốc mỗi năm để tìm kiếm một cuộc sống thịnh vượng hơn, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đấu tranh để duy trì tính hợp pháp của độc quyền chính trị. (Nói rộng hơn, trọng lượng của các vấn đề Trung Quốc, cùng với sự sụp đổ của Nga và 60 % lạm phát của Venezuela, đã gây khó khăn cho niềm tin là chủ nghĩa tư bản nhà nước hơn hẳn các nền kinh tế thị trường.)
Với tầm quan trọng mang tính hệ thống của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, tình trạng bất ổn có thể gây ra rủi ro lớn vượt xa biên giới Trung Quốc. Trung Quốc đang là nước ngoài nắm giữ lớn nhất trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, là một đối tác thương mại lớn đối với Mỹ, châu Âu, Mỹ La tinh, Úc, và là một người điều phối chính của thương mại nội Á, do một phần với quy mô thương mại đang phát triển.
Thế giới có nhiều thị phần tại Trung Quốc và các cơ quan của Trung Quốc phải giải quyết cho vấn đề trang giành này. Chính phủ phải đối phó với những tác động ngắn hạn của tình trạng trì trệ trong khi tiếp tục thực hiện cải cách nhằm làm thông thoáng sự thay đổi của nền kinh tế với mô hình tăng trưởng mới và mở rộng vai trò của thị trường. Công ty nước ngoài đang tìm cách thâm nhập vào tầng lớp trung lưu của Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng mà Viện McKinsey Global ước tính đã vượt quá 200 triệu người. Nhưng điều đó hàm ý một môi trường kinh doanh ổn định, bao gồm cả sự minh bạch hơn trong các quyết định chấp thuận của chính phủ, và kiểm soát lỏng lẻo hơn nguồn vốn tư bản.
Ý thức được những mục tiêu này, gần đây chính phủ Trung Quốc đã quy định việc phá giá tiền tệ một cách khá khiêm tốn – cho đến nay là khoảng 3 %. Có lẽ biện pháp này là quá nhỏ để làm thay đổi một cách đáng kể cán cân thương mại của Trung Quốc với châu Âu hoặc Mỹ. Nhưng nó báo hiệu một sự thay đổi hướng tới một tỷ giá hối đoái do thị trường định hướng. Các nhà đầu tư, các nhà quản lý, và các quan chức chính phủ lo ngaị nguy cơ là các thị trường tiền tệ – hoặc tiền tệ do chính phủ quản lý – bị các lực lượng thị trường tấn công – thường nó phát triển đến một động lực quá lớn và vượt xa giá trị cơ bản.
Khi chính phủ Trung Quốc sử dụng chính sách tiền tệ để cố gắng bình ổn thị trường, cải cách vi mô phải tiếp tục. Trung Quốc phải triển khai các công nghệ mới xuyên qua các ngành trong công nghiệp, trong khi cải thiện giáo dục, đào tạo, và sức khỏe của công nhân. Hơn nữa, Trung Quốc cần phải đẩy nhanh nỗ lực của mình để tăng tiêu thụ trong nước mà trong đó, mức tiêu thụ này như một thành phần của Tổng Sản Lượng Nội Địa, thấp hơn so với TSLNĐ các nước khác.
Điều đó có nghĩa là giảm tỷ lệ tiết kiệm cao chưa từng có, một phần lớn trong số đó được tích lũy cho các doanh nghiệp nhà nước. Nếu các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình thay thế các đầu tư do chính phủ dẫn đầu là động lực chính làm cho nền kinh tế tăng trưởng, thì nhà nước phải giảm cổ phần trong các doanh nghiệp lớn và cho phép trả nhiều lợi nhuận trực tiếp cho các cổ đông, trong khi cung cấp nhiều lợi nhuận từ cổ phiếu còn lại cho dân chúng.
Các thay đổi từ tình trạng nhà nước kiểm soát quá mức cũng nên bao gồm biện pháp thay thế trợ giá và trợ cấp cho các ngành công nghiệp ưu đãi, mà nó có mục tiêu là trợ giúp cho người lao động có thu nhập thấp và có đầu tư nhiều hơn trong phạm vi tư bản nhân lực. Ngoài ra, Trung Quốc phải giảm quyết định chuyên quyền hành chính, du nhập các quy định pháp luật khả đoán và hợp lý để giải quyết tình trạng độc quyền tự nhiên và yếu tố ngoại tại.
Trở lại ở cấp độ vĩ mô, Trung Quốc cần phải phân bổ lại trách nhiệm và nguồn lực giữa các cấp chính quyền khác nhau, để tận dụng lợi thế tương đối của mình trong việc cung cấp dịch vụ và nâng cao doanh thu. Và Trung Quốc phải giảm dần gánh nợ công, mà bây giờ vượt quá 250 % của TSLNĐ.
Khi đối diện với những thách thức phía trước cần thích nghi đầy khó khăn, Trung Quốc có may mắn là sở hữu được 360 ngàn tỷ trong dự trữ ngoại tệ, có tác dụng như một loại đệm để chống đở các thiệt hại không thể tránh khỏi. Nhưng Trung Quốc cũng phải cẩn trọng để tránh quay trở lại tình trạng nhà nước kiểm soát nền kinh tế nhiều hơn – một phản ứng của chính quyền luôn có thể xãy ra khi phải giải quyết không khéo việc điều chỉnh giá cổ phiếu. Cách tiếp cận này cần phải huỷ bỏ ngay từ bây giờ và về sau trước khi nó gây thiệt hại nhiều hơn cho sự tìm kiếm của Trung Quốc về tình trạng ổn định lâu dài và thịnh vượng.
Michael J. Boskin, Project-Syndicate
TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Michael J. Boskin là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Stanford và chuyên gia cao cấp của Hoover Institution.
Nguyên tác: What China should do?
(Tạp Chí Phía Trước)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét