Mình đi họp phụ huynh giúp cô bạn. Phải nộp 30.000 đồng hàng tháng để làm "sổ liên lạc điện tử", thực chất là để cô giáo có tiền gọi điện, nhắn tin cho bố mẹ học sinh khi cần. Còn có khoản tiền để các thầy cô chấm lại bài. Vì cháu học lớp chọn nên mọi học sinh đều phải có điểm cao, nếu ai bị thấp thì cô giáo sẽ bảo thầy cô dạy môn đó tổ chức cho thi lại, nâng điểm giúp, tức là mất tiền cho các thầy cô này để lấy điểm mới cao hơn. Như vậy tiền chạy điểm này chỉ có lợi cho học sinh kém, nhưng tất cả phụ huynh đều phải đóng như nhau.
NGHỆ AN (NV) - Dù lãnh đạo ngành giáo dục luôn khẳng định không cho các trường thu những khoản tiền ngoài quy định, cứ đến năm học mới người dân có con đi học lại khốn khổ vì các khoản thu vô lý. Theo tờ Thanh Niên ngày 16 tháng 9, 2015, vài ngày qua, một bức hình chụp lại danh mục 22 khoản thu đầu năm học của trường tiểu học Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, lan truyền trên Facebook gây sốc nhiều người.
Mỗi học sinh 'gánh' 22 khoản thu tiền học đầu năm
Bản liệt kê 22 khoản thu tiền mà mỗi học sinh
trường tiểu học Nghi Trung phải đóng. (Hình: Thanh Niên)
Tin cho biết, trong số 22 khoản thu nêu trên, có 3 khoản thu bắt buộc, 5 khoản theo thỏa thuận và 14 khoản thu “tự nguyện” với tổng số tiền hơn 5.2 triệu đồng/học sinh (HS).Ngày 15 tháng 9, phóng viên báo Thanh Niên đã đến xã Nghi Trung tìm hiểu vụ việc. Nhiều phụ huynh có con em đang học tại trường xác nhận sự việc có thật “Có vài khoản như tết trồng cây, tấm lòng vàng, quà tặng ngày nhà giáo... thì cô chủ nhiệm nói sẽ thu sau. Tổng cộng mỗi người phải nộp hơn 4 triệu đồng/học sinh,” một phụ huynh giấu tên nói.
Chị TK, một phụ huynh có con đang học lớp 4 tại trường cho biết, so với năm học trước, năm học này số tiền đóng cao hơn nhiều. “Trước đây, có khoản gọi là tiền xây dựng trường giờ không thu nữa, nhưng lại đẻ ra 2 khoản ‘xã hội hóa’ là xã hội hóa nói chung và xã hội hóa để làm mái tôn cho trường? Mặc dù là khoản “tự nguyện đóng góp,” song mỗi em ít nhất cũng phải đóng 500,000 đồng,” chị K nói.
Thế nhưng, khi trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Lê Thị Hồng, hiệu trưởng trường tiểu học Nghi Trung, không thừa nhận danh sách các khoản thu này là của trường. Tuy nhiên, khi rà từng khoản thu trong danh mục mà phụ huynh cung cấp, bà Hồng chỉ phủ nhận tiền gửi xe đạp là 108,000 đồng chứ không phải 180,000 đồng và một số khoản thu khác như: tiền quà ngày nhà giáo, tấm lòng vàng, tết trồng cây, vệ sinh lớp học nhà trường không có chủ trương thu.
Bà Hồng cho rằng, các khoản khác như vệ sinh lớp học, vệ sinh sân trường có thể do phụ huynh đề nghị góp tiền để thuê người quét dọn vì HS lớp 1 chưa thể tự làm được; khoản thu ảnh thẻ, ghế nhựa là do phụ huynh nhờ mua giúp chứ trường không chủ trương thu.
“Do trường nhiều năm nay không được đầu tư kinh phí để nâng cấp nên nhà trường phải kêu gọi phụ huynh đóng góp để sửa sang. Năm nay, chúng tôi có 4 hạng mục cần làm là nâng cấp sân trường, tu sửa bồn hoa, đầu tư phòng tin học, lắp thêm quạt cho HS, dự toán hết hơn 277 triệu đồng. Tiền này là kêu gọi sự đóng góp tự nguyện của phụ huynh, không thu cào bằng,” bà Hồng giải thích. (Tr.N)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=214488&zoneid=2
Kinh tế thị trường định hướng XHCN gì mà kỳ cục vậy? Lẻ ra định hướng XHCN là đi học miển phí cho tới đại học và khi đau ốm thì bác sĩ, bệnh viện miển phí....còn kinh tế thị trường là dẹp hết cái đám doanh nghiệp nhà nước ăn hại.
Trả lờiXóa