Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Ông Putin dửng dưng: 'Nga chả có quan hệ gì với G7'

Ông Putin dửng dưng: 'Nga chả có quan hệ gì với G7'
(Quan hệ quốc tế) - Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển (G7) chắc hẳn sẽ rất “đau” khi Tổng thống Nga V.Putin thản nhiên phủ nhận: “Nga chả có quan hệ gì với G7”. G7 quyết trừng phạt Nga, BRICS có là đối trọng? / G7 ra tuyên bố chung phản đối Trung Quốc xây đảo
Tranh biếm họa phương Tây về việc Nga dùng BRICS làm đối trọng với G7
Tranh biếm họa phương Tây về việc Nga dùng BRICS làm đối trọng với G7
“Nga chả có quan hệ gì với G7”
Tổng thống Nga Vladimir Putin đang có chuyến thăm chính thức đến Italia. Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Italia Matteo Renzi, trả lời câu hỏi của các phóng viên, nguyên thủ quốc gia Nga thản nhiên tuyên bố rằng, vào thời điểm này, Liên bang Nga chẳng có quan hệ gì với G7.

Nhiều nhà báo quốc tế đã hỏi ông Putin rằng, trong bối cảnh nhóm G7 kêu gọi tăng cường trừng phạt Nga, hiện nay Moscow thiết lập quan hệ như thế nào với nhóm này. “G7 không phải là một tổ chức. Đó là một dạng Câu lạc bộ theo sở thích” - ông Vladimir Putin tuyên bố như vậy tại Milan.
"Về sự hợp tác của chúng tôi (Nga và G7) trong lĩnh vực quân sự-kỹ thuật, sự hợp tác không tốt lắm và nói thực là không có ý nghĩa gì đối với khả năng quốc phòng của Nga, G7 không phải là một tổ chức quốc tế, có quyền kết nạp hay khai trừ các thành viên".
Về vấn đề này, ngay từ khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Liên bang, Tổng thống Nga Vladimir Putin luôn giữ vững quan điểm là ông sẽ không hề tiếc nuối việc các đối tác G7 trừng phạt Nga về vấn đề Ukraine, bằng cách loại Nga ra khỏi nhóm 8 nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Trong cuộc phỏng vấn với báo Sự thật Thanh niên (Nga) tháng 3-2014, trả lời câu hỏi liệu nhà lãnh đạo nước Nga có chút tiếc nuối nào về việc G-8 có thể loại Moscow, ông Dmitry Peskov - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, nói rằng ông Vladimir Putin đã thản nhiên trả lời: “Không, không hề”.
Khi các nước G7 đe dọa tẩy chay hội nghị thượng đỉnh ở Sochi nhắm gây sức ép với Nga về vấn đề Crimea, đòi Moscow ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền lâm thời Ukraine để giải quyết các quan ngại về nhân quyền và an ninh của họ, Tổng thống Nga đã không thèm đếm xỉa đến ý kiến của các nước phương Tây.
Trả lời phỏng vấn của các phóng viên về việc, Nga nghĩ thế nào khi bị G-7 đe dọa tẩy chay hội nghị ở Sochi, ông Putin đã tuyên bố thẳng thừng rằng, Nga đang chuẩn bị cho hội nghị G8 và sẵn sàng tiếp đón các đồng nghiệp, “nhưng nếu họ không muốn đến thì thôi, cũng chẳng cần”.
Hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Đức đã kết thúc, đây là lần thứ hai không có sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự vắng mặt của nhà lãnh đạo Nga không ngăn cản việc ông trở thành “nhân vật chính” của cuộc họp: Lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nguyên thủ các cường quốc phương Tây đã đặc biệt tập trung vào kế hoạch đối đầu với Moscow.
Tổng thống Nga Putin khẳng định, Nga không còn quan hệ với G7
Tổng thống Nga Putin khẳng định, Nga không còn quan hệ với G7
Chủ đề Nga-Putin và chống lại sự ảnh hưởng của Nga đã đẩy lùi chương trình nghị sự được thống nhất từ trước bao gồm biến đổi khí hậu, khu vực thương mại tự do giữa EU và Hoa Kỳ, tình hình xung quanh Libya, chương trình hạt nhân Iran và "Nhà nước Hồi giáo"…
Vắng bóng Nga, G-7 đang chuyển sang vai trò mới, từ hiệp hội kinh tế giải quyết các vấn đề kinh tế và phát triển toàn cầu thành một tổ chức chính trị “phi hợp pháp”, một cơ chế với nhiệm vụ tự đặt ra là bảo vệ hệ tư tưởng và những giá trị của thế giới phương Tây.
G7 đối đầu Nga - một đường lối vô vọng
Tại hội nghị lần này, thái độ với Nga của lãnh đạo các nước G-7 đã đi vào giai đoạn đối đầu tích cực.
Tổng thống Mỹ làm nóng không khí chung bằng sự kêu gọi các đối tác phương Tây "đẩy lùi" những hành động của Nga ở Ukraine. Điều duy nhất được công bố khi ông Obama kết thúc cuộc gặp Thủ tướng Đức là sẽ tiếp tục các biện pháp trừng phạt gây áp lực với Moscow.
Các chuyên gia quốc tế đã lưu ý rằng biện pháp trừng phạt của phương Tây không tác động tiêu cực đến Nga nhiều hơn so với chính sự ảnh hưởng vào những nước này.

Trong khi Tổng thống Mỹ diễn thuyết tại Hội nghị thượng đỉnh G-7 về việc ông Putin phá hoại nền kinh tế Nga, cô lập nước Nga, ở Moscow đã khai mạc Diễn đàn Nghị viện các nước BRICS lần thứ nhất - biểu tượng mới của thế giới đa cực và là một trong những động lực chính của sự phát triển toàn cầu.
Chỉ có 4 trong số 8 nền kinh tế hàng đầu của thế giới hiện diện tại G-7 với các vị trí thứ nhất, thứ tư, thứ năm và thứ tám (đứng thứ hai, thứ ba, thứ sáu và thứ bảy thế giới về phát triển kinh tế là các nước BRICS), với tổng GDP xấp xỉ 35 nghìn tỷ USD.
Theo IMF, các nước BRICS chiếm 26% diện tích lãnh thổ và 46% dân số thế giới, 30% GDP toàn cầu. Tổng thu nhập GDP năm 2014 đạt 32,5 nghìn tỷ đô la. Chỉ số này thua các nước G7 chỉ khoảng 2,2 nghìn tỷ. Theo các chuyên gia, khoảng cách này sẽ sớm được khắc phục.
Các lãnh đạo G-7 đã không thành công trong việc cô lập Nga trên vũ đài quốc tế. Nền kinh tế đất nước không bị sụp đổ vì những biện pháp trừng phạt. Ví dụ, Ngân hàng Thế giới đã cải thiện dự báo trong năm nay và năm sau, Nga sẽ vượt cao trào lạm phát, nền kinh tế vẫn tăng trưởng dù mức tăng không cao.
Dân chúng Đức biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh của G7
Dân chúng Đức biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh của G7
Ngân hàng Trung ương Liên bang Nga dự đoán mức giá tiêu dùng sẽ giảm, trong khi đồng rúp bắt đầu được củng cố, thậm chí tình hình cho phép Nga khôi phục dự trữ vàng ngoại tệ.
“Chúng tôi đang thu mua ngoại hối trên thị trường, từ tháng 5 đến tháng 6 chúng tôi đã mua hơn 3 tỷ USD" - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Nabiullina cho biết tại phiên họp Duma quốc gia. Bà nhấn mạnh rằng, chương trình phục hồi dự trữ vàng ngoại tệ do cơ quan quản lý công bố sẽ được thực hiện trong thời gian dài.
Bình luận việc Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố về "sự thành công của đường lối cô lập Nga", blogger Maria Zakharova nhận xét thẳng thắn, Mỹ đã chẳng hề có bất kỳ thành tựu nào. Lần đầu tiên tổng thống một nước lớn vốn coi mình là người văn minh lại tự hào đang nỗ lực làm điều xấu xa đối với dân tộc khác dù không gây chiến tranh với họ.
Theo Maria Zakharova, không loại trừ nguyên nhân do Tổng thống Mỹ chẳng có gì để tự hào về những điều tốt lành ông đã làm.
Blogger đã nhắc đến sự can thiệp của Mỹ vào công việc nội bộ hàng chục quốc gia trên thế giới: ném bom Nam Tư, cái chết của hàng trăm ngàn thường dân Iraq, chiến dịch chống Syria dẫn đến sự xuất hiện của “Nhà nước Hồi giáo” IS, sự tan vỡ của nhà nước Libya...
Hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 đã khai mạc ngày 7-6 tại lâu đài Elmau ở Bavarian Alps, phía Nam Munich-Đức, mà không có sự hiện diện của Nga.
Nhận lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron, Thủ tướng Italia Matteo Renzi, Thủ tướng Canada Stephen Harper, và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tới tham dự hội nghị.
Đại diện cho EU là Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk. Khách mời tới lâu đài Ellmau có các vị đứng đầu nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde.
Ngoài ra, đại diện của một số nước châu Á, châu Phi như: Ethiopia, Liberia, Nigeria, Senegal, Tunisia, Nam Phi, Iraq… cũng đã có mặt tại Hội nghị, để bàn về những vấn đề có liên quan đến các quốc gia này.
Chương trình nghị sự hội nghị thượng đỉnh do Berlin đưa ra là rất rộng, liên quan đến hàng loạt quốc gia và nhiều lĩnh vực khác nhau.
Một trong số các ưu tiên của bà Merkel là bảo vệ môi trường và thỏa thuận mới thay thế Nghị định thư Kyoto; cuộc khủng hoảng ở Ukraine, tình hình ở Trung Đông, đối phó với Nhà nước Hồi giáo IS, chương trình hạt nhân của Iran và an ninh ở Biển Đông…
Huy Bình
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ong-putin-dung-dung-nga-cha-co-quan-he-gi-voi-g7-3272220/?paged=2
http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/ong-putin-dung-dung-nga-cha-co-quan-he-gi-voi-g7-3272220/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét