Thứ Năm, 11 tháng 6, 2015

Khốn nạn: Nhà thầu TQ 'kém nhưng không bỏ được'

Quá thối nát và khốn nạn. Ký hiệp định gì mà "nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém” nhưng không thể thay, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết”. Thế sau này 13 đoàn tàu của Trung Quốc cũng rất kém rồi cũng phải mua ? Giá nào cũng phải chấp nhận "bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết”, cuối cùng tàu đổ, dân chết, ai chịu trách nhiệm ? Đọc đoạn này càng thấy phẫn nộ: "Bộ Giao thông Vân tải có thông báo cho biết các đoàn tàu Việt Nam chọn mua là loại tàu B1 tuân thủ theo quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc đã và đang khai thác ở Trung Quốc". Vậy thì Việt Nam khác gì một tỉnh của Trung Quốc, Hà Nội khác gì các thủ phủ phiên thuộc Côn Minh, Trùng Khánh ? Cái gì cũng copy y chang mẫu Trung Quốc, từ quân phục công an bộ đội tới đường sắt trên cao; cứ thể để khi chính thức sát nhập VN vào TQ thì đôi bên không cần làm gì để phù hợp cả, vì VN đã giống như chính quốc hết rồi. Cần xé bỏ các hiệp định bất bình đẳng cũ, đàm phát lại từ đầu với Trung Quốc. Cần lôi đám quan chức quyết định vay vốn ODA Trung Quốc cho các dự án kiểu này ra tòa.
Nhà thầu TQ 'kém nhưng không bỏ được'
Bộ trưởng Thăng nói rằng nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém” nhưng không thể thay. “Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết.”

Tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư 
xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc
Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam nói công nghệ đường sắt đô thị của Trung Quốc “rất phát triển” sau khi Bộ trưởng phân trần về việc mua tàu Trung Quốc. Hôm 9/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng nói việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông là theo điều kiện sử dụng vốn ODA.

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc, ký năm 2008.

Bộ trưởng Đinh La Thăng nói: “Vì mua đoàn tàu của Trung Quốc mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, đe dọa có, khuyên giải cũng có mà đề nghị cũng có.”

“Thâm chí có người còn bảo: ông Thăng ơi, ông đừng mua các đoàn tàu của Trung Quốc. Tại sao lại mua, ông có vấn đề gì với với Trung Quốc không.”

Ông Thăng phân trần do Hiệp định đã ký, nên không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được.

Các dự án sử dụng vốn ODA đều đặt điều kiện các nhà thầu tư vấn, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị chủ yếu phải là từ các nước tài trợ vốn.

Bộ trưởng Thăng nói thêm rằng nhà thầu Trung Quốc trong dự án đường sắt “rất kém” nhưng không thể thay.

“Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định ký kết.”

Ngày 10/6, Bộ Giao thông Vân tải có thông báo về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc.

Thông báo cho biết các đoàn tàu Việt Nam chọn mua là loại tàu B1 tuân thủ theo quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc đã và đang khai thác ở Trung Quốc.

Ngoài ra, “để phù hợp với điều kiện Việt Nam, Tổng thầu EPC cũng đề xuất đưa ra 5 mẫu hình dáng đoàn tàu với cách thiết kế khoang hành khách đầu máy khác nhau để xin ý kiến phía Việt Nam”.

Bộ Giao thông nói “đã xem xét và đang cho làm đoàn tàu mẫu để xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và nhân dân cả nước”.

Thông báo này nói “công nghệ tàu của Trung Quốc cũng đang rất phát triển, dần bắt kịp với công nghệ tàu của các nước phát triển”.

(BBC)
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150610_mua_tau_tq_duongsat_cat_linh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét