Tư duy du lịch theo kiểu thằng Bờm
Từ đầu năm đến nay, khách quốc tế vào Việt Nam liên tục giảm sút và chưa có dấu hiệu phục hồi. Không chỉ trong ngành, nhiều người “ngoại đạo” cũng băn khoăn, lo lắng. Cái gì cũng có căn nguyên, bởi nhân nào thì quả đó. Tăng, không phải lúc nào cũng vui vì tăng nóng quá thì kéo theo bao hệ lụy. Giảm, không cần phải buồn; có khi đó là dịp nhìn lại mình để sửa sai khắc phục. Trong kinh doanh, việc tăng giảm cũng bình thường. Quan trọng là tìm cách vượt qua.Đã có khá nhiều người lên tiếng báo động thực trạng khách quốc tế giảm sút. Có người còn chỉ rõ nguyên nhân cụ thể. Người thì bảo tại “quảng bá kém”. “Người cho rằng “tại cơ chế”. Gần đây, có một cựu Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam khẳng định “nguyên nhân chính là do thủ tục visa vào Việt Nam quá rắc rối”... Ai cũng có lý của mình. Hình như người Việt có thói quen đổ lỗi và đùn đẩy trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
Cha ông mình từng dạy “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ. Nhưng, nói gì thì nói, trách nhiệm này trước hết thuộc về ngành du lịch, trong đó có bản thân tôi, chưa thật sự cố gắng làm hết sức mình.
Nếu vì cơ chế, thì tại sao ngành thể thao, cùng chung một bộ, từ vị trí thứ 8 (khi Việt Nam hội nhập 1987) nay vươn lên thứ 2 trong khối ASEAN. Còn du lịch, cứ ì ạch từ thứ 7 chỉ lên được thứ 5? Quan trọng là con người.
Mọi sự khác biệt đều do con người. Cũng không hẳn do quảng bá kém. Mỹ và châu Âu đâu cần quảng bá gì nhiều mà Việt Nam và các nước châu Á cứ rồng rắn xếp hàng xin visa? Ai cũng biết, muốn mời bạn bè tới nhà, trước hết phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dặn dò cháu con ý tứ khi khách tới. Nếu quảng bá tốt mà nhà cửa bẩn thỉu, con cháu vô lễ, thì khách tới một lần là bỏ của chạy lấy người.
Còn nói visa rắc rối nên khách không tới là chẳng hiểu gì về du lịch. Visa vào Việt Nam, làm sao rắc rối và khó bằng visa vào Mỹ, vào châu Âu, kể cả vào Hàn Quốc. Chưa có ai phàn nàn là visa quá đắt và khó chịu nên không thèm đi Mỹ. Việt Nam hiện miễn visa cho 17 nước, bao gồm 10 nước ASEAN, 5 nước châu Âu, 2 nước châu Á nhưng lượng khách các nước này vào Việt Nam cũng chẳng tăng được bao nhiêu, thậm chí có nước còn sụt giảm. Có người còn so sánh Singapore miễn cho 124 nước, Thái Lan miễn cho 48 nước. Xin thưa, Singapore được 167 nước miễn thị thực (thứ 2 châu Á, chỉ xếp sau Nhật Bản 168 nước), còn Thái Lan cũng được 68 nước, trong khi Việt Nam, chỉ được 45; thua cả Đông Timor, Campuchia, Lào; chỉ hơn được Myanmar do mấy chục năm “bế quan tỏa cảng”.
Nói vậy không có nghĩa là bào chữa cho những yếu kém về quản lý (do cơ chế), về quảng bá, về thủ tục xuất nhập cảnh. Các lĩnh vực trên đều kém thiên hạ, nên cần phải nỗ lực cải tiến nhanh hơn và nhiều hơn. Nhưng đổ lỗi và cho rằng đó là những nguyên nhân chính thì đơn giản quá. Như trên đã nói “Nhân nào thì quả đó”.
Thực trạng này đã được báo trước từ xa nhưng không ai chịu nghe. Nguyên nhân chính là tư duy du lịch theo kiểu thằng Bờm. Nhà đầu tư và người dân chỉ chăm bẳm thấy cái lợi trước mắt. Còn lãnh đạo thì bởi tư duy nhiệm kỳ, cứ “thóc tươi tiền thật” là chắc ăn. Làm du lịch theo kiểu kinh doanh ăn xổi, không có trước sau, nên hậu quả nhãn tiền thì trách ai?
Thấy khách Nga vào hơi đông, chịu chi tiêu và dễ tính; thế là buông các thị trường khác để chạy theo khách Nga. Khách Trung Quốc cũng tương tự. Đến khi khách Nga sụt giảm vì đồng rúp mất giá hay khách Trung Quốc không sang Việt Nam vì xung đột biển Đông thì mới phát hoảng. Lúc này mà cuống cuồng tìm lại “người yêu” cũ thì đã muộn, họ đã có “nhân tình” mới, hấp dẫn và chung thủy hơn.
Nếu vì cơ chế, thì tại sao ngành thể thao, cùng chung một bộ, từ vị trí thứ 8 (khi Việt Nam hội nhập 1987) nay vươn lên thứ 2 trong khối ASEAN. Còn du lịch, cứ ì ạch từ thứ 7 chỉ lên được thứ 5? Quan trọng là con người.
Mọi sự khác biệt đều do con người. Cũng không hẳn do quảng bá kém. Mỹ và châu Âu đâu cần quảng bá gì nhiều mà Việt Nam và các nước châu Á cứ rồng rắn xếp hàng xin visa? Ai cũng biết, muốn mời bạn bè tới nhà, trước hết phải dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, dặn dò cháu con ý tứ khi khách tới. Nếu quảng bá tốt mà nhà cửa bẩn thỉu, con cháu vô lễ, thì khách tới một lần là bỏ của chạy lấy người.
Còn nói visa rắc rối nên khách không tới là chẳng hiểu gì về du lịch. Visa vào Việt Nam, làm sao rắc rối và khó bằng visa vào Mỹ, vào châu Âu, kể cả vào Hàn Quốc. Chưa có ai phàn nàn là visa quá đắt và khó chịu nên không thèm đi Mỹ. Việt Nam hiện miễn visa cho 17 nước, bao gồm 10 nước ASEAN, 5 nước châu Âu, 2 nước châu Á nhưng lượng khách các nước này vào Việt Nam cũng chẳng tăng được bao nhiêu, thậm chí có nước còn sụt giảm. Có người còn so sánh Singapore miễn cho 124 nước, Thái Lan miễn cho 48 nước. Xin thưa, Singapore được 167 nước miễn thị thực (thứ 2 châu Á, chỉ xếp sau Nhật Bản 168 nước), còn Thái Lan cũng được 68 nước, trong khi Việt Nam, chỉ được 45; thua cả Đông Timor, Campuchia, Lào; chỉ hơn được Myanmar do mấy chục năm “bế quan tỏa cảng”.
Nói vậy không có nghĩa là bào chữa cho những yếu kém về quản lý (do cơ chế), về quảng bá, về thủ tục xuất nhập cảnh. Các lĩnh vực trên đều kém thiên hạ, nên cần phải nỗ lực cải tiến nhanh hơn và nhiều hơn. Nhưng đổ lỗi và cho rằng đó là những nguyên nhân chính thì đơn giản quá. Như trên đã nói “Nhân nào thì quả đó”.
Thực trạng này đã được báo trước từ xa nhưng không ai chịu nghe. Nguyên nhân chính là tư duy du lịch theo kiểu thằng Bờm. Nhà đầu tư và người dân chỉ chăm bẳm thấy cái lợi trước mắt. Còn lãnh đạo thì bởi tư duy nhiệm kỳ, cứ “thóc tươi tiền thật” là chắc ăn. Làm du lịch theo kiểu kinh doanh ăn xổi, không có trước sau, nên hậu quả nhãn tiền thì trách ai?
Thấy khách Nga vào hơi đông, chịu chi tiêu và dễ tính; thế là buông các thị trường khác để chạy theo khách Nga. Khách Trung Quốc cũng tương tự. Đến khi khách Nga sụt giảm vì đồng rúp mất giá hay khách Trung Quốc không sang Việt Nam vì xung đột biển Đông thì mới phát hoảng. Lúc này mà cuống cuồng tìm lại “người yêu” cũ thì đã muộn, họ đã có “nhân tình” mới, hấp dẫn và chung thủy hơn.
Đón khách đã khó, giữ chân khách còn khó hơn, càng khó nữa khi làm cho khách quay trở lại. Cuộc sống có quy luật, cái gì cũng phải có trước, có sau; chụp giựt kiểu đó thì chơi với ai? Cái này mới là nguyên nhân chính. Phải xác định thị phần và kiên trì đeo bám, không “tham phú, phụ bần”, không chê khách nào cả nhưng phải định hướng để quy hoạch và phát triển hiệu quả.
Đi tìm nguyên nhân khách sút giảm không thể chủ quan phán đại. Tôi đã nhờ sinh viên, thử điều tra bỏ túi khoảng 150 khách nước ngoài bất kỳ đến thành phố về những lý do mà họ ngán ngại không quay lại Việt Nam.
Có nhiều ý kiến đa dạng nhưng khá thống nhất vào 3 nguyên nhân chính. Đó là an ninh xã hội rất kém, thua xa nhiều nước (từ ăn xin đeo bám, bán hàng rong chụp giựt, cướp giật, an toàn giao thông...). Đó là vấn đề vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường (từ rác rưởi, nhà vệ sinh đến xâm hại cảnh quan và cả di tích quốc gia, di sản thế giới). Đó là chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn. Những nguyên nhân phụ thì vô số, có cả các nguyên nhân là quảng bá, thủ tục xuất nhập cảnh...
Xin đừng đổ cho nghèo, nhiều nước nghèo hơn vẫn làm du lịch rất bài bản nếu biết hợp lực và được nhà nước hỗ trợ thiết thực. Văn hóa kinh doanh của người Việt là “mạnh ai nấy làm”, kể cả cùng ngành. Tự làm khổ nhau, trước khi người khác làm khổ mình.
Đi tìm nguyên nhân khách sút giảm không thể chủ quan phán đại. Tôi đã nhờ sinh viên, thử điều tra bỏ túi khoảng 150 khách nước ngoài bất kỳ đến thành phố về những lý do mà họ ngán ngại không quay lại Việt Nam.
Có nhiều ý kiến đa dạng nhưng khá thống nhất vào 3 nguyên nhân chính. Đó là an ninh xã hội rất kém, thua xa nhiều nước (từ ăn xin đeo bám, bán hàng rong chụp giựt, cướp giật, an toàn giao thông...). Đó là vấn đề vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường (từ rác rưởi, nhà vệ sinh đến xâm hại cảnh quan và cả di tích quốc gia, di sản thế giới). Đó là chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và sản phẩm còn đơn điệu nghèo nàn. Những nguyên nhân phụ thì vô số, có cả các nguyên nhân là quảng bá, thủ tục xuất nhập cảnh...
Xin đừng đổ cho nghèo, nhiều nước nghèo hơn vẫn làm du lịch rất bài bản nếu biết hợp lực và được nhà nước hỗ trợ thiết thực. Văn hóa kinh doanh của người Việt là “mạnh ai nấy làm”, kể cả cùng ngành. Tự làm khổ nhau, trước khi người khác làm khổ mình.
Gần đây nhất là chuyện một hãng hàng không trong nước cố tình “chơi” lữ hành. Vào những dịp lễ, tết như 30-4 và 1-5, các công ty lữ hành phải giành giựt để đặt vé trước nửa năm và cọc trước 50%. Có công ty còn phải “bôi trơn” để có vé. Mọi việc đã vào guồng, hãng này tung đòn tăng chuyến và giảm giá vé, hạ nốc ao các hãng lữ hành vì phải trả trước, giá cao hơn, giờ bán không được vì khách tự mua giá rẻ hơn. Rồi còn các hãng xe, các khách sạn cũng đồng loạt tăng giá.
Lữ hành bí quá, ép lại khách du lịch. Một vòng luẩn quẩn; nội địa còn khiếp huống chi quốc tế. Chẳng nước nào làm du lịch kiểu đó, kể cả Campuchia và Lào.
Khách du lịch tạm thời sụt giảm, chưa phải là thảm họa. Nếu có biện pháp tích cực, có thể biến rủi thành may.
Thảm họa chỉ xảy ra khi khách sụt giảm mà không có biện pháp cụ thể khắc phục. Cứ ngồi mà phán chủ quan hoặc đổ lỗi; tại và bị cho người khác, ngành khác. Cứ xem người Thái khắc phục những sự cố khách sụt giảm trong năm 2013 của họ và nhìn lại mình là phát hoảng. Trái bóng đang nằm trong tay của ngành du lịch, từ lãnh đạo cho đến từng doanh nghiệp thành viên. Xã hội chỉ giúp sức và tạo điều kiện, chứ không thể làm thay.
Nguyễn Văn Mỹ
Theo TBKT Sài Gòn Online
Lữ hành bí quá, ép lại khách du lịch. Một vòng luẩn quẩn; nội địa còn khiếp huống chi quốc tế. Chẳng nước nào làm du lịch kiểu đó, kể cả Campuchia và Lào.
Khách du lịch tạm thời sụt giảm, chưa phải là thảm họa. Nếu có biện pháp tích cực, có thể biến rủi thành may.
Thảm họa chỉ xảy ra khi khách sụt giảm mà không có biện pháp cụ thể khắc phục. Cứ ngồi mà phán chủ quan hoặc đổ lỗi; tại và bị cho người khác, ngành khác. Cứ xem người Thái khắc phục những sự cố khách sụt giảm trong năm 2013 của họ và nhìn lại mình là phát hoảng. Trái bóng đang nằm trong tay của ngành du lịch, từ lãnh đạo cho đến từng doanh nghiệp thành viên. Xã hội chỉ giúp sức và tạo điều kiện, chứ không thể làm thay.
Nguyễn Văn Mỹ
Theo TBKT Sài Gòn Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét