Mất Dấu Chân Xưa
Tác giả: Lê Thị Hoài Niệm - Tôi đã là hành khách thường xuyên của những chuyến xe đò Nha Trang-Ninh Hoà vào mỗi buổi đi về sáng –trưa, từ khi tôi chọn nhiệm sở là trường tiểu học Phong Ấp, Ninh Hoà.
Thật ra khi đến ty tiểu học để chọn nhiệm sở, nhìn những tên trường đang cần thầy Cô giáo, nơi mà chúng tôi sẽ được điều về đó, thế chỗ những người cũ sẽ ra đi, tôi biết mình, người thứ ba trong danh sách từ trường Sư phạm mới chọn về Nha trang, sẽ chọn trường Phong ấp- Ninh Hòa, dù cái tên nghe là lạ, trong khi cả một nhóm bạn khác đã phải chọn các trường tận ngoài Vạn giã xa xôi hơn.
Ngồi trên những chuyến xe đò lọc cọc lạch cạch, chiếm quá nhiều thời gian vậy mà vui. Những chyến xe hàng thường chuyên chở đủ hạng người thượng vàng hạ cám, xe bắt khách ở bến xe Ninh Hoà coi như đã gần đầy, vậy mà chú lơ xe, người không bao giờ ngồi yên trong xe, cứ chân trong …tay ngoài, dù xe có đề hàng chữ to tổ bố: “đừng thò tay và đầu ra ngoài, nguy hiểm!”
Con đường làng dẫn vào trường từ quốc lộ một, là con đường đất phải băng ngang qua đường rầy xe lửa, khi đổ xuống hết con dốc là nhà cô giáo Tài, nên tôi thường ghé vào rủ chị cùng đi đến trường cho có bạn. Chị Tài đã dạy tại trường Phong Ấp từ bao giờ tôi không được biết, nhưng chị rất dễ thương với cô giáo mới là tôi, chị chỉ dẫn đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất mà chị biết, nhất là chị hay răn đe tôi: đừng dại dột mà leo lên “xe Jeep” của quan ngài đầu quận mỗi khi xuất hiện ở đầu đường và mời cô giáo lên xe, có ngày “chết không kịp ngáp” nghe em.!
Chợ Ninh Hòa
Nem nướng Ninh Hòa là món ăn nổi tiếng, ai mà không ăn qua chẳng phải người ở Ninh hoà(?). Dù trường ở rất xa chợ, nhưng lâu lâu tôi cũng làm cuộc “cách mạng” ở lại nhà “Ông Thầy Ba” , nhà cha mẹ chồng của cô tôi, buổi xế trưa mấy cô đạp xe ra chợ Ninh Hòa, ngồi xếp hàng quanh hàng…nem nướng, chờ bà bán hàng nướng nem , nhưng cuộn thịt bằm vắt vào que tre, nho nhỏ xinh xinh, bỏ lên lò than, những làn khói xì xèo xông lên thơm nức mũi. Khi cuộn nem chín , bà bỏ vào cái bánh tráng cũng ... nho nhỏ, đã làm ướt đi, cuộn vào với lá xà lách, mấy lá rau thơm, lát dưa leo, vài lát khế mỏng…, trời đất ! cầm cuộn bánh tráng nem nướng tròn trịa, đưa vào chén nước chấm sền sệt, deo dẻo, thơm lừng, chưa ăn mà dịch vị đã tuôn đầy….khỏi kể ngon cỡ nào!.
Còn chuyện đi ăn giỗ. Ông bà xưa thường có câu: “tai nghe có đám giỗ gần , trong bụng bần thần chẳng muốn nấu cơm”. Đó là những người hàng xóm gần nhà có …đám giỗ, cứ chờ đợi gia chủ mời sẽ có bữa ăn ngon. Còn chúng tôi, những cô giáo làng, cũng đi “ăn chực có giấy mời” đàng hoàng, lịch sự. Mời được cô giáo đến nhà, là một “vinh dự” của phụ huynh(thời đó), nên khi cô giáo đến , được …xếp chỗ với mấy “”chức sắc” trong làng. Bữa giỗ ở làng quê thật là đông vui, nhất là những gia đình kha khá, họ làm những món ăn cũng rất chân chất như con người của họ.
Từ khi về lại thành phố, với sinh hoạt hằng ngày bận rộn, không có cơ hội về thăm lại trường xưa, nơi đón nhận đầu tiên nghiệp dĩ của đời làm nghề gõ đầu trẻ, mãi đến khi bỏ xứ ra đi. Sau bao nhiêu biến chuyển của cuộc đời, giờ ngồi ngẫm lại thấy thương những em học trò quê xưa chất phác, không biết lớp trẻ đó giờ đã con đàn, cháu đống, có em nào lưu lạc nơi xa? hay vẫn còn đi …chân đất, sống bám vào với mảnh ruộng quê hương, những mảnh ruộng mà ngày đó có quá nhiều …đỉa vắt, có con nước chảy qua đường làng, đỉa lội tự do, cô giáo đi qua cứ phải xoắn quần lên mà…phóng, cứ sợ đỉa đeo, có hôm “thất kinh hồn vía” vì bị học trò nhát điả.
Năm kia, có lần tôi đi ngang qua đó, muốn vào thăm lại trường xưa, thăm những người bạn dạy cũ, hay người học trò nào đó. Nhưng con đường sao lạ hoắc, quán cà phê đầu ngõ đã mất dấu tăm hơi, ngó tới ngó lui chẳng biết lối nào vào, vì không có người hướng dẫn. Thôi thì, hẹn thì cứ hẹn, gặp lại những người Ninh Hoà nơi đây, những người bạn rất chân tình, cứ nghĩ mình là một “thành viên” trong hội đồng hương xa xứ đó, để “kể chuyện ngày xưa” . vì chuyện ngày xưa bao giờ cũng dễ thương, đáng nhớ!!!!!!!!!
Lê Thị Hoài Niệm
Nguồn Hoài Niệmhttp://hung-viet.org/blog1/2015/05/07/mat-dau-chan-xua/
Buổi sáng trước mấy ngày trường khai giảng, Má tôi dẫn tôi ra Ninh Hoà, gửi nhờ nhà anh chị Thành, người quen của má tôi, để yên lòng mà đi dạy học. Nhưng sau vài bữa đi-về, tôi đã giã từ căn nhà trọ, để leo lên xe đò về lại Nha trang sau mỗi buổi tan trường, vì từ nhà trọ đến trường quá xa, mà tôi lại phải lao động bằng đôi chân với đôi guốc cao gót, tà áo dài lướt thướt, nhất là buổi trưa rời khỏi trường, bụng vừa đói, cổ thì khan vì … nói nhiều, các em học sinh lớp năm còn lạ nước lạ cái, nên cô giáo phải giảng nghĩa liên miên.
Thế là các chú lơ xe đã quen mặt, luôn dành sẵn một chỗ cho tôi vào mỗi sáng sớm lúc trời chưa hửng sáng, hay buổi tan trường giữa xế trưa, dù cô giáo đi xe ưu tiên chỉ trả nửa giá tiền.
Ngồi trên những chuyến xe đò lọc cọc lạch cạch, chiếm quá nhiều thời gian vậy mà vui. Những chyến xe hàng thường chuyên chở đủ hạng người thượng vàng hạ cám, xe bắt khách ở bến xe Ninh Hoà coi như đã gần đầy, vậy mà chú lơ xe, người không bao giờ ngồi yên trong xe, cứ chân trong …tay ngoài, dù xe có đề hàng chữ to tổ bố: “đừng thò tay và đầu ra ngoài, nguy hiểm!”
Xe vừa chạy qua cầu xóm Bóng, hễ thấy có người đứng bên đường là chú la lên “đi không?’ thế là …chất và chồng chất, nhiều lúc tôi tưởng tượng cái xe đò chạy không muốn nổi khi lên đèo Rù rì, rồi đèo Rọ tượng. Bởi thế, đoạn đường này tôi quen thuộc vô cùng và chú tài lẫn chú lơ cũng biết tôi xuống xe ở đoạn đường nào.
Con đường làng dẫn vào trường từ quốc lộ một, là con đường đất phải băng ngang qua đường rầy xe lửa, khi đổ xuống hết con dốc là nhà cô giáo Tài, nên tôi thường ghé vào rủ chị cùng đi đến trường cho có bạn. Chị Tài đã dạy tại trường Phong Ấp từ bao giờ tôi không được biết, nhưng chị rất dễ thương với cô giáo mới là tôi, chị chỉ dẫn đủ mọi thứ chuyện trên trời dưới đất mà chị biết, nhất là chị hay răn đe tôi: đừng dại dột mà leo lên “xe Jeep” của quan ngài đầu quận mỗi khi xuất hiện ở đầu đường và mời cô giáo lên xe, có ngày “chết không kịp ngáp” nghe em.!
Chợ Ninh Hòa
Hồi đó người dân quê rất hiền lành, mộc mạc, chất phác, nhất là những cô cậu học trò, Dù mới học lớp năm (lớp nhất ngày trước) mà đã có chiều cao gần bằng cô giáo, dù cô chẳng phải… người lùn. Có nhiều em đi đến trường bằng đôi chân …trần dẫm lên làn cát nóng, cô giáo có hỏi sao không mang dép đi học, được em trả lời gọn lỏn: quen rồi! Dù vậy các em cũng cố gắng chăm chỉ học hành nên cuối năm đó, danh sách đậu vào trường công Ninh Hòa, lớp tôi dạy có sĩ số đậu cao nhất: 26 em /trên tổng số gần 40 em. Cô giáo …nổi tiếng quá trời.
Nhưng thú vị nhất đối với tôi lúc bấy giờ là cái vụ đi ăn …hàng. Chị Tài, chị Bê…, các cô giáo dạy lâu năm ở trường nên biết hết các hang cùng ngỏ hẻm ở làng Phong Ấp, thường làm hướng dẫn viên. Ngoài quán chè chuối ngon nhất gần đường rầy xe lửa mà ai cũng biết, và tôi là người khách quen thuộc hằng tuần- khỏi kể, các chị còn dẫn tôi đi ăn bánh tráng ướt mới ra lò chấm với mắm nêm.
Trời, cái món ăn bình dân này sao mà nó hấp dẫn, ngon không tưởng, ngon một cách lạ lùng khi mà mấy “cô giáo” ngồi quanh cái lò nóng, có cái sàn tre bên cạnh, hễ mỗi khi cái bánh ướt được vớt ra khói lên nghi ngút, nó vừa nóng, vừa thơm mùi gạo bỏ vào sàn, là mấy cô cứ dùng mấy ngón tay vo tròn lại, chấm vào chén mắm nêm được pha chế với đường chanh ớt thật cay, vừa ăn vừa hít hà, có khi …chảy nước mắt, nhưng sao lúc đó nó ngon lạ ngon lùng. Giờ cho ăn lại chắc …chẳng dám , vì ăn xong chén mắm nêm, xe Ambulance chắc phải đậu chờ để chở vào bịnh viện vì máu lên cao quá độ, đi thẳng về miền …miên viễn không chừng!.
Nem nướng Ninh Hòa là món ăn nổi tiếng, ai mà không ăn qua chẳng phải người ở Ninh hoà(?). Dù trường ở rất xa chợ, nhưng lâu lâu tôi cũng làm cuộc “cách mạng” ở lại nhà “Ông Thầy Ba” , nhà cha mẹ chồng của cô tôi, buổi xế trưa mấy cô đạp xe ra chợ Ninh Hòa, ngồi xếp hàng quanh hàng…nem nướng, chờ bà bán hàng nướng nem , nhưng cuộn thịt bằm vắt vào que tre, nho nhỏ xinh xinh, bỏ lên lò than, những làn khói xì xèo xông lên thơm nức mũi. Khi cuộn nem chín , bà bỏ vào cái bánh tráng cũng ... nho nhỏ, đã làm ướt đi, cuộn vào với lá xà lách, mấy lá rau thơm, lát dưa leo, vài lát khế mỏng…, trời đất ! cầm cuộn bánh tráng nem nướng tròn trịa, đưa vào chén nước chấm sền sệt, deo dẻo, thơm lừng, chưa ăn mà dịch vị đã tuôn đầy….khỏi kể ngon cỡ nào!.
Còn chuyện đi ăn giỗ. Ông bà xưa thường có câu: “tai nghe có đám giỗ gần , trong bụng bần thần chẳng muốn nấu cơm”. Đó là những người hàng xóm gần nhà có …đám giỗ, cứ chờ đợi gia chủ mời sẽ có bữa ăn ngon. Còn chúng tôi, những cô giáo làng, cũng đi “ăn chực có giấy mời” đàng hoàng, lịch sự. Mời được cô giáo đến nhà, là một “vinh dự” của phụ huynh(thời đó), nên khi cô giáo đến , được …xếp chỗ với mấy “”chức sắc” trong làng. Bữa giỗ ở làng quê thật là đông vui, nhất là những gia đình kha khá, họ làm những món ăn cũng rất chân chất như con người của họ.
Thật là cảm động khi cả nhà cứ mời cô giáo …ăn, họ cứ ép cô giáo với những món ăn toàn là… thịt với thịt, mà cô thì nhìn vào món thịt nướng có ướp cả mè, ăn với bánh tráng nướng, toàn là …mỡ với mỡ làm cô cũng hơi ngán. Hình như các bữa giỗ ở làng quê, toàn là thịt với thịt ròng, ít được chế biến như ở thành phố(?) hay là tôi đến nhằm những nhà giàu nên có nhiều thịt? Nhưng dù gì vẫn thấy ấm lòng với tình Cô- trò, Phụ huynh và cô giáo.
Từ khi về lại thành phố, với sinh hoạt hằng ngày bận rộn, không có cơ hội về thăm lại trường xưa, nơi đón nhận đầu tiên nghiệp dĩ của đời làm nghề gõ đầu trẻ, mãi đến khi bỏ xứ ra đi. Sau bao nhiêu biến chuyển của cuộc đời, giờ ngồi ngẫm lại thấy thương những em học trò quê xưa chất phác, không biết lớp trẻ đó giờ đã con đàn, cháu đống, có em nào lưu lạc nơi xa? hay vẫn còn đi …chân đất, sống bám vào với mảnh ruộng quê hương, những mảnh ruộng mà ngày đó có quá nhiều …đỉa vắt, có con nước chảy qua đường làng, đỉa lội tự do, cô giáo đi qua cứ phải xoắn quần lên mà…phóng, cứ sợ đỉa đeo, có hôm “thất kinh hồn vía” vì bị học trò nhát điả.
Năm kia, có lần tôi đi ngang qua đó, muốn vào thăm lại trường xưa, thăm những người bạn dạy cũ, hay người học trò nào đó. Nhưng con đường sao lạ hoắc, quán cà phê đầu ngõ đã mất dấu tăm hơi, ngó tới ngó lui chẳng biết lối nào vào, vì không có người hướng dẫn. Thôi thì, hẹn thì cứ hẹn, gặp lại những người Ninh Hoà nơi đây, những người bạn rất chân tình, cứ nghĩ mình là một “thành viên” trong hội đồng hương xa xứ đó, để “kể chuyện ngày xưa” . vì chuyện ngày xưa bao giờ cũng dễ thương, đáng nhớ!!!!!!!!!
Lê Thị Hoài Niệm
Nguồn Hoài Niệmhttp://hung-viet.org/blog1/2015/05/07/mat-dau-chan-xua/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét