Khóc trước những nụ cười
Trẻ con Việt Nam rất yêu đời, trong hoàn cảnh khổ nào cũng cười được. Cảm nghĩ này đã theo tôi trong nhiều năm cho đến khi tôi nhận thức được rằng: Sự vui tươi hồn nhiên đó có được vì cuộc đời của chúng không có gì khác để so sánh thế nào là xấu đẹp, dở hay… Đáng nói là phần lớn những đứa trẻ sinh ra ở Cambodia không có giấy khai sinh. Và vì vậy, tương lai của chúng rất có thể sẽ tương tự như cái hiện tại khốn khổ của cha mẹ chúng – cũng là những người không có giấy căn cước ở xứ này.
Chỉ kể từ năm 1975 đến nay, đã có hơn hai thế hệ trẻ Việt sinh ra ở Cambodia. Theo thông tin từ mạng CIA World Factbook thì số người gốc Việt ở Cambodia hiện nay vào khoảng 5%, tức gần 800 ngàn người. Và với sĩ số này, ít nhất có khoảng 100 ngàn trẻ đang ở tuổi đến trường. Nhưng thực tế ghi nhận được cho thấy là vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, số trẻ may mắn được đến trường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Phần lớn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh từ khi chưa được 10 tuổi.
Tôi đã gặp những đứa trẻ phụ giúp cha mẹ đi thu lượm vật liệu phế thải như chai nhựa, giấy bồi, kim khí vụn… một “nghề” có tên là “ép chai” ở Cambodia.
Nhìn những đứa trẻ chỉ cao hơn cái xe ba-gác một cái đầu, vật lộn với sức nặng để lôi chiếc xe, hay vác trên vai cái bao nylon to đùng đi lùng sục các ngỏ hẻm, thùng rác, quán ăn… để tìm chai nhựa, ai thấy lòng cũng phải se lại. Nhưng lạ làm sao khi các em vẫn tươi cười chứ không có một giọt nước mắt nào rơi xuống bên cạnh những dòng mồ hôi nhỏ bé. Nếu hỏi ra sẽ biết các em cười vì xe đã thu được khá nhiều món. Vì những “món” rác phế liệu này đồng nghĩa với chén gạo, bát cơm của các em.
Đó là những đứa trẻ thuộc các gia đình sống bằng cái “nghề” mà người bản xứ không chuộng làm. Còn những đứa bé sống với cha mẹ trên những chiếc bè, ghe, nhà nổi… thì sao?
Không gian sinh hoạt hàng ngày của nhiều gia đình 5-7 người không lớn hơn 20 mét vuông. Có những cái ghe nhỏ đến nỗi mọi người phải di chuyển tới lui bằng cách… bò lom khom.
Những đứa trẻ có cha mẹ làm “nghề cá” thường phải chung sức phụ giúp gia đình bằng sức lực bé nhỏ của chúng. Ai có dịp chứng kiến cảnh những mái đầu xanh chỉ vào khoảng 9, 10 tuổi phải bơi xuồng, lặn nước để giăng câu, kéo lưới… chắc không thể tránh khỏi cảm giác bàng hoàng. Và đó cũng là tại sao đứa nào cũng đen thui, đen thít không khác gì người bản xứ.
Đối với những cảnh khổ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc và phải vật lộn với cuộc sống hằng ngày, “child labor” không là một vấn đề. Thậm chí, chắc chắn không người nào biết được từ ngữ này là gì. Nếu được ai cắt nghĩa, những người dân khốn khổ này chỉ có thể lắc đầu vì không hiểu nổi tại sao lại có định nghĩa như vậy. Ở những nơi này, người ta quan niệm đơn giản đến đau lòng rằng: Dốt không chết, đói mới chết!
Theo lời một nhà sư vốn cũng là một Bác sĩ Y khoa, hầu hết trẻ Việt ở Cambodia đều bị suy dinh dưỡng, và hay mắc bịnh đường ruột.
Đối diện với những đứa trẻ chậm lớn vì thiếu ăn, bệnh hoạn vì thiếu thuốc… khó ai cầm được nỗi bùi ngùi. Những thiếu nhi “vô tổ quốc” này không có nguồn thực phẩm nào khác ngoài nồi cơm đạm bạc của gia đình, và khi đến tuổi đi học không thể vào trường công lập vì không có khai sinh (ngoại trừ đóng “lệ phí” 10 mỹ kim mỗi năm để được vào trường, và được học tối đa đến lớp 3). Đáng lo hơn nữa là khi có bệnh thì không được hưởng chế độ y tế miễn phí của trẻ bản xứ.
Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa cạnh cồn cát dơ bẩn cạnh bờ Biển Hồ, và cúi người xuống uống nước một cách tự nhiên – một thứ nước đục ngầu xen lẫn rong rêu, rác rưởi quyện lấy nhau của bờ hồ ở mùa nắng hạn.
Đây là thứ nước mà ngay cả những người bạn bản xứ đi cùng chuyến công tác với tôi cũng tránh lau mặt, rửa tay dù trời nóng bức và người đổ mồ hôi nhuễ nhoại.
Tôi cũng đã gặp những đứa trẻ ham học, cảm ơn “Thầy” rối rít khi được cho đi học miễn phí. Trước đó, các em phải đóng “học phí” là 200 riels (5 xu USD) cho mỗi ngày học -- một khoản hết sức nhỏ bé mà không ít gia đình cũng không kham nổi, và đành để con dốt chữ.
Trong những năm qua, thỉnh thoảng có một nỗ lực trợ giúp giáo dục do người từ hải ngoại về Cambodia tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, vì nhiều khó khăn, phức tạp khác nhau số chương trình thiện nguyện này không kéo dài được lâu, và số còn lại rất hiếm hoi.
Khi tìm hiểu, chúng tôi nghe nói đã từng có lớp Việt ngữ tư ở đây đó nhưng Thầy, Cô thiếu thốn quá, dạy được một thời gian thì phải bỏ đi tìm kế sinh nhai. Có một số em thiếu niên thiếu nữ hiếu học kiên trì tìm lớp tìm thầy, ráng học thêm chữ nào hay chữ nấy. Vì vậy, sẽ không có gì kỳ lạ khi trong lớp 1 có cả những em trên 12 tuổi.
ViDan Foundation (VDF) đang bước vào năm hoạt động thứ ba ở Cambodia. Chương trình tổ chức dạy chữ cho các em có chiều hướng phát triển tốt, từ con số 45 em năm 2013 tăng lên hơn 500 em vào thời điểm tháng 4/2015. Đây là một sự may mắn nhưng cũng là một nỗi lo.
Các lớp dạy chữ sẽ không thể tiếp tục nếu như ngân quỹ bảo trợ không tìm được đủ, hay điều kiện thực hiện chương trình ở xứ này gặp phải bất trắc…
Anh chị em VDF hồi hộp. Các bạn trẻ hội MIRO, tổ chức thiện nguyện đang phối hợp, yểm trợ cho VDF hồi hộp. Và gia đình các em cũng luôn hồi hộp, không biết rằng ở lục cá nguyệt tới Hội có đủ tiền để tiếp tục bảo trợ giáo dục cho các em hay không.
Thôi thì cũng… cười cho vui như các em vậy! Phần còn lại, trông chờ vào phúc phần mà đám trẻ này sẽ nhận được từ những tấm lòng hảo tâm ở khắp nơi. Và cao hơn nữa, mong được Trời Phật tiếp tục phò trợ cho.
Viết với bao nỗi niềm vì những đám trẻ thơ bất hạnh ở Cambodia.
Tháng 4/2015
Nguyễn Công Bằng
ViDan Foundation
Chỉ kể từ năm 1975 đến nay, đã có hơn hai thế hệ trẻ Việt sinh ra ở Cambodia. Theo thông tin từ mạng CIA World Factbook thì số người gốc Việt ở Cambodia hiện nay vào khoảng 5%, tức gần 800 ngàn người. Và với sĩ số này, ít nhất có khoảng 100 ngàn trẻ đang ở tuổi đến trường. Nhưng thực tế ghi nhận được cho thấy là vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, số trẻ may mắn được đến trường chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Phần lớn phải phụ giúp cha mẹ mưu sinh từ khi chưa được 10 tuổi.
Tôi đã gặp những đứa trẻ phụ giúp cha mẹ đi thu lượm vật liệu phế thải như chai nhựa, giấy bồi, kim khí vụn… một “nghề” có tên là “ép chai” ở Cambodia.
Những đứa trẻ làm “nghề ép chai” ở Cambodia (Ảnh: Đ.M.C. & VDF) |
Đó là những đứa trẻ thuộc các gia đình sống bằng cái “nghề” mà người bản xứ không chuộng làm. Còn những đứa bé sống với cha mẹ trên những chiếc bè, ghe, nhà nổi… thì sao?
Không gian sinh hoạt của gia đình 7 người (Ảnh: VDF) |
Những đứa trẻ có cha mẹ làm “nghề cá” thường phải chung sức phụ giúp gia đình bằng sức lực bé nhỏ của chúng. Ai có dịp chứng kiến cảnh những mái đầu xanh chỉ vào khoảng 9, 10 tuổi phải bơi xuồng, lặn nước để giăng câu, kéo lưới… chắc không thể tránh khỏi cảm giác bàng hoàng. Và đó cũng là tại sao đứa nào cũng đen thui, đen thít không khác gì người bản xứ.
Những đứa trẻ ở tuổi 9, 10 phải lam lũ làm việc phụ giúp gia đình mưu sinh (Ảnh: VDF) |
Theo lời một nhà sư vốn cũng là một Bác sĩ Y khoa, hầu hết trẻ Việt ở Cambodia đều bị suy dinh dưỡng, và hay mắc bịnh đường ruột.
Những đứa trẻ Việt 10+ tuổi bệnh hoạn, còi cọc ở Cambodia (Ảnh:VDF) |
Tôi cũng đã chứng kiến cảnh những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa cạnh cồn cát dơ bẩn cạnh bờ Biển Hồ, và cúi người xuống uống nước một cách tự nhiên – một thứ nước đục ngầu xen lẫn rong rêu, rác rưởi quyện lấy nhau của bờ hồ ở mùa nắng hạn.
Trẻ chơi đùa hồn nhiên trên cồn cát dơ bẩn bên bờ Biển Hồ. (Ảnh: VDF) |
Tôi cũng đã gặp những đứa trẻ ham học, cảm ơn “Thầy” rối rít khi được cho đi học miễn phí. Trước đó, các em phải đóng “học phí” là 200 riels (5 xu USD) cho mỗi ngày học -- một khoản hết sức nhỏ bé mà không ít gia đình cũng không kham nổi, và đành để con dốt chữ.
Một trong ba bé gái mồ côi cha, lấy tấm carton lượm được làm bảng học chữ. (Ảnh: VDF) |
Khi tìm hiểu, chúng tôi nghe nói đã từng có lớp Việt ngữ tư ở đây đó nhưng Thầy, Cô thiếu thốn quá, dạy được một thời gian thì phải bỏ đi tìm kế sinh nhai. Có một số em thiếu niên thiếu nữ hiếu học kiên trì tìm lớp tìm thầy, ráng học thêm chữ nào hay chữ nấy. Vì vậy, sẽ không có gì kỳ lạ khi trong lớp 1 có cả những em trên 12 tuổi.
ViDan Foundation (VDF) đang bước vào năm hoạt động thứ ba ở Cambodia. Chương trình tổ chức dạy chữ cho các em có chiều hướng phát triển tốt, từ con số 45 em năm 2013 tăng lên hơn 500 em vào thời điểm tháng 4/2015. Đây là một sự may mắn nhưng cũng là một nỗi lo.
Các lớp dạy chữ sẽ không thể tiếp tục nếu như ngân quỹ bảo trợ không tìm được đủ, hay điều kiện thực hiện chương trình ở xứ này gặp phải bất trắc…
Anh chị em VDF hồi hộp. Các bạn trẻ hội MIRO, tổ chức thiện nguyện đang phối hợp, yểm trợ cho VDF hồi hộp. Và gia đình các em cũng luôn hồi hộp, không biết rằng ở lục cá nguyệt tới Hội có đủ tiền để tiếp tục bảo trợ giáo dục cho các em hay không.
Thôi thì cũng… cười cho vui như các em vậy! Phần còn lại, trông chờ vào phúc phần mà đám trẻ này sẽ nhận được từ những tấm lòng hảo tâm ở khắp nơi. Và cao hơn nữa, mong được Trời Phật tiếp tục phò trợ cho.
Viết với bao nỗi niềm vì những đám trẻ thơ bất hạnh ở Cambodia.
Tháng 4/2015
Nguyễn Công Bằng
ViDan Foundation
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét