Khi tình duyên đã hết
Thông thường trên cuộc đời vào thuở ban đầu cuộc tình nào cũng tuyệt vời đưa đến một đám cưới tưng bừng với nhiều câu chúc cô dâu chú rể được “trăm năm hạnh phúc.” Chàng và nàng từ đó trở thành một đôi uyên ương liền cánh khiến mọi người chung quanh rất thán phục trước hạnh phúc tưởng như không bao giờ dứt của họ.Vợ chồng nào khi thấy gia đình bắt đầu manh nha một vài lủng củng tuy chưa đến hồi tan rã thì có thể chuẩn bị một vài giải pháp giúp họ sau này bớt căng thẳng hay sứt mẻ. Dễ dàng nhất là thi hành một “hợp đồng hậu hôn” (execute a postnuptial agreement) nhằm thỏa hiệp trước với nhau về việc phân chia gia sản lỡ đến hồi đường ai nấy đi có tranh chấp nặng hơn lúc đó rất khó nói chuyện với nhau. Dĩ nhiên cả sẽ hai không ai cảm thấy thích thú gì khi bàn về chuyện này; nhưng làm vậy ít ra họ cùng nắm vững tình hình biết phần mình là bao nhiêu không phải kiện thưa tốn kém tiền tòa. Tòa án thường nghiên cứu tỉ mỉ bản hợp đồng này; dĩ nhiên hai bên đều có luật sư đại diện nên bàn thỏa hiệp này có hình thức một cuộc điều đình ôn hòa, phân minh cho nên việc thi hành chắc chắn sẽ được tôn trọng đứng đắn theo luật pháp.
Vợ chồng nào muốn chắc ăn phòng ngừa một trong hai người lén thay đổi di chúc riêng của người ấy mà không cho người kia hay biết hoặc không có sự đồng tình thì nên thi hành một “hợp đồng thiết lập di chúc” (execute a contract to make a will). Hợp đồng này có uy lực trấn áp các di chúc cập nhật hay thay đổi so với di chúc lập từ trước và được viết rõ điều khoản di chúc sẽ vô hiệu nếu hôn nhân chấm dứt hay hủy bỏ. Hợp đồng này bảo đảm cả hai vợ chồng đều phải tuân hành những dự tính tài sản đã đồng ý lập chung với nhau trước đây thay vì tự động thay đổi không cho người kia biết đến. Cũng cần lưu ý là “hợp đồng thiết lập di chúc” sẽ bị đánh thuế tặng phẩm (gift tax) rất nặng khi sang chuyển tài sản.
Trường hợp chưa thi hành một trong hai cách trên mà đã tan rã thì trước tiên cần thay đổi ngay những giấy tờ liên hệ đến dự tính gia sản và cần phải đổi ngay trước khi thủ tục ly dị trở thành chung cuộc. Tùy chi tiết của luật tiểu bang, thông thường ly dị sẽ hủy bỏ toàn diện di chúc hoặc những điều khoản có lợi cho người hôn phối cũ. Tuy nhiên nếu hai vợ chồng đang ly thân thì phải chờ đến khi ly dị thật sự thì việc hủy bỏ mới có hiệu lực; mà ly dị đôi khi kéo dài nhiều năm sau mới kết thúc. Do đó việc thay đổi các văn kiện dự trù tài sản sẽ bảo đảm ý nguyện của người ấy được tôn trọng nếu không may bị chết trước khi có án tòa cho ly dị chính thức.
Đồng thời cũng đừng quên thay đổi những điều khoản đã lập đối với thân nhân gia đình vợ hoặc chồng cũ nhất là “điều khoản tài sản dư” (residual clause) là những của cải không kê trong di chúc. Cho dù luật tiểu bang có hủy bỏ những điều khoản có lợi cho người hôn phối cũ nhưng luật không hủy bỏ những điều khoản có lợi cho “thân nhân” của người ấy thí dụ di chúc ủy nhiệm “cô em vợ cũ” làm người thi hành di chúc nếu không thay đổi thì lúc chết đi cô em vợ cũ sẽ vẫn nắm di chúc. Gần đây theo tu chính của bộ “Luật Giải Quyết Di Sản Đồng Nhất” (Uniform Probate Code), tiểu bang có quyền tự động vô hiệu hóa các văn kiện khác như bảo hiểm nhân thọ trước đó chỉ định người hôn phối cũ là người thừa hưởng. Tuy nhiên luật này chỉ được một số tiểu bang chấp nhận, vì vậy tốt hơn hết trước khi ly dị phải thay đổi đồng loạt tất cả các hồ sơ liên quan đến chúc thư hay thừa hưởng gia tài như di chúc, tín mục, bảo hiểm, tiền hưu trí, vv... và nên nhờ luật sư đảm trách những việc này.
Cũng cần nhớ rằng trước khi có án tòa cho chính thức ly dị, luật liên bang cấm chỉ không cho xóa tên người hôn phối đã chỉ định là người thừa hưởng phúc lợi tại các sở làm như 401k, pension, bảo hiểm nhân thọ miễn phí, vv... do đó nên thay đổi tất cả ngay khi có án tòa cho chấm dứt nội vụ. Nếu có tín mục cũng cần đặc biệt cho tu chính tức khắc thay thế những tín viên thống thuộc gia đình chồng hay vợ cũ. Cuối cùng nếu không còn cách nào hàn gắn được tình vợ chồng thì nên điều đình với nhau để cùng đóng ngay mọi trương mục đứng tên chung và chia những tài sản khác để thành riêng rẽ từng người. Dĩ nhiên vào giai đoạn này tình cảm không còn nữa sẽ rất căng thẳng; nhưng khéo léo điều đình thì có thể đạt giải pháp ổn thỏa hơn là tranh chấp mệt cả đôi bên.
Nhiều người lấy nhau mà không hợp tính tình hoặc lấy nhau không do tình yêu nên đời sống vợ chồng sẽ thành địa ngục; chia tay nhiều khi lại là giải thoát để mỗi người có cơ hội tìm hạnh phúc mới dầu cho muộn màng.
Nhiều người lấy nhau mà không hợp tính tình hoặc lấy nhau không do tình yêu nên đời sống vợ chồng sẽ thành địa ngục; chia tay nhiều khi lại là giải thoát để mỗi người có cơ hội tìm hạnh phúc mới dầu cho muộn màng.
Tuy nhiên tái hôn cũng thường phát sinh ra nhiều vấn đề rắc rối về của cải nhất là khi có dính dấp đến con riêng. Thí dụ một cặp vợ chồng tái hôn cùng có “con anh, con em” thì phải dàn xếp sao cho tiền bạc có trước đó của chồng sẽ về tay con riêng của chồng và của vợ sẽ về tay con riêng của vợ. Trường hợp các con đã trường thành ra đời tự lập không cần đến giúp đỡ của cha mẹ thì lúc bấy giờ mới nghĩ đến để lại cho người sống sót về sau, hoặc cho thân nhân khác như cha mẹ, anh em, hoặc các cháu nội ngoại. Sau đây là một vài giải pháp về vấn đề để lại gia tài cho con riêng của những người đi thêm bước nữa.
Một cách thông dụng là lập một loại tín mục đặc biệt gọi là “tín mục QTIP” (Qualified Terminable Interest Property Trust). Nếu đem tài sản cho con riêng thường phải đóng thuế vì mục “miễn trừ hôn nhân” (marital deduction) chỉ áp dụng cho tài sản để lại cho người hôn phối sống sót. Lập “tín mục QTIP” lúc qua đời trước hết chuyển tài sản cho người còn sống, người này sẽ sống nhờ vào lợi tức của tín mục mà không phải đóng thuế. Sau này khi chết đi thì tín mục sẽ sang cho kế thừa là các con riêng được chỉ định trong di chúc. Trở ngại chính là các con riêng không được gì hết mà phải đợi tới khi cha hoặc mẹ kế chết đi mới được hưởng phần và có thể lũ con này không đủ tiền sống phải chịu khổ sở thiếu thốn, hoặc nhiều trường hợp người mẹ kế quá trẻ sống lâu hơn nên nhiều khi đứa con riêng chết trước. Một cách khác là lập “di chúc hỗ tương” (mutual wills) khi muốn để gia tài cho con riêng của nhiều đời vợ hoặc chồng trước hoặc cho bất cứ người nào khác. Theo “di chúc hỗ tương” thì vợ chồng tái hôn nếu ai chết trước sẽ để lại cho người sống sót rồi sau đó khi người này cũng chết luôn thì mới chuyển cho thừa kế chỉ định. Tại một vài tiểu bang không dùng được “di chúc hỗ tương” vì mất ưu điểm miễn thuế mà còn vi phạm luật khế ước. Ngoài ra người chết sau cũng có thể sửa di chúc khi người thứ nhất qua đời do đó cần tham khảo kỹ với luật sư chuyên môn. Cũng cần lưu ý “di chúc hỗ tương” là hai di chúc riêng biệt của vợ hay chồng đặt cùng một mục đích đừng nhầm lẫn với “di chúc chung” (joint will) là một di chúc nhưng hai vợ chồng lập chung.
Sau khi tái hôn nếu muốn qua đời rồi vẫn để vợ hoặc chồng sau cư ngụ ở ngôi nhà chính cho đến lúc người này mãn phần mới chuyển cho con riêng thì nên lập “gia sản sinh thời” (living estates). Theo cách này người thụ hưởng được quyền cư ngụ và toàn quyền sử dụng tài sản đó suốt đời mình nhưng đến khi chết đi sẽ sang lại cho thừa kế. Người thụ hưởng không được quyền bán đi hoặc sửa sang đổi khác ngôi nhà đó. Một phương pháp khác để của cãi lại cho con riêng của nhiều đời vợ chồng trước là lập một “tín mục không hủy bỏ được” (irrevocable trust) đem vào tín mục tiền bồi thường của bảo hiểm nhân thọ trả khi chết. Lúc sống người ấy trả tiền bảo phí nhưng để tín mục làm chủ khế ước bảo hiểm này. Khi chết đi thì con riêng của người ấy được hưởng phúc lợi của bảo hiểm không dính dáng gì đến tài sản khác trong tay của vợ hoặc chồng còn sống. Tiện ích của tín mục được tận dụng trong việc phân chia tài sản giữa mọi người trong gia đình bởi vì có thể lập mỗi tín mục riêng rẽ cho từng đứa con khác dòng hay cho bất cứ thân nhân nào khác trong gia tộc. Thông thường khi tái hôn người chồng hoặc vợ bao giờ cũng muốn đem lại hạnh phúc cho người kia. Nếu không may chết trước người ấy chắc chắn không muốn người ở lại đi thêm bước nữa rồi lỡ gặp đau khổ trong cuộc tình mới về sau. Do đó lập tín mục là một cách tốt nhất để bảo đảm tài sản cuối cùng sẽ chỉ về tay con cái hay thừa kế nào chỉ định trước chứ không vào tay người lạ.
Trước khi tái hôn trong hai vợ chồng ai là người lớn tuổi hơn nhất là có con riêng thì nên tham khảo với luật sư để lập “hợp đồng tiền hôn” (prenuptial agreement) trước ngày cưới hoặc “hợp đồng hậu hôn” (postnuptial agreement) ngay sau khi cưới để phân định rõ những của cải đã có trước của mỗi người, sau này nếu ai chết đi thì những khoản đó sẽ đặt riêng ra ngoài tài sản chung. Vì vậy trong di chúc người ấy có thể tùy tiện để lại cho các con riêng của mình lúc chết mà không động chạm gì đến của chung.
Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.
Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website:www.lylylaw.com.
Một cách thông dụng là lập một loại tín mục đặc biệt gọi là “tín mục QTIP” (Qualified Terminable Interest Property Trust). Nếu đem tài sản cho con riêng thường phải đóng thuế vì mục “miễn trừ hôn nhân” (marital deduction) chỉ áp dụng cho tài sản để lại cho người hôn phối sống sót. Lập “tín mục QTIP” lúc qua đời trước hết chuyển tài sản cho người còn sống, người này sẽ sống nhờ vào lợi tức của tín mục mà không phải đóng thuế. Sau này khi chết đi thì tín mục sẽ sang cho kế thừa là các con riêng được chỉ định trong di chúc. Trở ngại chính là các con riêng không được gì hết mà phải đợi tới khi cha hoặc mẹ kế chết đi mới được hưởng phần và có thể lũ con này không đủ tiền sống phải chịu khổ sở thiếu thốn, hoặc nhiều trường hợp người mẹ kế quá trẻ sống lâu hơn nên nhiều khi đứa con riêng chết trước. Một cách khác là lập “di chúc hỗ tương” (mutual wills) khi muốn để gia tài cho con riêng của nhiều đời vợ hoặc chồng trước hoặc cho bất cứ người nào khác. Theo “di chúc hỗ tương” thì vợ chồng tái hôn nếu ai chết trước sẽ để lại cho người sống sót rồi sau đó khi người này cũng chết luôn thì mới chuyển cho thừa kế chỉ định. Tại một vài tiểu bang không dùng được “di chúc hỗ tương” vì mất ưu điểm miễn thuế mà còn vi phạm luật khế ước. Ngoài ra người chết sau cũng có thể sửa di chúc khi người thứ nhất qua đời do đó cần tham khảo kỹ với luật sư chuyên môn. Cũng cần lưu ý “di chúc hỗ tương” là hai di chúc riêng biệt của vợ hay chồng đặt cùng một mục đích đừng nhầm lẫn với “di chúc chung” (joint will) là một di chúc nhưng hai vợ chồng lập chung.
Sau khi tái hôn nếu muốn qua đời rồi vẫn để vợ hoặc chồng sau cư ngụ ở ngôi nhà chính cho đến lúc người này mãn phần mới chuyển cho con riêng thì nên lập “gia sản sinh thời” (living estates). Theo cách này người thụ hưởng được quyền cư ngụ và toàn quyền sử dụng tài sản đó suốt đời mình nhưng đến khi chết đi sẽ sang lại cho thừa kế. Người thụ hưởng không được quyền bán đi hoặc sửa sang đổi khác ngôi nhà đó. Một phương pháp khác để của cãi lại cho con riêng của nhiều đời vợ chồng trước là lập một “tín mục không hủy bỏ được” (irrevocable trust) đem vào tín mục tiền bồi thường của bảo hiểm nhân thọ trả khi chết. Lúc sống người ấy trả tiền bảo phí nhưng để tín mục làm chủ khế ước bảo hiểm này. Khi chết đi thì con riêng của người ấy được hưởng phúc lợi của bảo hiểm không dính dáng gì đến tài sản khác trong tay của vợ hoặc chồng còn sống. Tiện ích của tín mục được tận dụng trong việc phân chia tài sản giữa mọi người trong gia đình bởi vì có thể lập mỗi tín mục riêng rẽ cho từng đứa con khác dòng hay cho bất cứ thân nhân nào khác trong gia tộc. Thông thường khi tái hôn người chồng hoặc vợ bao giờ cũng muốn đem lại hạnh phúc cho người kia. Nếu không may chết trước người ấy chắc chắn không muốn người ở lại đi thêm bước nữa rồi lỡ gặp đau khổ trong cuộc tình mới về sau. Do đó lập tín mục là một cách tốt nhất để bảo đảm tài sản cuối cùng sẽ chỉ về tay con cái hay thừa kế nào chỉ định trước chứ không vào tay người lạ.
Trước khi tái hôn trong hai vợ chồng ai là người lớn tuổi hơn nhất là có con riêng thì nên tham khảo với luật sư để lập “hợp đồng tiền hôn” (prenuptial agreement) trước ngày cưới hoặc “hợp đồng hậu hôn” (postnuptial agreement) ngay sau khi cưới để phân định rõ những của cải đã có trước của mỗi người, sau này nếu ai chết đi thì những khoản đó sẽ đặt riêng ra ngoài tài sản chung. Vì vậy trong di chúc người ấy có thể tùy tiện để lại cho các con riêng của mình lúc chết mà không động chạm gì đến của chung.
Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ có mục đích sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.
Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại (714) 531-7080. Website:www.lylylaw.com.
Luật Sư LyLy Nguyễn
Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7, 11, 13 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Định Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo di chúc và tín mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Luật Sư LyLy Nguyễn được chứng nhận hành nghề tại Supreme Court of California, United States District Court, United States Court of Appeals for the Ninth Circuit và United States Tax Court. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại: (714) 531-7080. Website: www.lylylaw.com.
Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7, 11, 13 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Định Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo di chúc và tín mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Luật Sư LyLy Nguyễn được chứng nhận hành nghề tại Supreme Court of California, United States District Court, United States Court of Appeals for the Ninth Circuit và United States Tax Court. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 216, Fountain Valley, California 92708. Điện thoại: (714) 531-7080. Website: www.lylylaw.com.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét