Ảnh tướng Trần Đại Quang ở chùa Liên Phái
Tuần vừa rồi nhà có việc phải làm ở chùa Liên Phái, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sáng lo sắp các mâm lễ; chiều thì cầu siêu. Tranh thủ lúc rảnh rỗi mình có đi loanh quanh trong khuôn viên khá rộng của chùa để vãn cảnh. Phải nói là chùa này có khuôn viên, vườn cây, các khu thờ cúng, khu nghỉ ngơi của sư khá đẹp và sạch sẽ. Đang thơ thẩn thì đột nhiên thấy ảnh Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An Trần Đại Quang được treo trang trọng trước 1 dãy nhà ngang.
Đáng nói là chùa có rất nhiều tòa nhà nhưng chỉ duy nhất tòa này có treo 3 bức ảnh, trong đó 1 bức chụp cảnh đám rất đông người, mình không mang kính nên không đọc và nhận ra ai cả vì kích thước người trong ảnh quá bé; bức thứ hai chụp tấm bằng khen hay kỷ niệm chương gì đó và tấm thứ ba là hình hòa thượng Thích Gia Quang, Phó chủ tịch kiêm trưởng ban Thông tin truyền thông Trung ương giáo hội phật giáo Việt Nam chúc mừng Đại tướng Bộ trưởng Trần Đại Quang. Mình không hiểu tại sao chùa chỉ treo duy nhất bức chân dung vị đại tướng Công An này...
Ba bức ảnh được treo ở dãy nhà ngang.
Theo kể lại, chùa Liên Hoa được dựng lên sau khi Trịnh Thập (có tài liệu ghi là Trịnh Hợp) (sinh năm 1696, mất năm 1733) - là cháu nội Chúa Trịnh Căn và là con rể vua Lê Hy Tông (Trịnh Thập lấy người công chúa thứ 4) phát hiện một ngó sen sau khi đào đất ở gò cao sau phủ (phường Hồng Mai, sau đổi tên thành Bạch Mai)) để xây bể cạn. Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sỹ trụ trì trong chính ngôi chùa này.
Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857) hiện còn ở chùa, chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Năm 1733, Trịnh Thập (lúc đó mới 37 tuổi) mất và được chôn cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy ngó sen. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Liên Tông. Đến năm1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như hiện nay vì kiêng huý vua Thiệu Trị.
Chùa đã được nhiều lần tu sửa, trong đó được sửa chữa lớn vào các năm Ất Mão (1855) và Kỷ Tỵ (1869). Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức.
Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao lần lượt có 2, 5 và 2 ngôi tháp. Ở hàng giữa có tháp Cửu Sinh xây bằng đá - đây là ngôi tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Khoảng năm 1890, người ta còn xây dựng một ngọn tháp cao 9 tầng có kiến trúc rất đẹp trong chùa.
Ngoài tượng Phật, trong chùa còn có tượng Lân Giác Thượng Sỹ và một quả chuông có khắc chữ "Liên Tông tục diện" (có nghĩa "Liên Tông kế tục sáng ngời").
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Li%C3%AAn_Ph%C3%A1i
Chùa đã được nhiều lần tu sửa, trong đó được sửa chữa lớn vào các năm Ất Mão (1855) và Kỷ Tỵ (1869). Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức.
Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao lần lượt có 2, 5 và 2 ngôi tháp. Ở hàng giữa có tháp Cửu Sinh xây bằng đá - đây là ngôi tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Khoảng năm 1890, người ta còn xây dựng một ngọn tháp cao 9 tầng có kiến trúc rất đẹp trong chùa.
Ngoài tượng Phật, trong chùa còn có tượng Lân Giác Thượng Sỹ và một quả chuông có khắc chữ "Liên Tông tục diện" (có nghĩa "Liên Tông kế tục sáng ngời").
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Li%C3%AAn_Ph%C3%A1i
Chùa Liên Phái nằm cuối con ngõ cùng tên ở phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội. Toạ độ: 21°0’19"N 105°50’55"E; cách Hồ Gươm khoảng 3km về phía nam, gần bến dừng các xe bus 08, 38, 52. Chùa xây năm 1726, là tổ đình của Thiền phái Liên Tông xuất hiện cuối thời Hậu Lê, trong chùa có ngôi tháp gần 300 tuổi. Năm 1962 chùa được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
Cổng ngõ Chùa Liên Phái, phố Bạch Mai. Ảnh ©NCCong 3-2014
Từ Hồ Gươm đi hết phố Hàng Bài và phố Huế rồi thẳng xuống giữa phố Bạch Mai, tới số nhà 182 ở bên tay phải sẽ thấy một cái cổng ngõ có đề tên chùa bằng cả chữ Hán lẫn Quốc ngữ. Rẽ vào cổng này càng đi sâu ngõ lại càng hẹp và tối hơn. Đến cuối ngõ khoảnh trời mới lộ ra, soi rõ cánh cổng tam quan mới làm khác hẳn xưa và tấm bảng đá khắc tên chùa gắn ở đầu một dãy tường bao giữa các nhà dân mọc san sát. Nếu du khách đứng trên mặt đất thì hầu như không thấy cảnh bên trong, kể cả ngọn tháp cao nhất.
Tam quan chùa Liên Phái mới làm năm 2013, theo kiểu cổng chùa Kim Liên thu nhỏ.
Ảnh ©NCCong 3-2014
Tấm bia hiện còn trong chùa khắc vào năm Tự Đức thứ 10 (1857) cho biết chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (1726). Lúc mới xây, chùa có tên Liên Hoa, tọa lạc trên một khu đất và ao rất rộng (6 mẫu 2 sào, tức khoảng 22.000m2). Năm 1733 đổi tên thành chùa Liên Tông. Năm 1841 lại đổi là Liên Phái vì phải kiêng tên Nguyễn Phúc Miên Tông của vua Thiệu Trị (1807-1847). Chùa từng là chốn tổ của phái Liên Tông (dòng Hoa Sen) – một trong những Thiền phái của Phật giáo nước ta – xuất hiện cuối thời Hậu Lê (thế kỷ 17-18). Về mặt kiến trúc, trong chùa có ngôi tháp mộ Cửu Sinh 5 tầng, cũng đã gần 300 tuổi. Đây là ngôi tháp cổ nhất nội thành cũ của Hà Nội.
Cổng chùa Liên Phái trước kia. Photo ©NCCong 2012
Theo tấm bia “Gia phả ký” lưu giữ ở chùa thì Thượng sĩ Cứu Sinh, tức Như Trừng Lân Giác, tên chữ Trịnh Thập, sinh năm 1696, là con trai Tấn Quang Vương Trịnh Bính và lấy con gái thứ tư vua Lê Hy Tông nên được lập phủ riêng ở phường Hồng Mai (nay là Bạch Mai). Một lần Trịnh Thập cho đào đất ở gò sau nhà để xây bể cảnh thì thấy một cái ngó sen (không ghi là bằng gì), bèn coi là dấu hiệu của Phật và tin rằng có duyên đi tu, nên biến phủ đệ thành chùa, trở thành vị tổ thứ nhất, được triều Lê phong làm hoà thượng. Tổ mất năm 37 tuổi (1733), táng trong ngôi tháp xây giữa gò, nơi đã đào được ngó sen.
Chùa xưa có hình chữ “đinh”. Sau cổng đến vườn và sân trước rồi vào tiền đường và khu Tam bảo thờ Phật. Nếp nhà ngang nằm song song, nối với tiền đường bằng hệ thống vì kèo kiểu “Vỏ cua”, loại kết cấu thường thấy trong kiến trúc truyền thống ở các tỉnh phương Nam và một số kiến trúc muộn ở Bắc Bộ. Toà tiền đường rộng 5 gian, bộ khung nhà bằng gỗ với 6 vì kèo đỡ mái, được làm theo kiểu “chồng rường” và “quá giang cột trốn”. Trên các kiến trúc gỗ, ở đầu các thanh rường, quá giang có các hoa văn thực vật được chạm nổi.
Cửa ngách vào khu vực thờ cúng của chùa Liên Phái, nơi treo
ảnh tướng công an Trần Đại Quang. Photo ©NCCong 3-2014
Thượng điện nối với gian giữa tiền đường bằng một nếp nhà dọc ba gian. Các bộ vì kèo ở đây có kết cấu tương tự như ở tiền đường, các cột cái được kê trên trụ đá xanh hình tròn. Trang trí chủ yếu gồm các đề tài tứ linh và tứ quý. Nhiều cửa võng được sơn son thếp vàng lộng lẫy, bài trí từ gian giữa tiền đường đến tận vì hậu của thượng điện. Những nghệ nhân ngày xưa đã thực hiện các cửa võng rất công phu, tỉ mỉ bằng kỹ thuật chạm lộng, chạm thủng...
Nhà bia và vườn trước chùa Liên Phái. Photo ©NCCong 3-2014
Từ Tam bảo đi qua một sân nhỏ thì đến nhà Tổ, phía sau là vườn tháp. Theo bản vẽ từ giữa thế kỷ 20 của Louis Bézacier thì trước đây ở quanh sân chùa Liên Phái có 30 ngọn tháp, đến nay chỉ còn 7 ngọn xếp thành hai hàng. Đáng chú ý nhất là toà Cửu phẩm ở hàng trước, được coi như quý hiếm vào bậc nhất trong các ngôi chùa cổ ở Hà Nội.
Tháp mộ chùa Liên Phái. Photo ©NCCong 2012
Hàng thứ hai ở giữa có năm ngôi tháp gồm những ngôi tháp cao, trong đó có ngôi tháp Cửu Sinh bằng đá xanh cao 5 tầng, hình tứ giác. Đây là tháp của Tổ Cứu Sinh. Trên cùng có bầu nước cam lộ, dưới có diềm cánh sen nhọn. Viền chân tháp là hình hoa sen, chạm nổi, cánh hoa to, nhọn, thân cánh sen hai lớp, giữa có hoa văn xoắn hình đao lửa, đó là đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc thời Hậu Lê ở nước ta. Trong lòng tháp có bài vị của Tổ Cứu Sinh, trên trần viền khối hình bát quái, bao quanh vòng tròn âm dương. Ở chân tháp tầng một có hình lân chầu, hoa sen nở xen kẽ lá lật ở ô phía trước. Hai bên tháp cũng chạm lân chầu và xen kẽ lá lật rất mềm mại.
Tượng tổ Thượng Sĩ Lân Giác
Trong chùa Liên Phái, ngoài tượng Phật còn có tượng Thượng Sĩ Lân Giác và một quả chuông có chữ "Liên Tông tục diện" (Liên Tông kế tục sáng ngời), nét chữ kiểu thời Lê Trung Hưng. Theo như tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 7 thì các đời sau của phái Liên Tông gồm đời thứ 2 là sư tổ Khai Sơn, đời thứ 3: sư Bảo Sơn, đời thứ 4: sư Từ Phong... [1]
Tháp Diệu Quang ngày nay. Photo ©NCCong 3-2014
Chùa được tu bổ nhiều lần, đợt lớn nhất vào năm Ất Mão 1855, dành 1000 quan tiền và 6 năm để sửa lại nhà Tổ, nhà tăng, tả hữu vu và tô tượng Phật, v.v.. Năm Kỷ Tỵ 1869 làm thêm gác chuông, xây dựng tường bao. Cuối thế kỷ 19 xây ngôi tháp lục giác, đặt xá lợi Tổ Diệu Quang cùng 5 nhà sư khác ngay trước cổng, hai bên có hồ rộng (nay không còn). Tiếp đến là nhà bia với 34 tấm bia ghi lại sự tích của chùa và các lần tu bổ, cũng như tên những người đóng góp công đức.
Đầu thế kỷ 21 chùa lại được sửa chữa lớn với hiện trạng như trong các bức ảnh mới được tác giả chụp và gắn kèm bài này.
Tháp Diệu Quang chùa Liên Phái. Ảnh tư liệu TK 20
___________________
Tham khảo: Sổ tay Văn Hoá Việt Nam, Đặng Đức Siêu, Nxb Lao Động 2006.
[1] Sau lại mang về tượng cử nhân Nguyễn Đăng Giai (?-1854), quê ở Phù Chánh, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình, làm tổng đốc Hà Ninh, Thượng thư bộ Hình, Kinh lược sứ Bắc Kỳ dưới triều Nguyễn. Giai đoạn 1842-1848, Nguyễn Đăng Giai quyên tiền xây chùa Báo Ân gồm 36 toà nhà, 108 gian, nhiều tháp, cầu đá, hồ sen và đặt cả tượng mình. Sĩ phu cùng thời làm thơ diễu, có câu:
Phúc đức gì mày bố đĩ Giai
Làm cho tốn Bắc lại hao Đoài
Năm 1882 khi đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai, Pháp biến chùa Báo Ân thành cơ sở hậu cần. Năm 1889 Pháp lấy đất chùa để xây nhà Bưu điện và dinh thống sứ Bắc Kỳ. Dấu tích chùa chỉ còn tháp Hoà Phong bên hồ Hoàn Kiếm và tượng Nguyễn Đăng Giai chuyển về chùa Liên Phái./.
Tác giả bài viết: Bài và ảnh: Đông Tỉnh
http://vanhien.vn/vi/news/vat-the/Chua-Lien-Phai-7832/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét