Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2015

Án hiếp dâm: Khi nữ giới là kẻ… chủ mưu

Án hiếp dâm: Khi nữ giới là kẻ… chủ mưu
Tại Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an), công việc âm thầm của cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ này nhiều năm qua không phải ai cũng biết đến. Ngoài các lĩnh vực giám định pháp y tử thi, hài cốt… pháp y công an còn giám định các trường hợp bị xâm hại tình dục. Thực tế, nhiều vụ án nhờ có kết quả giám định này mà người bị tố hiếp dâm được chứng minh trong sáng, còn nạn nhân lại chính là… kẻ chủ mưu!

Ảnh minh họa.
Thượng tá Trần Ngọc Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y, Viện khoa học Hình sự - Bộ Công an cho biết, câu chuyện giám định pháp y đối với tội phạm hiếp dâm cần phải thay đổi quan niệm của xã hội, bởi thực tế có nhiều vụ việc người tố cáo bị hiếp lại là kẻ chủ mưu. “Hiếp dâm là thực hiện hành vi ngoài ý muốn của nạn nhân. Nếu nạn nhân không đồng ý sẽ chống cự bằng cách cào cấu, xé quần áo… Như vậy sẽ có dấu vết để lại trên người nghi phạm và nạn nhân. Đặc biệt là dấu vết để lại ở bộ phận sinh dục.

Kể cả trường hợp nạn nhân bị đánh thuốc mê, bị khống chế thì bộ phận sinh dục sẽ có dấu hiệu tác động mạnh như sưng tấy, chảy máu…”, Thượng tá Sơn cho biết.

Thượng tá Sơn dẫn chứng, đơn cử như vụ việc ông S. (một cán bộ xã ở tỉnh B.) bị một cô giáo tên Th. trong đoàn văn nghệ về biểu diễn, giao lưu với xã nhà tố bị hiếp dâm.

Tuy nhiên, sau khi được trưng cầu án hiếp dâm, nếu nạn nhân là nữ thì động cơ khiến nam giới thực hiện hành vi phạm tội thường do bộc phát hoặc bị kích thích. Ngược lại, khi nữ giới là thủ phạm, nạn nhân của họ thường có đối tượng cụ thể.

Chẳng hạn, nếu bà L. thích anh T., bà ấy sẽ đưa anh T. “vào tròng”, lên kế hoạch bài bản như đi chơi, ăn uống, sau đó dùng các động tác, cử chỉ khêu gợi hoặc cho uống thuốc để kích thích ham muốn của anh T. khiến anh này không thể cưỡng lại.

Ý nghĩa của giám định khả năng sinh lý tình dục

Hầu hết các vụ án hiếp dâm, xâm hại tình dục, đối tượng khi bị phát hiện đều nhận tội. Tuy nhiên, nhiều vụ việc từ đơn kêu oan của đối tượng, cơ quan điều tra mới trưng cầu giám định bên pháp y. Để đánh giá được khả năng sinh lý tình dục của nam giới, theo Thượng tá Sơn, ngoài các kiến thức giám định khoa học hình sự, giám định viên còn phải tham khảo cả kiến thức chuyên môn Nam học của ngành y tế.

Nhiều nghiên cứu cho thấy có thể đánh giá khả năng tình dục của đàn ông mạnh mẽ dựa vào phong thái bên ngoài (đi ngẩng cao đầu, phong độ, tự tin); hình dạng cơ thể (miệng rộng, mũi lớn, mắt to, khả năng giao tiếp bằng mắt tốt; đàn ông có râu và tóc xoăn, dày, nhất là người có râu quai nón, lông ngực; hay người có vai rộng, cẳng chân dài…).

Về khoa học, phải tiến hành giám định sức khỏe, xem người đàn ông đó có bị bệnh tật gì không (tiểu đường, suy thận, liệt nửa người,…), cơ thể và cả bộ phận kín có bị dị tật không?

Đặc biệt, phải xét nghiệm nội tiết tố nam và siêu âm ổ bụng, tinh hoàn… để có các chỉ số sinh lý chính xác. “Nhiều người cứ quanh co chối tội nhưng chỉ cần vài biện pháp nghiệp vụ như kích thích bằng hình ảnh hoặc sử dụng thuốc kích thích thì phản ứng cơ địa khu vực nhạy cảm đều đáp ứng tốt khiến họ đỏ mặt, sượng sùng”, Thượng tá Sơn kể.

Chẳng hạn, trường hợp của ông Đỗ T. (70 tuổi, trú tại huyện C., Hà Nội) bị gia đình anh N. hàng xóm tố cáo hiếp con gái 8 tuổi khi vợ chồng anh vắng nhà. Do ông Đỗ T. một mực chối bỏ hành vi của mình, cho rằng bản thân đã nhiều tuổi và ông không còn khả năng sinh hoạt tình dục khoảng 10 năm nay nên Công an huyện C. đã trưng cầu Viện Khoa học Hình sự giám định khả năng sinh lý tình dục của ông Đỗ T..

Kết quả giám định cho thấy, về bề ngoài thể chất ông Đỗ T. vẫn hoàn toàn bình thường, tiền sử khỏe mạnh, có vợ bà 5 con, không có dị dạng cơ thể cũng như bộ phận sinh dục. Kết quả xét nghiệm nội tiết tố nam, tinh hoàn cũng cho các chỉ số trong giới hạn sinh lý bình thường. Đặc biệt, khi bị kích thích, dù đã 70 tuổi nhưng “cậu nhỏ” của ông Đỗ T. đáp ứng rất nhanh. Cuối cùng ông Đỗ T. phải nhận tội.

Khoản 1, Điều 11, Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của họ thì bị phạt từ từ hai năm đến bảy năm”. Do xuất phát từ hướng dẫn của Tòa án nhân dân Tối cao về đường lối xét xử của loại tội phạm này từ năm 1967 (từ khi chưa có BLHS ra đời), từ đó tới nay, theo lối mòn tư duy và tiền lệ trước đó, cũng như từ thực tiễn xét xử (đều xét xử nam hiếp dâm nữ) nên mọi người đều mặc nhiên thừa nhận chủ thể của tội hiếp dâm là nam giới.

Theo Đời Sống Pháp Luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét