Nga chuyển trục sang hướng Đông
DENVER – “Trục châu Á” của Hoa Kỳ, một quá trình tương đối khá tế nhị mà ngay cả tên gọi cũng đã được thay đổi thành “tái cân bằng” để tránh bất kỳ sự hiểu lầm nào ở châu Âu, hiện nay dường như có thêm đối thủ khi Nga chuyển hướng sang khu vực này. “Trục châu Á” của Nga không phải là chính sách mới nhưng để giải quyết nhiều vấn đề tồn đọng trong mối quan hệ giữa Nga với Hoa Kỳ và châu Âu thì chính sách này dường như ngày càng trở nên thiết thực hơn.
Putin trong chuyến thăm Trung Quốc. Ảnh: AFP
Tổng thống Nga Vladimir Putin từ lâu đã quan tâm đến khu vực có nhiều tài nguyên ở vùng Siberia và nền kinh tế sôi động ở Đông Á. Đối với Nga, các nước châu Á – đặc biệt là Trung Quốc – có thể mang lại nhiều triển vọng trong mối quan hệ với Điện Kremlin.
Không nước nào trong khu vực Đông Á có kế hoạch xem xét tính tình của Putin, ngoại trừ cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush, và hầu hết trong số họ cũng chẳng mấy quan tâm đến việc Putin là loại người như thế nào. “Kinh doanh chỉ là kinh doanh” như Đặng Tiểu Bình đã dạy chúng ta.
Chắc chắn, việc đàm phán qua lại nhiều lần giữa Trung Quốc và Nga trong vụ mua bán khí đốt là một ví dụ. Ở phương Tây, khí đốt của Nga được đưa vào các cuộc thảo luận mang tính chính trị rộng hơn – đặc biệt nhiều nước buộc phải phụ thuộc vào Nga và Điện Kremlin lâu nay sử dụng đòn bẩy này để đe dọa cả khu vực châu Âu. Trên thực tế, mối quan hệ Nga–châu Âu dựa trên các thỏa thuận khí đốt đã được thảo luận trong giới chính sách đối ngoại và an ninh phương Tây cách đây 30 năm. Ngược lại đối với Bắc Kinh, các vấn đề quan trọng duy nhất dường như là số lượng, giá cả, và các đường ống dẫn dầu phải nằm gần các khu vực công nghiệp cũng như khu trung tâm của người tiêu dùng Trung Quốc.
Cho đến gần đây, quan hệ giữa Điện Kremlin và phương Tây ngày càng trở nên xấu hơn, chưa kể đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraina, nên việc Nga chuyển trục sang châu Á đã trở thành một động thái quá rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn đặt câu tại sao Nga đã không thúc đẩy chính sách này sớm hơn. Trung Quốc không bao giờ đặt câu hỏi về các quyền chính trị và nhân quyền với các đối tác kinh doanh của họ, và Nga cũng chẳng bao giờ muốn trả lời về những chủ đề này. Quá hoàn hảo.
Tuy nhiên, cảnh quan – và cả cảnh biển ở khu vực Đông Á – quá rộng lớn và đang nhanh chóng chuyển đổi. Và Putin có khả năng tìm thấy kỷ nguyên của việc “kinh doanh chỉ là kinh doanh” ở khu vực Đông Á đã đi đến hồi kết. Trung Quốc hiện đang bị bao vây bởi các xung đột chính trị nội bộ mà đôi lúc Ukraina có thể lấy làm một ví dụ để so sánh, và tìm cách cải thiện xung đột nội bộ thường không luôn dành cho những kẻ yếu tim. Tỉnh bất ổn ở miền Tây Trung Quốc, căng thẳng dân sự – quân sự, vấn đề môi trường, và các vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng với các nước láng giềng khiến nước này không phải là một đối tác kinh tế dễ dàng như Putin nghĩ.
Hiện nay Putin không quan tâm nhiều đến các vấn đề của Trung Quốc ở Đông Nam Á, ngược lại Trung Quốc cũng không đặt nặng các vấn đề của Putin ở Đông Âu. Nhưng ngoại trừ nước láng giềng Hàn Quốc thì hầu hết các mối quan hệ khác của Trung Quốc ở trong khu vực đều bị chệch hướng. Quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những nước lân cận, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam, đã xuống cấp nhanh chóng vì các vụ tranh chấp chủ quyền tở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lâu nay thường tôn kính kiểu tư duy chiến lược dài hạn nên họ có thể bị áp đảo bởi sự kết hợp giữa sự bất ổn trong công chúng và các tổ chức, và vì vậy họ không còn đó khả năng để đưa Trung Quốc vào một tương lai sáng lạng hơn.
Putin sẽ tìm đến Trung Quốc như một nước chỉ chuyên về kinh doanh và việc này có thể sẽ rất khó. Việc này bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố và một trong số đó là môi trường. Nga sẽ không muốn đối phó với các cuộc thảo luận về môi trường trong dự án Đường ống Keystone, nhưng các vấn đề này dường như đã được bén rễ rất sâu vào suy nghĩ của công chúng Trung Quốc.
Putin có thể bằng lòng với vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina vì tất cả các dấu hiệu cho thấy ông cố gắng sửa đổi một quá trình lịch sử có nhiều sai lầm. Tuy nhiên, đối với một nhà lãnh đạo thế giới vốn là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Putin không quan tâm đến trách nhiệm quốc tế của mình, và các sử gia sẽ đánh giá ông ấy một cách phù hợp nhất.
Kết quả là, trong phần tư thế kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa số các “cường quốc” chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay. Khả năng để làm việc với nhau về các vấn liên quan đến an ninh khu vực và toàn cầu – ví dụ như cuộc khủng hoảng ở Syria hoặc biến đổi khí hậu – đã trở nên tồi tệ hơn trong một thập kỷ qua. Và hiện nay Putin dường như đang muốn gia tăng gấp đôi xu hướng này và tạo ra một trục Trung-Xô theo kiểu mới.
Tuy nhiên, đối với tất cả các vấn đề hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt thì dường như nước này sẽ không quan tâm về đường lối của Putin. La bàn cho cuộc hành trình của Trung Quốc rõ ràng vẫn chỉ muốn hướng đến việc hội nhập quốc tế. Nhưng mặc dù các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải đối mặt với bất cứ điều gì đi chăng nữa thì họ cũng nên nắm lấy cơ hội để vượt dậy. Và điều đó có nghĩa kêu gọi Putin hãy giữ riêng tầm nhìn vĩ đại cho riêng một mình ông ấy.
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Christopher R. Hill, Project-Syndiate
__________
Christopher R. Hill là cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á. Ông cũng từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên của Hoa Kỳ ở Kosovo, đồng thời là chuyên viên đàm phán trong Hiệp định Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ năm 2005 đến 2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel thuộc Đại học Denver.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Chắc chắn, việc đàm phán qua lại nhiều lần giữa Trung Quốc và Nga trong vụ mua bán khí đốt là một ví dụ. Ở phương Tây, khí đốt của Nga được đưa vào các cuộc thảo luận mang tính chính trị rộng hơn – đặc biệt nhiều nước buộc phải phụ thuộc vào Nga và Điện Kremlin lâu nay sử dụng đòn bẩy này để đe dọa cả khu vực châu Âu. Trên thực tế, mối quan hệ Nga–châu Âu dựa trên các thỏa thuận khí đốt đã được thảo luận trong giới chính sách đối ngoại và an ninh phương Tây cách đây 30 năm. Ngược lại đối với Bắc Kinh, các vấn đề quan trọng duy nhất dường như là số lượng, giá cả, và các đường ống dẫn dầu phải nằm gần các khu vực công nghiệp cũng như khu trung tâm của người tiêu dùng Trung Quốc.
Cho đến gần đây, quan hệ giữa Điện Kremlin và phương Tây ngày càng trở nên xấu hơn, chưa kể đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraina, nên việc Nga chuyển trục sang châu Á đã trở thành một động thái quá rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn đặt câu tại sao Nga đã không thúc đẩy chính sách này sớm hơn. Trung Quốc không bao giờ đặt câu hỏi về các quyền chính trị và nhân quyền với các đối tác kinh doanh của họ, và Nga cũng chẳng bao giờ muốn trả lời về những chủ đề này. Quá hoàn hảo.
Tuy nhiên, cảnh quan – và cả cảnh biển ở khu vực Đông Á – quá rộng lớn và đang nhanh chóng chuyển đổi. Và Putin có khả năng tìm thấy kỷ nguyên của việc “kinh doanh chỉ là kinh doanh” ở khu vực Đông Á đã đi đến hồi kết. Trung Quốc hiện đang bị bao vây bởi các xung đột chính trị nội bộ mà đôi lúc Ukraina có thể lấy làm một ví dụ để so sánh, và tìm cách cải thiện xung đột nội bộ thường không luôn dành cho những kẻ yếu tim. Tỉnh bất ổn ở miền Tây Trung Quốc, căng thẳng dân sự – quân sự, vấn đề môi trường, và các vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đang ngày càng gia tăng với các nước láng giềng khiến nước này không phải là một đối tác kinh tế dễ dàng như Putin nghĩ.
Hiện nay Putin không quan tâm nhiều đến các vấn đề của Trung Quốc ở Đông Nam Á, ngược lại Trung Quốc cũng không đặt nặng các vấn đề của Putin ở Đông Âu. Nhưng ngoại trừ nước láng giềng Hàn Quốc thì hầu hết các mối quan hệ khác của Trung Quốc ở trong khu vực đều bị chệch hướng. Quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những nước lân cận, chẳng hạn như Philippines và Việt Nam, đã xuống cấp nhanh chóng vì các vụ tranh chấp chủ quyền tở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc lâu nay thường tôn kính kiểu tư duy chiến lược dài hạn nên họ có thể bị áp đảo bởi sự kết hợp giữa sự bất ổn trong công chúng và các tổ chức, và vì vậy họ không còn đó khả năng để đưa Trung Quốc vào một tương lai sáng lạng hơn.
Putin sẽ tìm đến Trung Quốc như một nước chỉ chuyên về kinh doanh và việc này có thể sẽ rất khó. Việc này bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố và một trong số đó là môi trường. Nga sẽ không muốn đối phó với các cuộc thảo luận về môi trường trong dự án Đường ống Keystone, nhưng các vấn đề này dường như đã được bén rễ rất sâu vào suy nghĩ của công chúng Trung Quốc.
Putin có thể bằng lòng với vai trò của mình trong cuộc khủng hoảng ở Ukraina vì tất cả các dấu hiệu cho thấy ông cố gắng sửa đổi một quá trình lịch sử có nhiều sai lầm. Tuy nhiên, đối với một nhà lãnh đạo thế giới vốn là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thì Putin không quan tâm đến trách nhiệm quốc tế của mình, và các sử gia sẽ đánh giá ông ấy một cách phù hợp nhất.
Kết quả là, trong phần tư thế kỷ kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, quan hệ giữa số các “cường quốc” chưa bao giờ tồi tệ như hiện nay. Khả năng để làm việc với nhau về các vấn liên quan đến an ninh khu vực và toàn cầu – ví dụ như cuộc khủng hoảng ở Syria hoặc biến đổi khí hậu – đã trở nên tồi tệ hơn trong một thập kỷ qua. Và hiện nay Putin dường như đang muốn gia tăng gấp đôi xu hướng này và tạo ra một trục Trung-Xô theo kiểu mới.
Tuy nhiên, đối với tất cả các vấn đề hiện tại mà Trung Quốc đang phải đối mặt thì dường như nước này sẽ không quan tâm về đường lối của Putin. La bàn cho cuộc hành trình của Trung Quốc rõ ràng vẫn chỉ muốn hướng đến việc hội nhập quốc tế. Nhưng mặc dù các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh phải đối mặt với bất cứ điều gì đi chăng nữa thì họ cũng nên nắm lấy cơ hội để vượt dậy. Và điều đó có nghĩa kêu gọi Putin hãy giữ riêng tầm nhìn vĩ đại cho riêng một mình ông ấy.
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Christopher R. Hill, Project-Syndiate
__________
Christopher R. Hill là cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Đông Á. Ông cũng từng là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, đặc phái viên của Hoa Kỳ ở Kosovo, đồng thời là chuyên viên đàm phán trong Hiệp định Dayton, và Trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ năm 2005 đến 2009. Ông hiện là Hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế Korbel thuộc Đại học Denver.
© 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét