Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

Ván cờ Crimea đã kết thúc và vị thế của nước Nga mới

Lúc đầu thấy Nga dùng vũ lực thu hồi Crimea, mình rất lo vì chiến tranh có thể sẽ bùng nổ như bao nhiêu cuộc xung đột trước đã minh chứng; trước tiên là giữa quân Ukraine và lực lượng tự vệ thân Nga, tiếp đến là quân Nga và quân nước ngoài khác. Tuy nhiên càng theo dõi vụ này càng khâm phục Putin và Ban lãnh đạo Nga. Họ đã dự báo rất đúng: Ukraine quá hèn nhát không dám dùng vũ khí bảo vệ đất đai. Do Ukraine không phản kháng nên Phương Tây không thể đem quân vào giúp (và chắc gì đã dám giúp vì ngại Nga như trường hợp Georgy). Ván cờ Crimea đã thực sự kết thúc. Không chỉ để mất Crimea và mất kiểm soát Biển Đen, đau đớn hơn với Ukraine là vai trò quan trọng của nước này với NATO cũng mất. NATO sẽ phải chấp nhận để Ucraine ngoan ngoãn nằm trong vòng kiểm soát của Nga. Nếu Nga ngày càng mạnh lên thì việc hình thành một khối Liên Xô mới theo kiểu EU hiện nay là hoàn toàn có thể.
Ván cờ Crimea đã kết thúc?
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tưởng rằng đã chơi tốt trong "ván cờ Ukraine" khi kích động các cuộc biểu tình leo thang thành bạo lực ở Kiev và lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych, lập nên chính phủ lâm thời thân phương Tây. Nhưng chung cuộc, đối thủ của họ, Tổng thống Nga Putin đã chơi tốt hơn và vấn đề Crimea dường như đã ngã ngũ khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Nga ngày 21/3, chuyên gia K. P. Fabian nhận định.

Tổng tống Nga Putin (phải) và Thủ tướng Đức Merkel. Ảnh: Itar-tass
Ông Fabian đã bình luận trên trang tin của Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng (Ấn Độ) rằng đó là sự thất bại của Tổng thống Obama và các cố vấn như Đại sứ Samantha Power, của EU cùng với phần còn lại của phương Tây trong việc tìm hiểu thực tế đang diễn ra và cái nhìn toàn cảnh về Ukraine.


Ví dụ, ông Obama và thậm chí cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, dường như đã bị bất ngờ khi Nga quyết định sáp nhập Crimea một cách nhanh chóng, và sau đó mới phản ứng một cách vụng về bằng những lời đe dọa trừng phạt, đồng thời phải chịu những hậu quả thảm khốc nhằm thay đổi một sự việc vốn đã an bài như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates phát biểu.

Lý do cho sự thất bại của phương Tây nằm ở một thói quen của họ: Luôn bỏ qua nhân tố lịch sử. Hạm đội Biển Đen của Nga tại Sevastopol được thành lập bởi Hoàng tử Potemkin năm 1783. Đây là căn cứ quân sự vùng nước ấm duy nhất của Moskva. Hiệp ước 1997 giữa Nga và Ukraine chia tách căn cứ của họ ở khu vực này, 81,7% cho Nga và 18,3% đối với Ukraine. Nga đã được trao quyền sử dụng cảng Sevastopol trong 20 năm. Năm 2009, Ukraine đã gửi tín hiệu rằng hiệp ước sẽ không được gia hạn khi hết hạn vào năm 2017. Cuối cùng, một thỏa thuận đã được thực hiện trong năm 2010 mở rộng hợp đồng cho thuê thêm 25 năm. Dự kiến năm 2017 mở rộng thêm 5 năm nữa và Nga sẽ sử dụng căn cứ này đến năm 2047.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, phương Tây bắt đầu lôi kéo các quốc gia vốn là những người hàng xóm của Nga gia nhập vào NATO. An ninh của Moskva sẽ bị đe dọa nếu không có vùng đệm giữa Nga và phương Tây. Đó là lý do dẫn đến việc “trung hòa” Phần Lan sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Khi nước Đức thống nhất vào năm 1990 đã có một thỏa thuận giữa bốn cường quốc chiếm đóng trước đây (Mỹ, Liên Xô/Nga, Anh và Pháp) rằng quân đội nước ngoài (có nghĩa là NATO) sẽ không được đóng quân ở Đông Đức cũ.

Quy định này sau đó đã bị vi phạm bởi NATO. Khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã làm việc với Nga để chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang đầy nguy hiểm và tốn kém. Đồng thời lợi dụng sự nhượng bộ từ một nước Nga đang rơi vào khủng hoảng, Mỹ đã lôi kéo các nước xung quanh nhằm bao vây Moskva bằng cách mở rộng NATO về phía đông. Khi EU mở rộng về phía đông, Nga cảm thấy mình bị đe dọa.

Jan Techau, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Carnegie ở châu Âu, nhận định rằng thất bại của phương Tây trong ván cờ Ukraine là do các nhà lãnh đạo hai bờ Đại Tây Dương đều đã hiểu sai về ông Putin. "Cả người Mỹ và người châu Âu đều đánh giá thấp ý đồ thực sự của ông Putin", ông Techau nói. Hiện nay, phương Tây đã được ông Putin "đánh thức", như lời của Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen, và đang cân nhắc về một kiểu quan hệ mới với Nga.

Quay trở lại lịch sử, Crimea đã được nhà Lãnh đạo Liên Xô Khrushchev (người Ukraine) chuyển giao cho Kiev vào năm 1954 bất chấp sự phản đối của nhiều người ở Nga và cả người dân Crimea. Khrushchev từng làm việc tại các mỏ ở Ukraine và kết hôn với một người phụ nữ Ukraine. Ông từng giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Trong ngắn hạn, việc giao Crimea cho Ukraine dường như là một quyết định cảm tính.

Lưu ý rằng gần 60% người dân ở Crimea là người Nga và họ đã có nhiều sự phàn nàn về cách hành xử của Kiev. Từ những năm 1990, đã có những động thái ban đầu nhằm tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea để sáp nhập vào Nga.

Khi phương Tây không có bất cứ biện pháp nào để ngăn Crimea tách khỏi Ukraine, họ cũng không nên đưa ra những lời đe dọa đối với Moskva và công khai thực hiện những hành động nhằm gây khó khăn cho việc sáp nhập của Crimea vào Nga. Lệnh cấm du lịch đến phương Tây và đóng băng tài sản của của một số giới chức được liệt kê trong danh sách của Mỹ và EU rõ ràng không khiến cho Moskva bị tổn thương nhiều. Chuyên gia Heather Conley tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định: "Những lệnh trừng phạt này sẽ rất khó khăn và sẽ rất đau đớn. Đó là lý do tại sao Mỹ phải nỗ lực thuyết phục các nước do dự nhất cũng là những đồng minh mạnh nhất ở châu Âu gồm Đức, Pháp và Anh".

Tổng thống Nga đã gạt sang những biện pháp trừng phạt và lời đe dọa của phương Tây, nhanh chóng hoàn tất các thủ tục sáp nhập Crimea. Ngoài ra, Nga có thể trả đũa nhằm vào các các công ty phương Tây. Ví dụ, tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobile đang hoạt động ở Nga và có trên 6.000 công ty Đức đang đầu tư trên lãnh thổ Nga. Khi nói đến việc áp dụng biện pháp trừng phạt, Nga không phải là Iran hay Iraq và thực tế là phương Tây khó có thể áp dụng biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn vì nó là con dao hai lưỡi.

Việc Crimea sáp nhập vào Nga là điều cho đến nay phương Tây không thể đảo ngược mặc dù họ có công nhận hay không. Tuy nhiên, để tổ chức một cuộc đối thoại giữa Nga và phương Tây có hiệu quả trong thời gian tới là việc làm còn rất gian nan. Chỉ cần một tính toán sai lầm của các bên có thể đẩy Nga và phương Tây vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới.

Vũ Thanh(Theo I.D.S.A)
http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/van-co-crimea-da-ket-thuc-20140324175403653.htm


Hé lộ “nhóm quân sư” cho TT Putin trong việc sáp nhập Crimea

(Kienthuc.net.vn) - Nhóm “hội đồng thời chiến”, từng là những cựu đặc vụ KGB từ những năm 1970-1980, là những quân sư cho Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea.
Khi được báo giới hỏi, Tổng thống Nga Putin luôn khẳng định, mình không hề có ý định sáp nhập Crimea từ trước. Tuy nhiên, hai tuần trước cuộc trưng cầu dân ý, cuộc họp của “hội đồng thời chiến” đã diễn ra. Tại sự kiện này, Tổng thống Vladimir Putin quyết định “sử dụng vũ lực quân sự để sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga”.
Các nhà quan sát tin rằng, ông Putin đã triệu tập cuộc họp bí mật trên vào tối ngày 25 hay 26/2. Ở đó, ngay cả Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov cũng không được phép tham gia. Trước đó một ngày, mọi người còn trông thấy sự hiện diện của ông trong buổi lễ bế mạc Thế vận hội Mùa đông 2014.
Ba nhân vật gồm Nikolai Patrushev, Sergei Ivanov và Alexander Bortnikov (từ trái sang)...
Theo tờ New York Times, tại cuộc họp quan trọng đó, Tổng thống Putin, Chánh văn phòng Điện Kremlin Sergei Ivanov, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nikolai Patrushev và Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) Alexander Bortnikov đều nhất trí rằng, Nga sẽ khôi phục quyền kiểm soát trên bán đảo tự trị Crimea.
Đặc biệt, ba quan chức Ivanov, Patrushev và Bortnikov là thành viên trong “hội đồng thời chiến” của ông Putin. Trong những năm 1970-1980, họ và ông Putin là những đặc vụ KGB hoạt động ở St Petersburg, quê hương của ông Putin.
“Cũng giống với bản thân ông Putin, tất cả bọn họ đều là những cựu điệp viên thuộc cơ quan an ninh Liên Xô và mong muốn phục hồi vị thế của Liên Xô dưới một hình thức nào đó”, Giám đốc chương trình Nga thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế Andrew Kuchins cho biết.
... là những quân sư của Tổng thống Putin trong vụ sáp nhập Crimea. 
Trong một bài viết trên tờ Politico, ông Kuchins nhận xét: “Họ cũng rất giống với nhóm bộ tứ thời Liên Xô, những người đã ra quyết định xâm chiếm Afghanistan năm 1979”.
Quyết định trọng đại trên của nhóm bộ tứ do ông Putin khởi xướng đã được đưa ra chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Ukraine Yanukovych chạy khỏi văn phòng làm việc ở thủ đô Kiev và xung quanh thời điểm Quốc hội Ukraine thành lập nội các lâm thời. Tuy nhiên, một tuần sau đó, ông Putin vẫn khẳng định công khai rằng, Nga không có ý định sáp nhập Crimea.
Thực tế, ông Putin đã khởi động những “bánh xe” của mình. Sau khi chính quyền mới Ukraine được công bố, Moscow đã lệnh cho 15.000 binh sĩ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Điều này khiến Washington buộc phải ra lời cảnh báo Moscow không nên đem quân can thiệp vào Ukraine.
Thanh Nga (theo Telegraph)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét