Ukraina: Nhiều quốc gia công khai phản đối cuộc chiến thương mại với Nga
Tại hội nghị EU ngày 20-21 tháng 3, nhiều quốc gia đã công khai phản đối cuộc chiến thương mại với Nga. "Sự leo thang xung đột xung quanh Ukraina sẽ có hậu quả tai hại cho những người tham gia, cho chúng ta và cho Châu Âu" - Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cho biết.
Crưm và Sevastopol cuối cùng đã trở
về Nga một cách hoàn toàn hợp pháp
Washington đã đưa hàng chục quan chức Nga, các chính trị gia và doanh nhân Nga vào danh sách đen và đóng băng tài khoản của họ trong các ngân hàng Mỹ. Trong danh sách đó có cả ông Vladimir Yakunin - người đứng đầu tập đoàn vận tải đường sắt lớn nhất của Nga. Rất khó giải thích vì sao sự cải thiện mạng lưới đường sắt (được hàng triệu người Ukraina sử dụng) lại có thể biến nhà lãnh đạo chính của ngành đường sắt Nga thành có tội.Liên minh Châu Âu bổ sung thêm vào "biện pháp trừng phạt Crưm” chống lại Nga hơn một chục tên tuổi của các quan chức Nga và hủy bỏ việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh EU-Nga dự kiến vào ngày 3 tháng 6 tại Sochi.
Cho dù Washington gây sức ép với Châu Âu đến mức nào đi nữa, "Hội nghị thượng đỉnh Ukraina" của EU ngày 20-21 tháng 3 đã không đưa ra biện pháp trừng phạt đặc biệt nào đối với Mátxcơva.
Không có biện pháp trừng phạt thương mại nào được công bố. Không nước nào ở Châu Âu muốn bắt đầu một cuộc chiến tranh thương mại với Nga vì sự thất bại của dự án Mỹ ở Ukraina.
Tại hội nghị, nhiều quốc gia đã công khai phản đối cuộc chiến thương mại với Nga. "Sự leo thang xung đột xung quanh Ukraina sẽ có hậu quả tai hại cho những người tham gia, cho chúng ta và cho Châu Âu" - Thủ tướng Bỉ Elio Di Rupo cho biết. Thay vào đó, lãnh đạo các nước hàng đầu Châu Âu "cần phải đến Nga để thúc đẩy cuộc đối thoại với Ukraina và giảm căng thẳng trong khu vực" và "không cầm đèn chạy trước ôtô với biện pháp trừng phạt" - ông Di Rupo nói.
Hiện nay, Thủ tướng Bulgaria Plamen Oresharski cũng phát biểu chống việc trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét