Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

"Không còn ai sợ Mỹ" và "Đừng đối xử tệ với Putin"

Bài học nào từ cuộc khủng hoảng ở Ukraina?
Với những người lính nói tiếng Nga "vũ trang tận răng" tuần tra trên đường phố, Quốc hội Crưm hôm 6/3 đã bỏ phiếu nhất trí gia nhập Nga và quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Các sự kiện kể trên ở Ukraina diễn ra bất chấp những cảnh báo và đe dọa từ Mỹ và các đồng minh phương Tây. Theo cây viết Frida Ghitis trên CNN, đụng độ giữa Nga và các bên ủng hộ Kiev đã phá vỡ một sự "cài đặt lại" được ca ngợi lâu nay, chấm dứt những hy vọng rằng Moscow và phương Tây sẽ cải thiện quan hệ và hợp tác cùng nhau hướng tới các mục tiêu chung.

Không ai có thể dự đoán chắc chắn khủng hoảng ở Ukraina sẽ kết thúc như thế nào. Nhưng thế giới giờ đây có thể rút ra một số bài học quan trọng.

Không còn ai sợ Mỹ?


Khủng hoảng ở Ukraina bắt nguồn từ việc Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych từ chối một thỏa thuận đối tác được mong đợi từ lâu với Liên minh châu Âu để giành lấy các mối quan hệ thân thiết hơn với Moscow. Điều này khiến phe thân phương Tây tức giận, bởi họ không chỉ muốn hợp tác nhiều hơn nữa với châu Âu mà còn chứng kiến những gì các tiêu chuẩn Mỹ mang lại cho một xã hội.

Nhưng Mỹ đã mất nhiều năng lực răn đe các kẻ thù của nước này. Chúng ta đã chứng kiến điều đó khi Tổng thống Barack Obama tuyên bố vài năm trước rằng lãnh đạo Syria Bashar al-Assad phải từ chức. Chúng ta cũng chứng kiến điều đó khi Ngoại trưởng lúc đó, bà Hillary Clinton, bị ném cà chua ở Ai Cập.

Và giờ đây là ở Ukraina, dù Obama muốn Putin tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina nhưng ông chủ điện Kremlin vẫn quyết kiểm soát bán đảo Crưm.

"Đừng đối xử tệ với Putin"

Thậm chí nếu Moscow từ bỏ mọi sự kiểm soát đối với Crưm ngay lúc này thì Tổng thống Vladimir Putin cũng đã đạt được một mục tiêu chính.

Ông chủ điện Kremlin đã phát đi một thông điệp rõ ràng với một số nước rằng họ không thể coi thường Nga. Nhà lãnh đạo Nga cũng rất nghiêm túc trong việc bảo vệ tầm ảnh hưởng của Moscow.

Đừng mong được toàn bộ các nhà hoạt động hòa bình quốc tế ủng hộ:


Đối với các nhà hoạt động tự do ở Ukraina, phản ứng từ phong trào hòa bình quốc tế hẳn phải là một liều thuốc khó nuốt. Bởi lẽ, trái với một số ý kiến phản đối Moscow thì không ít người cho rằng chính Mỹ đã gây ra khủng hoảng.

Thanh Hảo

Khủng hoảng Ukraina qua những bức ảnh biết nói

Trong khi các nhà ngoại giao Nga, Mỹ cùng ngồi vào bàn đàm phán để tìm ra một giải pháp tối ưu nhất đối với Ukraina, cuộc khủng hoảng chính trị tại quốc gia Đông Âu này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
TIN BÀI LIÊN QUAN:


Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 21/11/2013, chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych tuyên bố đã từ bỏ kế hoạch ký hiệp định tăng cường quan hệ với Liên minh châu Âu tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Moscow. Những người biểu tình đổ ra đường. (Ảnh: Gleb Garanich / Reuters)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 30/11/2013, cảnh sát tấn công một nhóm biểu tình, bắt giữ 35 người. Những hình ảnh người biểu tình bị cảnh sát dùng dùi cui đánh đập đã nhanh chóng lan rộng. (Ảnh: AP Photo/Sergei Chuzavkov)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Một cuộc biểu tình vào hôm 1/12/2013 đã thu hút khoảng 300.000 người tham gia. Đây là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất kể từ Cách mạng Cam năm 2004. (Ảnh: REUTERS/Stoyan Nenov)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 17/12/2013, Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo Moscow sẽ mua 15 tỷ USD trái phiếu chính phủ Ukraina và giảm 1/3 giá khí đốt bán cho Ukraine trong vòng 3 tháng. Putin và Yanukovych tuyên bố không có điều kiện đính kèm. (Ảnh: LEXANDER NEMENOV/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 22/1, ba người biểu tình đầu tiên đã thiệt mạng một cuộc đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình. (Ảnh: ANATOLII BOIKO/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 16/2, các nhà hoạt động đối lập chấm dứt việc chiếm đóng Tòa thị chính Kiev để đổi lấy việc thả 234 người biểu tình bị giam giữ, một tín hiệu được xem là hướng tới giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.(Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 18/2, đụng độ đường phố khiến ít nhất 26 người, bao gồm 10 cảnh sát thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Bạo lực bắt đầu khi những người biểu tình tấn công hàng rào cảnh sát và pháo sáng được bắn bên ngoài tòa nhà quốc hội sau khi quốc hội trì hoãn thực hiện cải cách hiến pháp để giới hạn quyền lực của tổng thống. (Ảnh: BULENT KILIC/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 22/2, một người biểu tình tạo dáng trong bồn tắm bên trong biệt thự của Tổng thống Viktor Yanukovych tại Mezhyhirya, ngoại ô thủ đô Kiev, Ukraina. (Ảnh: EPA/SERGEY DOLZHENKO)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Người dân tới dâng hoa tưởng niệm những người biểu tình chống chính phủ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với cảnh sát tại Quảng trường Độc lập. Ukraina ban bố lệnh truy nã đối với Tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovych vì tội "giết người hàng loạt" và đề nghị phương tây viện trợ 35 tỷ USD để bảo lãnh cho nền kinh tế Ukraina thoát khỏi nguy cơ vỡ nợ. (Ảnh:  BULENT KILIC/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 23/2, Chủ tịch Quốc hội Ukraina Oleksandr Turchynov trở thành tổng thống tạm quyền. Ngày 25/2, ông phát biểu trong một phiên họp quốc hội ở thủ đô Kiev. (Ảnh: SERGEI SUPINSKY/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng 
Ngày 27/2, những tay súng đeo mặt nạ đã chiếm đóng quốc hội và các tòa nhà chính phủ tại Crưm. Yanukovych được tị nạn tại Nga.  (Ảnh:  BULENT KILIC/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ukraina nói rằng quân đội Nga đã nắm giữ các vị trí xung quanh những địa điểm chiến lược trên bán đảo Crưm. Quốc hội Ukraina đã thông qua một nghị quyết yêu cầu Nga hoãn các bước mà họ nói rằng nhằm chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Tổng thống tạm quyền OleksandrTurchynov cho biết ông đã đặt quân đội trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu trước những đe dọa về một xâm lược tiềm tàng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Ngày 1/3, quân đội Nga đã tiếp quản Crưm mà không nổ phát súng nào. Chính quyền Kiev và những người ủng hộ phương tây hoàn toàn không có khả năng đối phó. Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Putin hạ lệnh rút quân. (Ảnh: REUTERS/Baz Ratner)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Các binh lính dưới sự chỉ huy của Nga đã bắn súng chỉ thiên để cảnh cáo và yêu cầu hơn 100 quân nhân Ukraina tránh xa căn cứ không quân Belbek, nơi quân đội Nga đang chiến đóng. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Ukraina, Crưm, khủng hoảng
Đại tá Yuli Mamchor, chỉ huy quân đội Ukraina tại căn cứ không quân Belbek, đã dẫn đầu các binh lính mang theo quốc kỳ Ukraina giành lại sân bay Belbek từ các binh sĩ Nga tại Crưm. (Ảnh: Sean Gallup/Getty Images)
Sầm Hoa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét