Quan chức 'giúp' Trung Quốc hại lúa gạo dân Việt
SÀI GÒN (NV) - Chính quan chức mà người ta gọi bóng gió là “lợi ích nhóm” bị tố cáo làm tay sai đắc lực cho Trung Quốc để giết dần mòn giới nông dân và lúa gạo của Việt Nam.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên viên
lúa gạo kỳ cựu của Việt Nam. (Hình: Lao Động)
“Một lý do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.” Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên viên lúa gạo kỳ cựu của Việt Nam, nói như vậy trong cuộc phỏng vấn của báo Đất Việt hôm Thứ Bảy 30/11/2013.
Như thế, đây là thêm bằng chứng nhà cầm quyền độc tài đảng trị ở Bắc Kinh như con bạch tuộc khổng lồ với cả trăm cả ngàn cái vòi vươn sang Việt Nam lũng đoạn tất cả mọi mặt của nền kinh tế và sản xuất của nước này.
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Đất Việt, ông Võ Tòng Xuân cho hay, tuy Việt Nam là một nước nông nghiệp và lấy trồng lúa làm chính, nhưng khác với trước kia, từ mấy năm trở lại đây, Trung Quốc khống chế phần lớn từ khâu sản xuất lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu và cả tiêu thụ gạo.
Tin tức cho hay từ 50% đến 70% nhu cầu lúa giống, phân bón và thuốc trừ sâu của nông dân Việt Nam đều nhập cảng từ Trung Quốc. Không phải các chuyên viên Việt Nam không nghiên cứu được lúa giống thích hợp, phẩm chất cao nhưng có những viên chức nhà nước lại nằm đằng sau việc đốc thúc người dân sử dụng lúa giống Trung Quốc.
Chính sách “tam nông” rầm rộ tuyên truyền mà giới nông dân Việt Nam chẳng được hưởng gì ngoài sự đói khổ. Nguyên nhân đầu tiên, theo ông Xuân, là lúa giống của Việt Nam sản xuất không được quảng cáo “tiếp thị” mạnh bằng giống Trung Quốc, nhưng như trên ông nói, giống lúa Trung Quốc được tiêu thụ mạnh hơn chỉ vì “được sự hỗ trợ của chính quyền khuyến khích dân mua giống lúa đó”.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Võ Tòng Xuân không nói rõ ra sự “hỗ trợ của chính quyền” là ai, cơ quan nào, nhưng ngày 23/8/2013 vừa qua, báo Tuổi Trẻ cho hay Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An Nguyễn Ngọc Dũng nói với ký giả báo này: “Chúng tôi sử dụng loại giống, bộ giống nào là do hướng dẫn của Sở NN&PTNT.”
Đại đa số nông dân thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã theo lệnh của nhà cầm quyền mua lúa giống Trung Quốc để trồng chỉ vì chúng cho sản lượng cao hơn, dù phải mua giá đắt hơn lúa giống nội địa. Trong khi đó, phẩm chất gạo từ lúa giống Trung Quốc ăn không ngon và hàm lượng dinh dưỡng thấp, theo bản tin Tuổi Trẻ vừa kể.
Tờ báo này dẫn nguồn tài liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói tỉ lệ lúa giống nông dân mua để trồng có khoảng 65% nhập cảng từ Trung Quốc.
Tỉ lệ lúa giống đang được sử dụng tại Việt Nam có tới 65% xuất xứ từ Trung quốc, theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Trung tâm Khuyến nông quốc gia. (Hình đồ họa: Tuổi Trẻ)
Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu của Trung Quốc để gia công hàng dệt may, giày dép, đồ điện tử xuất cảng. Báo chí trong nước đã báo động nhiều lần về sự khống chế của nông sản Trung Quốc từ củ hành, củ gừng đến củ khoai, trái cây, nay thì đến nông sản căn bản là lúa gạo cũng không thoát bàn tay phương Bắc.
Ở mặt sản xuất thì như thế, theo nhiều bài báo gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường mua bán lúa gạo của Việt Nam cũng ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cho đến Tháng 10-2013, trong tổng số gạo xuất cảng 5.8 triệu tấn, khoảng 3 triệu tấn đã được xuất sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, xuất cảng “chính ngạch” chỉ chiếm 1.8 triệu tấn, còn xuất “tiểu ngạch” lên tới 1.2 triệu tấn.
Xuất cảng “tiểu ngạch” qua biên giới với các hợp đồng nhỏ lẻ, theo các nguồn tin, có nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam, từ thất thu thuế, đến giới thương gia trong nước bị ép và bị bỏ ngang hợp đồng mà không hề bị chế tài, bồi thường. Đến giữa tháng 8, số lượng hợp đồng với tổng số gạo 938,000 tấn đã bị “hủy hợp đồng”, con số do Hiệp Hội Lương Thực quốc doanh đưa ra, hầu hết là hợp đồng ký với thương lái Trung Quốc.
Cho tới nay, xuất khẩu và thu mua lúa gạo trong nước nằm hầu trong trong sự thao túng của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam và Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc, tức hai đại công ty quốc doanh với gần 100 công ty con chân rết của chúng.
Hai đại gia này chỉ tung tiền nhà nước ra mua khi có hợp đồng rồi bán lại kiếm lời, bất chấp quyền lợi của nông dân. Đã có rất nhiều bài viết về sự điêu đứng khốn khổ của nông dân trong chính sách độc quyền lúa gạo của nhà nước.
“Xuất khẩu gạo hiện nay của ta đang đi ngược chiều thế giới, các nước họ cạnh tranh giá cao với chất lượng gạo tốt, nhưng doanh nghiệp của ta thì lại đi cạnh tranh giá rẻ, gạo chất lượng thấp. Dù sao doanh nghiệp vẫn không lỗ, vì anh bán thấp thì mua thấp, thiệt đâu nông dân chịu”. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nói trên tờ Đất Việt ngày 11/8/2013. (TN)
Trong cuộc phỏng vấn của tờ Đất Việt, ông Võ Tòng Xuân cho hay, tuy Việt Nam là một nước nông nghiệp và lấy trồng lúa làm chính, nhưng khác với trước kia, từ mấy năm trở lại đây, Trung Quốc khống chế phần lớn từ khâu sản xuất lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu và cả tiêu thụ gạo.
Tin tức cho hay từ 50% đến 70% nhu cầu lúa giống, phân bón và thuốc trừ sâu của nông dân Việt Nam đều nhập cảng từ Trung Quốc. Không phải các chuyên viên Việt Nam không nghiên cứu được lúa giống thích hợp, phẩm chất cao nhưng có những viên chức nhà nước lại nằm đằng sau việc đốc thúc người dân sử dụng lúa giống Trung Quốc.
Chính sách “tam nông” rầm rộ tuyên truyền mà giới nông dân Việt Nam chẳng được hưởng gì ngoài sự đói khổ. Nguyên nhân đầu tiên, theo ông Xuân, là lúa giống của Việt Nam sản xuất không được quảng cáo “tiếp thị” mạnh bằng giống Trung Quốc, nhưng như trên ông nói, giống lúa Trung Quốc được tiêu thụ mạnh hơn chỉ vì “được sự hỗ trợ của chính quyền khuyến khích dân mua giống lúa đó”.
Cánh đồng gieo cấy với lúa giống Trung quốc ở
huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. (Hình: Tuổi Trẻ)
Trong cuộc phỏng vấn, ông Võ Tòng Xuân không nói rõ ra sự “hỗ trợ của chính quyền” là ai, cơ quan nào, nhưng ngày 23/8/2013 vừa qua, báo Tuổi Trẻ cho hay Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An Nguyễn Ngọc Dũng nói với ký giả báo này: “Chúng tôi sử dụng loại giống, bộ giống nào là do hướng dẫn của Sở NN&PTNT.”
Đại đa số nông dân thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đã theo lệnh của nhà cầm quyền mua lúa giống Trung Quốc để trồng chỉ vì chúng cho sản lượng cao hơn, dù phải mua giá đắt hơn lúa giống nội địa. Trong khi đó, phẩm chất gạo từ lúa giống Trung Quốc ăn không ngon và hàm lượng dinh dưỡng thấp, theo bản tin Tuổi Trẻ vừa kể.
Tờ báo này dẫn nguồn tài liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói tỉ lệ lúa giống nông dân mua để trồng có khoảng 65% nhập cảng từ Trung Quốc.
Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu của Trung Quốc để gia công hàng dệt may, giày dép, đồ điện tử xuất cảng. Báo chí trong nước đã báo động nhiều lần về sự khống chế của nông sản Trung Quốc từ củ hành, củ gừng đến củ khoai, trái cây, nay thì đến nông sản căn bản là lúa gạo cũng không thoát bàn tay phương Bắc.
Ở mặt sản xuất thì như thế, theo nhiều bài báo gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường mua bán lúa gạo của Việt Nam cũng ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cho đến Tháng 10-2013, trong tổng số gạo xuất cảng 5.8 triệu tấn, khoảng 3 triệu tấn đã được xuất sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, xuất cảng “chính ngạch” chỉ chiếm 1.8 triệu tấn, còn xuất “tiểu ngạch” lên tới 1.2 triệu tấn.
Xuất cảng “tiểu ngạch” qua biên giới với các hợp đồng nhỏ lẻ, theo các nguồn tin, có nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam, từ thất thu thuế, đến giới thương gia trong nước bị ép và bị bỏ ngang hợp đồng mà không hề bị chế tài, bồi thường. Đến giữa tháng 8, số lượng hợp đồng với tổng số gạo 938,000 tấn đã bị “hủy hợp đồng”, con số do Hiệp Hội Lương Thực quốc doanh đưa ra, hầu hết là hợp đồng ký với thương lái Trung Quốc.
Cho tới nay, xuất khẩu và thu mua lúa gạo trong nước nằm hầu trong trong sự thao túng của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam và Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc, tức hai đại công ty quốc doanh với gần 100 công ty con chân rết của chúng.
Hai đại gia này chỉ tung tiền nhà nước ra mua khi có hợp đồng rồi bán lại kiếm lời, bất chấp quyền lợi của nông dân. Đã có rất nhiều bài viết về sự điêu đứng khốn khổ của nông dân trong chính sách độc quyền lúa gạo của nhà nước.
“Xuất khẩu gạo hiện nay của ta đang đi ngược chiều thế giới, các nước họ cạnh tranh giá cao với chất lượng gạo tốt, nhưng doanh nghiệp của ta thì lại đi cạnh tranh giá rẻ, gạo chất lượng thấp. Dù sao doanh nghiệp vẫn không lỗ, vì anh bán thấp thì mua thấp, thiệt đâu nông dân chịu”. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nói trên tờ Đất Việt ngày 11/8/2013. (TN)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét