Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Người Việt Nam có tình cảm với Lenin’

Tôi không có cảm tình với Lê Nin và không có ấn tượng mấy về ông này, nhưng tôi đồng ý với TS Giang, trừ những trường hợp hết sức đặc biệt, tất cả tượng đài, công trình xây dựng, sách vở, văn học, văn hóa... đã có, đã diễn ra đều là một phần của lịch sử’, và chúng ta nên tôn trọng chúng. Hãy để nguyên đó, tiếp tục tôn tạo duy trì chúng để thế hệ hôm nay cũng như thế hệ mai sau nhìn thấy và tiếp thu những cái tốt từ đó đồng thời có kinh nghiệm về những cái xấu từ đó. Nhìn những tượng đài lịch sử đã bị phá, tôi thấy tiếc vô cùng: Từ Quảng trường Ba Đình cũ với 3 vòm cửa rất đẹp bị phá đi để xây lăng Bác, đến phá Hội trường Ba Đình, xóa bỏ tỉnh Hà Tây quê lụa với bao truyền thống nhân văn...
Người VN có tình cảm với Lenin’
Nhân sự việc người biểu tình Ukraine giật đổ và đập phá tượng Lenin ở thủ đô Kiev, một nhà nghiên cứu lịch sử từ trong nước nói với BBC rằng ‘nhân dân Việt Nam phải biết ơn Lenin’. Ông cũng chỉ trích hành động của người biểu tình Ukraine.
Người biểu tình Ukraine không muốn nhìn thấy tượng Lenin ở Kiev
Bình luận về vụ phá hủy tượng Lenin ở Kiev, Tiến sỹ Vũ Minh Giang thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng hành động này là ‘thiếu văn hóa’ và ‘không tôn trọng lịch sử’.

“Lenin dù sao cũng gắn liền với thể chế Liên Xô trước đây,” ông nói. “Người Ukraine ít nhiều chịu ơn của Liên Xô vì dù chế độ nào hay học thuyết nào cũng thấy chủ nghĩa phát xít là quái thai của lịch sử.”

‘Manh động, thiếu văn hóa’

“Hành động này nếu xét từ góc độ văn hóa và ứng xử của người trí thức thì nhẹ là manh động còn nặng là thiếu văn hóa,” ông nói.

Để dẫn chứng, Tiến sỹ kể lại câu chuyện về một lần ông sang Brazil đến thăm ‘một trường đại học lớn’ thì ‘thấy một bức tượng lớn của toàn quyền Bồ Đào Nha đặt giữa sân trường’.

“Tôi có hỏi là trước đây Brazil bị Bồ Đào Nha cai trị thì tại sao lại để bức tượng thế này,” ông kể. “Ban lãnh đạo trả lời tôi: ‘Tất cả đều là một phần của lịch sử’.”

Ông Giang cũng không đồng ý với quan điểm cho rằng Ukraine từng bị Liên Xô xâm lược.

“Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược,” ông giải thích.

Còn về cáo buộc Liên Xô áp đặt chủ nghĩa cộng sản vào Ukraine, vị giáo sư lịch sử này nói rằng ‘mỗi học thuyết đều có vị trí lịch sử nhất định của nó’.

“Ứng xử có học là phải thấy rằng sự hiện diện của bất cứ chủ nghĩa nào cũng sản sinh ra trong hoàn cảnh nhất định và chắc chắn khi nó đã tồn tại trên quy mô rộng lớn thì nó có những giá trị nhất định trừ học thuyết phân biệt chủng tộc hay chủ nghĩa phát xít,” ông nói.

Việt Nam có bức tượng Lenin lớn ở trung tâm Hà Nội

“Đánh giá lịch sử cần cái nhìn bình tĩnh, tôn trọng khách quan, gắn với hoàn cảnh lịch sử. Bất cứ hành động gì manh động kèm theo thái độ hận thù thì đáng lên án.”

Biết ơn Liên Xô

Riêng về cách nhìn nhận lãnh tụ cộng sản Lenin ở Việt Nam hiện nay, ông Giang nói có sự khác biệt giữa các thế hệ.

“Thế hệ trước hiểu rất rõ mối quan hệ của Liên bang Xô Viết với Việt Nam,” ông nói.

“Trong sự nghiệp bảo vệ độc lập của Việt Nam, đất nước của Lenin có vai trò rất lớn,” ông nói rõ thêm, “Khi Hoa Kỳ dùng máy bay B-52 ném bom bệnh viện, khu vực đông dân thì phải có tên lửa của Liên Xô thì mới bắn rơi B-52.”

“Ai giúp đỡ Việt Nam trong sự nghiệp này đều được đánh giá cao. Thế hệ từng trải qua hiểu rất rõ và dành tình cảm tốt đẹp đối với đất nước Xô Viết và Lenin.”

Tuy nhiên ông cũng nhìn nhận thế hệ trẻ sau này ‘có mối quan tâm khác đi’ đối với Liên Xô và Lenin nhưng ‘họ cũng được giáo dục văn hóa và lịch sử của người Việt Nam’.

“Tôi nhìn thấy sự trân trọng quá khứ vẫn là thuộc tính của người Việt Nam, nhất là đối với những người trong quá khứ đã từng có ơn với mình,” ông nói.

Lý do thứ hai người dân Việt Nam ‘trân trọng Lenin’ theo ông Vũ Minh Giang là vì Lenin đại diện cho ‘ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp’ vốn là điều ‘cả thế giới mong muốn’.

Người Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin ở Ulan Bator năm 2012

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131211_vietnamese_view_lenin.shtml

5 nhận xét:

  1. Cái ông tiến sỹ nói hay thiệt "ý tưởng xây dựng xã hội tốt đẹp" sờ sờ trước mặt ông đấy nhìn đâu cho xa.Nói mà không ngượng.

    Trả lờiXóa
  2. Ông tiến sĩ này đúng là "cháu ngoan bác Hồ" từ bé. Xin hỏi tại sao những tượng các danh nhân lịch sử VN ở miền Nam trước năm 1975, rất đẹp tại sao bị phá bỏ?

    Trả lờiXóa
  3. Ông tiến sĩ này đúng là "cháu ngoan bác Hồ" từ bé. Xin hỏi tại sao những tượng các danh nhân lịch sử VN ở miền Nam trước năm 1975, rất đẹp tại sao bị phá bỏ?

    Trả lờiXóa
  4. "những tượng các danh nhân lịch sử VN ở miền Nam trước năm 1975, rất đẹp tại sao bị phá bỏ?"
    " vietchanchinh" hãy nêu rõ những danh nhân lịch sử VN ở miền Nam trước năm 1975, phá bỏ là những danh nhân nào ?

    Trả lờiXóa
  5. “Sự hiện diện của quân đội nước này ở nước khác trên thế giới từ xưa đến nay cũng có nhiều nhưng không phải sự hiện diện nào cũng gắn với cái gọi là xâm lược,” ông giải thích.
    Rất hay: Quân đội Mỹ ở ViệtNam, Q Đội Việt Nam ở Campuchia có phải là xâm lược không? Tiến sỹ cũng nên mở rộng ra? Ông TS cũng nên xem lại Cách mạng Việt Nam cũng đập rất nhiều tượng đấy!

    Trả lờiXóa