Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Chọn giày phù hợp để đi dã ngoại

Chọn giày phù hợp để đi dã ngoại
Tác giả: dgonlineTrước khi phân tích các loại giày dép và kinh nghiệm tôi xin gửi cho mọi người những yếu tố khi xem một đôi giày nhé. Giày này là cho dân đi bộ : Hiking Boot Weight 
Trọng lượng của giầy
Trọng lượng càng nhẹ càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy giầy chỉ nặng thêm một lạng thì cảm giác tương đương với ba lô nặng thêm 5 lạng, do vậy các nhà sản xuất đều tập trung vào việc tìm chất liệu sao cho nhẹ hơn mà vẫn đảm bảo đáp ứng các tính năng khácWater Resistance Chống nước
Độ ẩm là một trong những kẻ thù của đi bộ. Độ ẩm làm rộp da chân do tăng ma sát với mặt giày vì vậy cần giữ giày thật khô ráo. Giầy cần được làm bằng vật liệu thông thoáng và kín nước để hơi ẩm thóat khỏi mặt trong giày và nước ở ngoài không ngấm vào trong được. Do vậy, bạn cần kiểm tra cái lưỡi giày ở trên kỹ càng.
Lateral Rigidity Độ cứng bên thành
Giầy cần bảo vệ được chân và mắt cá khi va chạm với những bề mặt không bằng phẳng. Do vậy, những giầy cao cổ sẽ bảo vệ mắt cá tốt hơn.

Longitudinal Rigidity Độ cứng theo chiều dọc

Giầy cần phải cứng để không bị đế không cong khi phải nhấn quá mạnh vào ngón chân hay gót chân. Ngòai ra, giầy cũng phải có độ mềm mại vừa đủ để bám tốt khi đi bộ.Arch Support Độ ôm

Giày phải ôm vừa vặn với bàn chân sao cho chân không bị bẹt ra khi phải mang nặng. Nếu cần một miếng đệm theo lòng bàn chân sẽ giúp cho chân bạn thỏai mái hơn.Cấu tạo của giầy:

Upper Phần mũ giày

Phần mũ giầy phải bảo vệ được chân và hấp thụ được những lực tác động lên mũ giày ngoài ý muốn để bảo vệ được chân. Ngoài ra, nó cũng phải thông thoáng và chống nước ngấm.

Soles Đế giày


Đế giày cần tạo ra ma sát trên các bề mặt di chuyển. Để tạo ma sát, đế giày cần có những rãnh sâu trên bề mặt cao su. Trên các bề mặt trơn trượt, càng nhiều mũi cao su nhọn càng tăng lực ma sát vào bề mặt. Ở bề mặt mềm thì những mấu cao su sẽ ấn sâu xuống làm giảm trơn trượt. Đế giày cũng phải hấp thu và phân tán những chấn động khác để không bị ảnh hưởng tới bàn chân. Đế giày phải đủ cứng nhưng cũng phải đủ mềm để đi được tự nhiên. Nó cũng phải được gắn hoặc khâu chặt chẽ với mũ giày để chống nước tốt

Lacing các kiểu móc buộc dây:

Có nhiều cách với ích lợi khác nhau

• Eyelets buộc hình thoi rất chặt và khó bị banh ra. Cách buộc này hay dùng cho loại giầy nhẹ.

• D-rings dùng với những móc hình chữ D với đinh tán. Tuy chặt nhưng cách buộc này thường căng tại điểm đinh tán

• Hook là cách buộc vào giầy có những móc ở bên ngoài , cách này tháo nhanh

• Webbing sử dụng với những móc vải

Tongues Lưỡi giày

Lưỡi giày là phần bên trong mũ giày để che mu trên của chân. Nhiều giày đi bộ làm một miếng độn giữa lưỡi giày và mũ giày. Miếng đệm và lưỡi giày phải đảm bảo không cho bụi bẩn, cát, sỏi, nước bắn vào trong giày. Khi buộc dây giày phải đảm bảo kín nhưng không tạo ra những điểm ép đau lên chân.

Lining & Padding Cổ giày / Miếng đệm vòng quanh cổ chân.
Thông thường các giày đi bộ có miếng đệm này ôm lấy cổ chân cho thoải mái. Người ta hay dùng miếng xốp để chống lạnh và êm nhưng lại không nên ở chỗ ngón chân hay gót. Những phần này thường bằng vải sợi tổng hợp để tăng độ bền và hút ẩm tốt.

Insoles / Footbeds Lót giày:

Lót giày phải có hình dạng phù hợp để chắc chắn và giữ thăng bằng tốt, khi tháo ra lót giày tốt nhất là phải hợp với bàn chân bạn

Scree Collars
On higher boots, your Achilles tendon and ankle need protection from chafing and that is where the scree collars come in. At the back of the outers, a lower cut is made and foam padded leather rolls protect against chafing.

Crampon Connections Mũi giày:
Mũi giày phải được gia cố cho cứng bằng các đệm da …


dgonline

Phân loại giầy leo núi:dân leo núi thường phân loại theo sắp xếp từ giầy nhẹ tới nặng, phân nhóm từ A tới D.Hiểu biết về các loại sẽ giúp bạn lựa chọn đúng đắn cho đôi giày của mình.
Sandals (Class A – Nhóm giầy A)

Loại sandal này đã được sử dụng từ thời cổ, thuận tiện, thoáng và nhẹ. Tuy nhiên, vì nó hở nên chỉ có thể sử dụng ở những địa hình đơn giản. Khi mua loại sandal bạn cần lưu ý là phải mua loại nhẹ, quai phải mềm mại, đặc biệt quai sau không bị cọ sát vào gót chân khi đi, Không dùng sandal nếu phải đi rừng. Bitis có một số loại sandal rất tốt và nhẹ nhàng. Bạn nên mang như là một đôi dép phụ.



Giầy đi trên đường mòn. Trail Running Shoes / Cross Trainers / Adventure Racing Shoes (Class A – Nhóm giầy A)

Thật ra đây là loại giầy chạy nhưng có thêm một số tính năng phù hợp hơn với đường mòn và đường mấp mô. Nó có nhiều miếng đệm ở chỗ ngón chân hơn và có đế bền dẻo hơn để phù hợp với điều kiện sử dụng khó khăn hơn



Giầy đi bộ đường dài. Hiking Shoes / Approach Shoes / Trail Boots / Light Boots (Class A to B Nhóm giầy A-B)

Loại này đã bắt đầu được xếp vào nhóm giày đi bộ chuyên dùng nhưng chỉ sử dụng ở các con đường đi bộ được làm sẵn hoặc không quá khó khăn và thường là đi trong ngày. Chất liệu bằng da lộn, da đanh mặt, nylon, vải nhẹ. Nó mềm và dễ uốn. Nhiều thiết kế giày này có những đai chịu lực để bảo vệ chân và mắt cá nhưng không cao hơn mắt cá chân. Một số loại cao cấp còn thiết kế lưỡi giầy chống nước và sỏi đá rơi vào trong giầy. Tuy nhiên, nhiều đôi giày thời trang thiết kế có hình dạng bên ngoài giống loại giày này nhưng không có những tính năng cần thiết cho việc đi bộ, do vậy bạn cần lưu ý kiểm tra kỹ.



Giầy đi bộ class B Cross Hikers / Mid-weight Boots (Nhóm B Class B)


Cũng giống loại giày đi bộ loại thông thường trên nhưng sử dụng cho những địa hình khó khăn hơn. Loại này sử dụng trong các cuộc đi bộ dài ngày. Nó làm từ vật liệu da lộn và các vật liệu chắc chắn khác. Đế giày thường cứng hơn để bảo vệ chân. Cổ giày cao hơn mắt cá nên có thể bạn sẽ cảm thấy không thoải mái nhưng nó bảo vệ chân rất tốt.



Giày lội rừng – Giày bảo hộ – Nhóm C. Off-trail Boots / Heavy Boots (Class C)

Loại giày này để dụng trong những địa hình khó khăn, Nó có nhưng thiết kế bảo vệ chân như gia cố phần mũi giày, đế giày rộng và chắc, những đường gờ chịu lực. Mặt trong của giầy thường bằng những vật liệu đặc biệt để giữ thông thoáng. Loại giày này phù hợp với leo núi. Loại giày này được thiết kế để chịu lực tốt, phân tán lực khi có va chạm nhưng vẫn thông thoáng và chịu nước.Đôi khi còn có những đinh sắt gia cố. Giày này thường cứng và nặng hơn



Giày leo núi Nhóm D – Mountaineering Boots (Class D)

CHính là loại giày mà người ta dùng leo núi Everest. Nó có những thiết kế với các đinh ở đầu mũi giày. Có khi giày này có những vòng nhựa quanh mắt cá để bảo vệ giống như giày trượt tuyết. Loại giày này phù hợp với leo núi ở những nơi băng giá nhưng không tiện lắm nếu đi bộ dài ngày. Giày này còn có những lớp giữ ấm đặc biệt.


Lựa chọn giày: Mục đích sử dụng

Lựa chọn đúng theo mục đích sử dụng, điều kiện thời tiết, quãng đường đi bộ và khối lượng mang vác
Mức độ kỹ năng đi bộ của bạn.

Nếu bạn là ngừoi mới bắt đầu bạn cần lựa chọn đôi giày tốt cho đôi chân , mức độ bảo vệ chân cao. Còn đối với người đã đi bộ quen rồi thì có thể chọn đôi giày kiểu khác.

Chất lượng đôi giày

Đôi giầy tốt rất quan trọng, có lẽ không gì ghét bằng khi bạn đang đi bộ trong rừng thì giày bị hỏng. Những đôi giày có thương hiệu chính là một sự đảm bảo. Những nhãn hiệu lớn thường kiểm tra và thử giày trong rất nhiều điều kiện khó khăn khác nhau trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo chất lượng và độ bền. Giày rẻ từ những nhãn hiệu vô danh có thể dẫn bạn đến những rắc rối. Kiểm tra giày thật cẩn thận như chỗ tiếp giáp giữa đế và mũ giày, độ cứng của phần mũ và kiểu đế giày.

Mức độ vừa chân:

Đi giày phải thấy vừa vặn, thoải mái, đừng to quá cũng không chật quá. :
Cỡ chân và hình dạng của chân sau khi đi bộ có thể thay đổi, cũng như sáng và chiều có thể hơi khác nhau. Vậy nếu bạn muốn mua một đôi giày đi bộ thì nên đi bộ quanh 15 phút trước khi thửu giày và nên đi mua vào lúc chiều muộn, khi đó chân bạn sẽ cho bạn kích thước thực sự.

Khi thử giày thì đi loại tất mà bạn sẽ dùng trong chuyến đi bộ.

Nhìn chung bạn sẽ thích một đôi giầy ấm áp và kín nhưng cần lưu ý là không tạo ra các điểm cọ sát lên chân. .

Lấy lót giày ra và thử xem lót giầy có vừa với lòng bàn chân bạn không. Nếu lót giày nhỏ hơn sẽ rất khó chịu.

Đi thử giày và bạn có thể kiểm tra như sau:

• Đưa chân vào giày mở không buộc dây. Đứng thẳng và nhấn mạnh chân vào phía mũi giày, khi đó, bạn phải cảm thấy chân của bạn phải trượt vào trong một cách dễ dàng và có thể đút được ngón tay trỏ vào giữa gót giày và gót chân bạn.
• Ngồi xuống và buộc hai giầy lại. Khi bạn buộc giày, bàn chân bạn sẽ trượt trở lại đằng sau, lấp vào khoảng không mà ngón tay trỏ đã tạo ra.
• Đứng dậy và đi vòng quanh.
• Ngón chân bạn không được chạm vào mặt trong của mũi giày và cọ vào mặt trên bên trong của mũi giày. Nếu bị vậy, cần mua đôi giày rộng hơn một chút ở phần trước của giày.
• Khi bạn đi bộ, gót chân và gót giày phải chuyển động nhịp nhàng với nhau. Gót chân không được trượt lên trượt xuống so với gót giày.
• Câu “ giày thừa dép thiếu “ là không phù hợp với giày đi bộ. Nếu giày rộng, khi bạn đi bộ sẽ có khoảng cách giữa chân và giày và sẽ rất mất sức hoặc bị cọ sát trầy da.

hZZp://z6.invisionfree.com/8pclub/ar/t216.htm

1 nhận xét: