Ở phố tôi, cứ mỗi sáng loa truyền thanh phường lại loan báo tổ dân số này quyên góp ủng hộ nơi nghèo được 1 triệu, tổ kia được 800 nghìn, chẳng có số nào cao hơn triệu rưởi, nghe mấy con số rồi so với những lãng phí trên thấy xót xa quá.
Cũng chuyện chậm tiến độ như trường hợp cầu Nhật Tân dưới đây: Hàng ngày đi ngang Tòa nhà Quốc hội mới đang xây, mình cứ nhớ năm nào, tại tòa nhà Quốc hội cũ rất thân thương với mình, các bác Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đều khẳng định chắc như đinh đóng cột là đến kỳ họp Quốc hội mới, tức là đầu năm 2011, chúng ta sẽ được họp trong Tòa nhà mới khang trang hiện đại... xứng tầm với các vị dân biểu để thuyết phục các vị này bấm nút đồng ý cho các bác phá Tòa nhà cũ, xây Tòa nhà mới. Thế mà nay, đã 2/3 năm 2013 trôi qua. Thế mới biết miệng quan... trẻ.
Cầu Nhật Tân: Bồi thường hay hỗ trợ?
Quá trình xây dựng cầu Nhật Tân đang gặp nhiều chậm trễ
Truyền thông Nhật Bản nói Bộ Giao thông Việt Nam chấp thuận 'bồi thường' cho nhà thầu Nhật trong dự án cầu Nhật Tân, nhưng phía Việt Nam nói đây là 'hỗ trợ chi phí phát sinh'.
Hôm thứ Hai 12/8, báo Japan Times đăng tin của hãng thông tấn Jiji nói Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam "về nguyên tắc đã đồng ý bồi thường Công ty Xây dựng Tokyu vì các chi phí phát sinh do chậm trễ trong quá trình thực hiện dự án".
Bản tin cũng nói Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý trả 155 tỷ đồng, tương đương 700 triệu yen, cho nhà thầu Nhật, ít hơn khoản 200 tỷ đồng mà Tokyu yêu cầu lúc ban đầu. Hiện chưa rõ bao giờ thỏa thuận này sẽ được thực thi.
Bản tin cũng nói Bộ Giao thông Vận tải đã đồng ý trả 155 tỷ đồng, tương đương 700 triệu yen, cho nhà thầu Nhật, ít hơn khoản 200 tỷ đồng mà Tokyu yêu cầu lúc ban đầu. Hiện chưa rõ bao giờ thỏa thuận này sẽ được thực thi.
Trong khi đó, các nguồn tin chính thống của Việt Nam đều bác bỏ điều gọi là "bồi thường vì chậm trễ trong dự án" tuy rằng trước đó nhiều báo trong nước cũng đã đưa tin về việc nhà thầu Tokyu yêu cầu bồi thường.
Dự án cầu Nhật Tân được gọi là dự án hữu nghị Nhật-Việt, với kinh phí đầu tư 7,530 tỷ đồng, hay 80 tỷ yen, gồm vốn vay từ Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Theo kế hoạch ban đầu, cầu này đáng ra phải được hoàn tất vào tháng 10/2010 nhưng tới bây giờ vẫn chưa xong, chủ yếu vì chậm trễ trong giải phóng mặt bằng. Thời hạn khánh thành mới được trông đợi là tháng 12/2014.
Họp với bộ trưởngBáo chí đưa tin hôm 8/8 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã có cuộc gặp với lãnh đạo nhà thầu Tokyu về dự án cầu Nhật Tân.
Sau cuộc gặp, hai bên tuyên bố "không có việc tranh chấp, đòi bồi thường".
BBC đã liên hệ với một số quan chức liên quan nhưng không được phản hồi.
Cầu Nhật Tân
Thiết kế theo công nghệ cầu dây văng
Bắt đầu tại phường Phú Thượng (Quận Tây Hồ)
Kết thúc tại điểm tiếp với quốc lộ số 3 (Huyện Đông Anh).
Chiều dài toàn tuyến là 8,4km, trong đó cầu dài 3,9km, đường dẫn 4,5km
Chiều rộng 8 làn xe, trong đó 6 làn xe cơ giới.
Dự kiến khánh thành tháng 12/2014
Ông Nguyễn Thanh Vân, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án 85, phụ trách phía Việt Nam, từ chối trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên trước đó, ông được báo Giao thông Vận tải dẫn lời nói "chưa bao giờ nhà thầu đòi chủ đầu tư bồi thường do chậm giải phóng mặt bằng cả".
"Trong quá trình thi công, chủ đầu tư đã tạo điều kiện tối đa để nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ. Những phát sinh kinh phí chỉ là thay đổi phạm vi công việc và khối lượng so với ban đầu chứ không phải là bồi thường," ông được cơ quan ngôn luận của Bộ Giao thông Vận tải dẫn lời giải thích.
Cũng báo này tường thuật rằng ông Hiroshi Asakami, Giám đốc dự án của Công ty Tokyu, khẳng định: "Công ty Tokyu chưa bao giờ tuyên bố đòi bồi thường hay phạt hợp đồng gì".
"Việc báo chí thông tin Tokyu đòi bồi thường là hoàn toàn trái với quan điểm của nhà thầu“.
Giới chức cũng cảnh báo vụ vịêc đã bị báo chí "phản ánh sai lệch, ảnh hưởng uy tín nhà thầu" và dọa kiểm điểm các phát ngôn 'sai lệch' trên truyền thông trước đó.
Rõ ràng đã có nỗ lực xua tan các thông tin tiêu cực về việc thực hiện dự án hạ tầng quan trọng này.
Kinh phí hỗ trợ phát sinhBáo Đất Việt trong bài hôm 9/8 giải thích về khoản tiền 155 tỷ mà Việt Nam sẽ trả nhà thầu Nhật Bản: "Đây không phải là tiền bồi thường, đây được gọi bằng tên khác là tiền bổ sung do thời gian kéo dài, có công việc phát sinh nên Việt Nam phải trả bằng tiền vay của Nhật".
Báo này cũng cho hay: "Quá trình thực hiện gói thầu này đã làm kéo dài tiến độ thêm 27 tháng nên nhà thầu đề nghị được hỗ trợ chi phí phát sinh 200 tỷ đồng".
"Qua thương thảo, Bộ Giao thông Vận tải đã chốt con số hỗ trợ 155,9 tỷ đồng cho nhà thầu và lấy vốn dư gói thầu 3 (vốn vay ODA cũng của Nhật) để chi trả cho nhà thầu, sau đó sẽ lấy từ ngân sách thành phố Hà Nội năm 2014 để hoàn trả."
Cầu Nhật Tân là một trong bảy cầu bắc qua sông Hồng trên địa bàn Hà Nội. Đây là cầu dây văng, bắt đầu tại phường Phú Thượng (Quận Tây Hồ) đến điểm cuối tiếp với quốc lộ số 3 (Huyện Đông Anh).
Chiều dài toàn tuyến là 8,4km, trong đó cầu dài 3,9km, đường dẫn 4,5km, chiều rộng 8 làn xe, trong đó 6 làn xe cơ giới. Cầu Nhật Tân sẽ rút ngắn đáng kể đường từ sân bay Nội Bài về trung tâm Hà Nội.
Cho tới nay, việc giải phóng mặt bằng cho công trình này diễn ra hết sức chậm chạp, phải gia hạn nhiều lần.
(BBC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét