Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển và các lý thuyết về chính sách đối ngoại
Bảng 1: Bốn lý thuyết về chính sách đối ngoại
Các học thuyết | Quan điểm về hệ thống quốc tế | Quan điểm về các đơn vị | Lập luận thông thường |
Các học thuyết Innenpolitik | Không quan trọng | Đặc biệt coi trọng | Các yếu tố nội địa =>Chính sách đối ngoại (CSĐN) |
CNHT phòng thủ | Đôi khi quan trọng; biến số liên quan đến tình trạng vô chính phủ | Đặc biệt coi trọng | Những động lực từ hệ thống hay những nhân tố bển trong => CSĐN (Hai khuynh hướng của các biến số độc lập trên thực tế sẽ dẫn đến những cách hành xử “bản năng” và “phi bản năng”) |
CNHT tân cổ điển | Quan trọng;Tình trạng vô chính phủ là mơ hồ | Coi trọng | Những động lực từ hệ thống (biến số độc lập) + Những nhân tố bên trong (biến số can thiệp) =>CSĐN |
CNHT tấn công | Rất quan trọng, Vô chính phủ là hỗn mang | Không coi trọng | Những động lực từ hệ thống =>CSĐN |
Chủ nghĩa hiện thực tân cổ điển: Sự thăng trầm của các cường quốc
Chủ đề chính trong đa số các nghiên của những nhà hiện thực tân cổ điển chính là tác động của quyền lực tương đối lên CSĐN. Các nghiên cứu ấy đã tạo thành làn sóng thứ ba của những quyển sách viết về đề tài hiện thực trong hai thập niên vừa qua. Làn sóng thứ nhất nổi lên hồi những năm 1980, khi Robert Gilpin, Paul Kennedy và Micheal Mandelbaum đều sử dụng quyền lực tương đối như là nguyên tắc cho những nghiên cứu ấn tượng và sâu rộng về chính trị quốc tế trong một vài thế kỷ. Họ cho rằng ẩn dưới các sự kiện hỗn loạn là những điều ổn định, thường xuyên lặp đi lặp lại. Như Mandelbaum đã viết “Những chính sách an ninh tương tự nhau đã luôn được áp dụng qua các thời kỳ lịch sử và qua các hệ thống quốc tế tại các quốc gia chiếm giữ những vị trí tương tự nhau trong hệ thống mặc dù giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt… Những chính sách an ninh của các nước mạnh khác hẳn chính sách an ninh của các nước yếu và chính sách của cả hai loại nước trên lại khác hẳn chính sách của những nước không quá mạnh nhưng cũng chẳng quá yếu.”[21] Hơn nữa, khi các quốc gia độc lập chuyển từ vị trí quyền lực này sang vị trí quyền lực khác, CSĐN của họ cuối cùng cũng sẽ đi theo những gì mà Kennedy đã viết ở đây: “Lịch sử đã cho thấy trong dài hạn có một sự liên kết rất rõ ràng giữa sự thăng trầm về kinh tế của mỗi cường quốc với sự thăng trầm của nó trong vai trò như một cường quốc quân sự quan trọng (hay đế chế thế giới).”[22] Gilpin lý giải lý do dẫn đến mô hình này chính là việc các quốc gia không ngừng “nỗ lực để tăng cường khả năng kiểm soát đối với môi trường bên ngoài… Một quốc gia giàu có hơn, quyền lực hơn… sẽ lựa chọn những lợi ích và an ninh lớn hơn so với các quốc gia ít giàu có và quyền lực hơn.”[23]
Làn sóng thứ hai bao gồm các nghiên cứu của Aaron L. Friedberg và Melvyn P. Leffler. Các tác phẩm của họ truy nguyên chính xác cách thức mà một sự thay đổi quyền lực tương đối có thể dẫn đến một sự thay đổi trong CSĐN của một quốc gia cụ thể như thế nào.[24] Friedberg bắt đầu nghiên cứu của mình bằng việc tìm hiểu sự suy giảm tương đối về sức mạnh quân sự và kinh tế của Anh trong những năm đầu thế kỷ 20; mục đích của ông là nhằm tìm hiểu khi nào và bằng cách nào cuộc khủng hoảng này đã tác động tới cách hành xử với bên ngoài của nước Anh. Như ông đã viết: “Những xem xét ở cấp độ cấu trúc sẽ cung cấp một luận điểm quan trọng mà từ đó có thể bắt đầu những phân tích về chính trị quốc tế hơn là đặt một dấu chấm hết cho nó. Ngay cả nếu một học giả thừa nhận rằng những cấu trúc là có tồn tại và rất quan trọng thì vẫn còn một thắc mắc về việc làm sao các chính khách có thể nắm bắt được những diễn biến của chúng khi chỉ nhìn từ bên trong” và về những biện pháp họ sẽ tiến hành trước các diễn biến ấy.[25]
Friedberg khám phá ra rằng trên thực tế các quan chức nước Anh đã đối phó lại cuộc khủng hoảng một cách hết sức bừa bãi, theo đuổi những chính sách mà “đơn giản là bỏ lơ hoặc chắp vá những điểm yếu cơ bản nghiêm trọng trong vị trí của nước Anh hay trong việc giải quyết các vấn đề thiết yếu, tạo ra những vấn đề mới và có lẽ là còn nguy hiểm hơn.” Đây không phải là phản ứng duy lý mà một học giả trông đợi một chủ thể đơn nhất sẽ đưa ra trước các kích thích từ HTQT, và ông lập luận rằng để giải thích cho phù hợp các học giả phải xem xét không chỉ những thay đổi trong khả năng quyền lực mà còn phải tính đến các nhân tố về tổ chức, nhận thức, và chính trị nội địa. Friedberg rút ra rằng những đánh giá về quyền lực tương đối mà các chuyên gia hoạch định chính sách đưa ra “là có liên quan tới thực tế nhưng không phải bị quy định trực tiếp bởi thực tế” và rằng “nó có liên quan nhưng không phải hoàn toàn quyết định chính sách.”[26]
Nghiên cứu của Leffler về CSĐN Mỹ trong suốt thời kỳ đầu của Chiến tranh lạnh lại xem xét một trường hợp trái ngược – đó là lúc quyền lực của Mỹ đang trên đà gia tăng chứ không phải suy giảm. Thay vì đi theo lối mòn của hầu hết các nhà sử học truyền thống hay xét lại nhấn mạnh bản chất khách quan của mối đe dọa của Liên Xô sau chiến tranh hoặc của tư tưởng làm chủ thế giới của Mỹ, ông sử dụng quan điểm của các nhà hậu xét lại, tập trung vào sự tương tác năng động giữa hai quốc gia, giữa những mục tiêu và sức mạnh tương đối của họ. Quan trọng hơn cả, ông đã giải thích cách thức mà những khả năng thay đổi có thể giúp định hướng những nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về các mối đe dọa bên ngoài, các lợi ích và những cơ hội. Leffler cho rằng những lo lắng về Liên Xô chính là nền tảng cho những chính sách của chính quyền Truman, nhưng những lo lắng ấy một phần chính là sản phẩm của sự gia tăng sức mạnh của Mỹ: Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không những lo ngại về mối đe dọa quân sự chính yếu và đương thời mà còn lo ngại về những thách thách tiềm tàng trong tương lai đối với môi trường rộng lớn hơn của Mỹ. Người ta có thể chỉ ra rằng chỉ những cường quốc mạnh nhất mới có thể có tầm nhìn về lợi ích quốc gia một cách sâu rộng như vậy; tất nhiên Mỹ đã không thực hiện điều đó trong những giai đoạn trước đó khi mà những lý tưởng và thể chế của họ tuy vẫn thế nhưng vị thế địa chính trị của họ lại chưa được ưu việt như vậy.
Các nhà hiện thực tân cổ điển xuất phát tại chính nơi mà các làn sóng trước dừng lại và họ chứng minh khả năng ứng dụng của phép phân tích này trong nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau. Do đó, trong tác phẩm nghiên cứu về CSĐN Mỹ những năm cuối thế kỷ 19, Từ thịnh vượng tới quyền lực [From Wealth to Power], Fareed Zakaria đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao khi trở nên giàu có các quốc gia lại xây dựng quân đội lớn mạnh hơn, tự đưa mình vào những rắc rối chính trị ở bên ngoài và tìm kiếm ảnh hưởng trên thế giới?” (p. 3). Lặp lại câu trả lời cơ bản của làn sóng thứ nhất, ông cho rằng cách hành xử này xuất phát từ xu hướng các quốc gia tùy ý sử dụng những công cụ của mình để đạt được khả năng kiểm soát môi trường. Trong khi đó William Curti Wohlforth, trong những phân tích về CSĐN Liên Xô lại sử dụng khái niệm “cách hành xử của một quốc gia chính là sự thích nghi với những sức ép ở bên ngoài do những thay đổi về quyền lực tương đối mang lại.”[27] Và Thomas J. Christensen trong tác phẩm Những đối thủ hữu ích [Useful Adversaries]cho rằng CSĐN của Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh chủ yếu bị chi phối bởi sự thay đổi trong việc phân chia quyền lực của hệ thống quốc tế.
Ảnh hưởng của quyền lực tương đối lên các chính sách quốc gia luôn được coi trọng ngay cả bởi các nhà sử học hàng đầu thế giới – hoặc chí ít cũng được Randall L. Schweller đề cập trong cuốn Sự mất cân bằng nguy hiểm [Deadly Imbalances], một nghiên cứu mang tính hiện thực tân cổ điển của ông về những động cơ của CSĐN trước và trong Thế chiến thứ 2. Schweller cho rằng nhận thức trước đây đã sai khi giải thích sự bắt đầu và diễn biến của cuộc chiến chỉ dựa trên tính cách và những quan điểm của Adolph Hitler, bởi lẽ, cấu trúc của HTQT – nghĩa là sự phân bổ các năng lực quyền lực vật chất giữa các đơn vị cấu thành hệ thống – có tác động quan trọng lên những mô hình đồng minh và CSĐN của các bên trong suốt những năm 1930 và 1940. Ông ghi nhận sự tồn tại của một trật tự quốc tế toàn diện được ba cực (Mỹ, Xô, Đức) thống trị, và vạch rõ ảnh hưởng của nó lên cách hành xử của rất nhiều các cường quốc mạnh yếu khác nhau. Phân tích của ông đã chỉ rõ sự phân chia truyền thống của CNHT mới giữa hệ thống hai cực và đa cực là chưa đầy đủ và cần một cái nhìn sâu sắc hơn về sự phân chia quyền lực để khám phá ra những tác động mà cấu trúc hệ thống có thể sẽ mang lại đối với CSĐN.
Nhận thức và ngộ nhận trong chính trị thế giới
Mang vai trò nhà nước quay trở lại
Thiết kế nghiên cứu xã hội
Kết luận: Chặng đường phía trước
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: CNHT tan co dien va ly thuyet CSDN.pdf
http://nghiencuuquocte.net/2013/08/08/neoclassical-realism-fp/
Chủ đề chính trong đa số các nghiên của những nhà hiện thực tân cổ điển chính là tác động của quyền lực tương đối lên CSĐN. Các nghiên cứu ấy đã tạo thành làn sóng thứ ba của những quyển sách viết về đề tài hiện thực trong hai thập niên vừa qua. Làn sóng thứ nhất nổi lên hồi những năm 1980, khi Robert Gilpin, Paul Kennedy và Micheal Mandelbaum đều sử dụng quyền lực tương đối như là nguyên tắc cho những nghiên cứu ấn tượng và sâu rộng về chính trị quốc tế trong một vài thế kỷ. Họ cho rằng ẩn dưới các sự kiện hỗn loạn là những điều ổn định, thường xuyên lặp đi lặp lại. Như Mandelbaum đã viết “Những chính sách an ninh tương tự nhau đã luôn được áp dụng qua các thời kỳ lịch sử và qua các hệ thống quốc tế tại các quốc gia chiếm giữ những vị trí tương tự nhau trong hệ thống mặc dù giữa chúng có khá nhiều điểm khác biệt… Những chính sách an ninh của các nước mạnh khác hẳn chính sách an ninh của các nước yếu và chính sách của cả hai loại nước trên lại khác hẳn chính sách của những nước không quá mạnh nhưng cũng chẳng quá yếu.”[21] Hơn nữa, khi các quốc gia độc lập chuyển từ vị trí quyền lực này sang vị trí quyền lực khác, CSĐN của họ cuối cùng cũng sẽ đi theo những gì mà Kennedy đã viết ở đây: “Lịch sử đã cho thấy trong dài hạn có một sự liên kết rất rõ ràng giữa sự thăng trầm về kinh tế của mỗi cường quốc với sự thăng trầm của nó trong vai trò như một cường quốc quân sự quan trọng (hay đế chế thế giới).”[22] Gilpin lý giải lý do dẫn đến mô hình này chính là việc các quốc gia không ngừng “nỗ lực để tăng cường khả năng kiểm soát đối với môi trường bên ngoài… Một quốc gia giàu có hơn, quyền lực hơn… sẽ lựa chọn những lợi ích và an ninh lớn hơn so với các quốc gia ít giàu có và quyền lực hơn.”[23]
Làn sóng thứ hai bao gồm các nghiên cứu của Aaron L. Friedberg và Melvyn P. Leffler. Các tác phẩm của họ truy nguyên chính xác cách thức mà một sự thay đổi quyền lực tương đối có thể dẫn đến một sự thay đổi trong CSĐN của một quốc gia cụ thể như thế nào.[24] Friedberg bắt đầu nghiên cứu của mình bằng việc tìm hiểu sự suy giảm tương đối về sức mạnh quân sự và kinh tế của Anh trong những năm đầu thế kỷ 20; mục đích của ông là nhằm tìm hiểu khi nào và bằng cách nào cuộc khủng hoảng này đã tác động tới cách hành xử với bên ngoài của nước Anh. Như ông đã viết: “Những xem xét ở cấp độ cấu trúc sẽ cung cấp một luận điểm quan trọng mà từ đó có thể bắt đầu những phân tích về chính trị quốc tế hơn là đặt một dấu chấm hết cho nó. Ngay cả nếu một học giả thừa nhận rằng những cấu trúc là có tồn tại và rất quan trọng thì vẫn còn một thắc mắc về việc làm sao các chính khách có thể nắm bắt được những diễn biến của chúng khi chỉ nhìn từ bên trong” và về những biện pháp họ sẽ tiến hành trước các diễn biến ấy.[25]
Friedberg khám phá ra rằng trên thực tế các quan chức nước Anh đã đối phó lại cuộc khủng hoảng một cách hết sức bừa bãi, theo đuổi những chính sách mà “đơn giản là bỏ lơ hoặc chắp vá những điểm yếu cơ bản nghiêm trọng trong vị trí của nước Anh hay trong việc giải quyết các vấn đề thiết yếu, tạo ra những vấn đề mới và có lẽ là còn nguy hiểm hơn.” Đây không phải là phản ứng duy lý mà một học giả trông đợi một chủ thể đơn nhất sẽ đưa ra trước các kích thích từ HTQT, và ông lập luận rằng để giải thích cho phù hợp các học giả phải xem xét không chỉ những thay đổi trong khả năng quyền lực mà còn phải tính đến các nhân tố về tổ chức, nhận thức, và chính trị nội địa. Friedberg rút ra rằng những đánh giá về quyền lực tương đối mà các chuyên gia hoạch định chính sách đưa ra “là có liên quan tới thực tế nhưng không phải bị quy định trực tiếp bởi thực tế” và rằng “nó có liên quan nhưng không phải hoàn toàn quyết định chính sách.”[26]
Nghiên cứu của Leffler về CSĐN Mỹ trong suốt thời kỳ đầu của Chiến tranh lạnh lại xem xét một trường hợp trái ngược – đó là lúc quyền lực của Mỹ đang trên đà gia tăng chứ không phải suy giảm. Thay vì đi theo lối mòn của hầu hết các nhà sử học truyền thống hay xét lại nhấn mạnh bản chất khách quan của mối đe dọa của Liên Xô sau chiến tranh hoặc của tư tưởng làm chủ thế giới của Mỹ, ông sử dụng quan điểm của các nhà hậu xét lại, tập trung vào sự tương tác năng động giữa hai quốc gia, giữa những mục tiêu và sức mạnh tương đối của họ. Quan trọng hơn cả, ông đã giải thích cách thức mà những khả năng thay đổi có thể giúp định hướng những nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về các mối đe dọa bên ngoài, các lợi ích và những cơ hội. Leffler cho rằng những lo lắng về Liên Xô chính là nền tảng cho những chính sách của chính quyền Truman, nhưng những lo lắng ấy một phần chính là sản phẩm của sự gia tăng sức mạnh của Mỹ: Các nhà hoạch định chính sách Mỹ không những lo ngại về mối đe dọa quân sự chính yếu và đương thời mà còn lo ngại về những thách thách tiềm tàng trong tương lai đối với môi trường rộng lớn hơn của Mỹ. Người ta có thể chỉ ra rằng chỉ những cường quốc mạnh nhất mới có thể có tầm nhìn về lợi ích quốc gia một cách sâu rộng như vậy; tất nhiên Mỹ đã không thực hiện điều đó trong những giai đoạn trước đó khi mà những lý tưởng và thể chế của họ tuy vẫn thế nhưng vị thế địa chính trị của họ lại chưa được ưu việt như vậy.
Các nhà hiện thực tân cổ điển xuất phát tại chính nơi mà các làn sóng trước dừng lại và họ chứng minh khả năng ứng dụng của phép phân tích này trong nhiều khoảng thời gian và không gian khác nhau. Do đó, trong tác phẩm nghiên cứu về CSĐN Mỹ những năm cuối thế kỷ 19, Từ thịnh vượng tới quyền lực [From Wealth to Power], Fareed Zakaria đã đặt ra câu hỏi: “Tại sao khi trở nên giàu có các quốc gia lại xây dựng quân đội lớn mạnh hơn, tự đưa mình vào những rắc rối chính trị ở bên ngoài và tìm kiếm ảnh hưởng trên thế giới?” (p. 3). Lặp lại câu trả lời cơ bản của làn sóng thứ nhất, ông cho rằng cách hành xử này xuất phát từ xu hướng các quốc gia tùy ý sử dụng những công cụ của mình để đạt được khả năng kiểm soát môi trường. Trong khi đó William Curti Wohlforth, trong những phân tích về CSĐN Liên Xô lại sử dụng khái niệm “cách hành xử của một quốc gia chính là sự thích nghi với những sức ép ở bên ngoài do những thay đổi về quyền lực tương đối mang lại.”[27] Và Thomas J. Christensen trong tác phẩm Những đối thủ hữu ích [Useful Adversaries]cho rằng CSĐN của Mỹ và Trung Quốc trong suốt thời kỳ đầu Chiến tranh lạnh chủ yếu bị chi phối bởi sự thay đổi trong việc phân chia quyền lực của hệ thống quốc tế.
Ảnh hưởng của quyền lực tương đối lên các chính sách quốc gia luôn được coi trọng ngay cả bởi các nhà sử học hàng đầu thế giới – hoặc chí ít cũng được Randall L. Schweller đề cập trong cuốn Sự mất cân bằng nguy hiểm [Deadly Imbalances], một nghiên cứu mang tính hiện thực tân cổ điển của ông về những động cơ của CSĐN trước và trong Thế chiến thứ 2. Schweller cho rằng nhận thức trước đây đã sai khi giải thích sự bắt đầu và diễn biến của cuộc chiến chỉ dựa trên tính cách và những quan điểm của Adolph Hitler, bởi lẽ, cấu trúc của HTQT – nghĩa là sự phân bổ các năng lực quyền lực vật chất giữa các đơn vị cấu thành hệ thống – có tác động quan trọng lên những mô hình đồng minh và CSĐN của các bên trong suốt những năm 1930 và 1940. Ông ghi nhận sự tồn tại của một trật tự quốc tế toàn diện được ba cực (Mỹ, Xô, Đức) thống trị, và vạch rõ ảnh hưởng của nó lên cách hành xử của rất nhiều các cường quốc mạnh yếu khác nhau. Phân tích của ông đã chỉ rõ sự phân chia truyền thống của CNHT mới giữa hệ thống hai cực và đa cực là chưa đầy đủ và cần một cái nhìn sâu sắc hơn về sự phân chia quyền lực để khám phá ra những tác động mà cấu trúc hệ thống có thể sẽ mang lại đối với CSĐN.
Nhận thức và ngộ nhận trong chính trị thế giới
Mang vai trò nhà nước quay trở lại
Thiết kế nghiên cứu xã hội
Kết luận: Chặng đường phía trước
Xem toàn bộ nội dung văn bản tại đây: CNHT tan co dien va ly thuyet CSDN.pdf
Đây là bài điểm sách tổng hợp năm cuốn sách: 1) Michael E. Brown et al., eds. The Perils of Anarchy: Contemporary Realism and International Security. Cambridge: MIT Press, 1995, 519 pp.; 2) Thomas J. Christensen. Useful Adversaries: Grand Strategy, Domestic Mobiliza tion, and Sino-American Conflict, 1947-1958. Princeton: Princeton Univer sity Press, 1996, 319 pp.; 3) Randall L. Schweller. Deadly Imbalances: Tripolarity and Hitlers Strategy of World Conquest. New York: Columbia University Press, 1998, 267 pp.; 4) William Curti Wohlforth. The Elusive Balance: Power and Perceptions during the Cold War. Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1993, 317 pp.; 5) Fareed Zakaria. From Wealth to Power: The Unusual Origins of Americas World Role. Princeton: Princeton University Press, 1998, 199 pp.
[1] Các tác phẩm về Chủ nghĩa hiện thực mới có ảnh hưởng sâu xa là Theory of International Politics (Reading, Mass.: Addison-Wesley, 1979) của Kenneth N. Waltz. Những tranh luận về CNHT mới có thể tìm thấy trong ed., Neorealism and Its Critics (New York: Columbia University Press, 1986) của Robert O. Keohane; et al., The Logic of Anarchy: Neorealism to Structural Realism (New York: Columbia University Press, 1993) của Barry Buzan; và ed., Neorealism and Neoliberalism: The Contemporary Debate (New York: Columbia University Press, 1993) của David A. Baldwin. Có thể xem tình trạng tranh luận hiện nay trong “Anarchy in International Relations Theory: The Neorealist-Neoliberal Debate,” của Robert Powell, International Organization 48 (Spring 1994); và Brown et al., một bộ sưu tập vô giá những bài báo quan trọng gần đây về CNHT trên tập sanInternational Security.
[2] Waltz (fn. 1), 71-72. Có thể tham khảo thêm trong “Chain Gangs and Passed Bucks: Predicting Alliance Patterns in Multipolarity,” của Thomas J. Christensen and Jack Snyder,International Organization 44 (Spring 1990), 38 fn. 3; “Realism and Domestic Politics,” của Fareed Zakaria, trong Brown et al.; và Deadly Imbalances của Schweller, 7-11. Robert Powell đã đặt ra câu hỏi liệu có ích không nếu đề cập đến học thuyết về chính trị quốc tế một cách độc lập, vì lý thuyết hệ thống nhất thiết phải bao gồm những giả định đặc biệt về những ưu tiên và hành vi của các quốc gia; xem Powell (fn.l).
[3] Kenneth N. Waltz viết: “Một phân tích bao gồm rất nhiều thứ nhưng một lý thuyết thì lại bao gồm rất ít thứ” trong bài “International Politics Is Not Foreign Policy”, Security Studies 6 (Autumn 1996), 54-55. Waltz đang phản hồi lại đề xuất rằng các học giả nên tạo ra và kiểm chứng các lý thuyết về CSĐN nổi lên từ những nghiên về CNHT mới của ông; xem thêm “Horses for Courses: Why Not Neorealist Theories of Foreign Policy?” của Colin Elman, Security Studies 6 (Autumn 1996).
[4] CNHT tấn công và phòng thủ không chỉ là những lý thuyết về CSĐN, mà cả hai trường phái còn nhiên cứu về hành vi CSĐN và khía cạnh này của chúng sẽ được xem xét trong bài này. Người đầu tiên tiến hành phân biệt CNHT bảo thủ và cấp tiến là Jack Snyder trongMyths of Empire: Domestic Politics and International Ambition (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1991), 11-12, và từ đó được áp dụng rộng rãi. Xem trong Brown et al.: “Preface” của Sean M. Lynn-Jones and Steven E. Miller; “Realism and Domestic Politics” của Zakaria; và “The False Promise of International Institutions” của John Mearsheimer, Tham khảo thêm “The Reading List: Debating Re alism,” của Benjamin Frankel, Security Studies 5 (Autumn 1995), esp. 185-87; Fareed Zakaria, From Wealth to Power, Randall L. Schweller, “Neorealism’s Status Quo Bias: What Security Dilemma?” Security Studies 5 (Spring 1996), esp. 114-15; Michael C. Desch, “Why Realists Disagree about the Third World,” Security Studies 5 (Spring 1996), esp. 365; Eric J. Labs, “Beyond Victory: Offensive Realism and the Expansion of War Aims,” Security Studies 6 (Summer 1997); và Stephen M. Walt, “International Relations: One World, Many Theories,” Foreign Policy 110 (Spring 1998), 37. Các tác giả khác cũng phân biệt như vậy nhưng dùng các thuật ngữ riêng. Thus Robert G. Kaufman gọi là “cấu trúc bi quan” thay vì“tấn công” và “cấu trúc lạc quan” thay vì “phòng thủ”; Stephen G. Brooks gọi là “hiện thực mới” thay cho “tấn công” và “hậu cổ điển” thay cho “phòng thủ” and Charles Glaser gọi biến thể của ông là “ngẫu nhiên”thay vì “CNHT phòng thủ”. Xem “A Two-Level Interaction: Structure, Stable Liberal De mocracy, and U.S. Grand Strategy,” của Kaufman, Security Studies 3 (Summer 1994), 683ff; “Dueling Realisms,” của Brooks, International Organization 51 (Summer 1997); và “Realists as Optimists: Cooper ation as Self-Help,” của Glaser trong Brown et al. Cuối cùng, bằng một cái nhìn tổng quát về lý thuyết hiện thực gần đây, Joseph M. Grieco đã nhóm tất cả những nhà hiện thực mới vào cùng một phe; xem “Realist International Theory and the Study of World Politics,” của Grieco trong eds., New Thinking in Interna tional Relations Theory của Michael W. Doyle and G. John Ikenberry (Boulder, Colo.: Westview Press, 1997), esp. 166-67.
[5] Robert B. Strassler, ed., The Landmark Thucydides: A Comprehensive Guide to the Peloponnesian War (New York: Free Press, 1996), 5.89.
[6] Bằng việc nhấn mạnh đến các yếu tố can thiệp, những lựa chọn bị giới hạn và bối cảnh lịch sử, những nhà hiện thực tân cổ điển có đồng quan điểm với những nhà theo chủ nghĩa thể chế lịch sử trong việc nghiên cứu chính trị so sánh. Các tác giả này nghiên cứu về “các tổ chức cấp giữa điều chỉnh những tác động của cấu trúc kinh tế xã hội ở cấp vĩ mô.” Các nhà hiện thực tân cổ điển sẽ đồng ý rằng “sự tập trung vào cách cấu trúc vĩ mô… được phóng đại hoặc giảm nhẹ bởi các tổ chức cấp giữa sẽ cho phép chúng ta khám phá những ảnh hưởng của cấu trúc đó lên những kết quả chính trị, nhưng có thể tránh được thuyết định mệnh cấu trúc – đặc trưng cho những cách tiếp cận [hoàn toàn nhìn từ tiếp cận hệ thống].” Kathleen Thelen and Sven Steinmo, “Historical Institutionalism in Compara tive Politics,” in Sven Steinmo et al., eds., Structuring Politics: Historical Institutionalism in Comparative Analysis(Cambridge: Cambridge University Press, 1992), 11.
[7] Vì lý do không gian và để đảm bảo tính mạch lạc, bài viết này sẽ tập trung vào các đặc điểm chung của chủ nghĩa hiên thực tân cổ điển như một lý thuyết về chính sách đối ngoại hơn là tập trung vào những đóng góp thực nghiệm khác nhau của các học giả hiện thực tân cổ điển cho lĩnh vực này thông qua nhữngchủ đề lịch sử cụ thể.
[8] Tìm hiểu thêm về lịch sử của lý thuyết Innenpolitik xem trong Zakaria, in Brown et al.; để tìm hiểu về quan điểm của Innenpolitik truyền thống về khoa học xã hội hiện đại, xem “Taking Preferences Seriously: A Liberal Theory of International Politics,” của Andrew Moravcsik, International Organization 51 (Autumn 1997). Tìm hiểu về khái niệm hào bình dân chủ, xem Michael E. Brown et al., eds., Debating the Democratic Peace(Cambridge: MIT Press, 1996). Nhưng nghiên cứu đáng chú ý về các biến số của Innenpolitik bao gồm “Domestic Politics and War,” của Jack S. Levy trong Robert I. Rotberg and Theodore K. Rabb, eds., The Origin and Prevention of Major Wars (New York: Cambridge University Press, 1988); Richard Rosecrance and Arthur A. Stein, eds., The Domestic Bases of Grand Strategy (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1993); David Skidmore and Valerie M. Hudson, eds., The
Limits of State Autonomy: Societal Groups and Foreign Policy Formulation (Boulder, Colo.: Westview, 1993); Joe D. Hagan, “Domestic Political Systems and War Proneness,”Mershon International Studies Review 38, supplement 2 (October 1994); idem, “Domestic Political Explanations in the Analysis of Foreign Policy,” in Laura Neack et al., eds., Foreign Policy Analysis: Continuity and Change in Its Second Generation(Englewood Cliffs, N.J.: Prentice Hall, 1995); and Matthew Evangelista, “Domestic Struc tures and International Change,” in Doyle and Ikenberry (fn. 4).
[9] Những phân tích về CNHT cấp tiến bao gồm “Back to the Future: Instability in Europe after the Cold War,” của John Mearsheimer trong Brown et al.; idem (fn. 4); and Labs (fn. 4).
[10] Mearsheimer (fn. 4), 337 fn. 24.
[11] Các học giả hiện thực bảo thủ tiêu biểu bao gồm Stephen Van Evera, Stephen M. Walt, Jack Snyder, Barry Posen, and Charles L. Glaser; có thể tìm những trích dẫn để phục vụ việc nghiên cứu về CNHT bảo thủ trong Zakaria (fn. 2), 476 fn. 34. Tìm hiểu thêm nguyên nhân CNHT bảo thủ xem các động lực từ hệ thống ít Hobbesian hoen CNHT cấp tiến trong Brooks (fn. 4).
[12] Lý thuyết tấn công-phòng thủ hiện đại bắt nguồn từ bài trình bày của Robert Jervis về tình thế lưỡng nan an ninh; xem Jervis, “Cooperation under the Security Dilemma,” World Politics 30 (January 1978). Những nghiên cứu về CNHT bảo thủ gần đây nhấn mạnh tầm quan trọng của những biến số tấn công-phòng thủ gồm Glaser (fn. 4); Ted Hopf, “Polarity, the Offense-Defense Balance, and War,” American Political Science Review 85 (June 1991); Sean M. Lynn-Jones, “Offense-Defense Theory and Its Critics,” Security Studies 4 (Summer 1995); Stephen Van Evera, “Offense, Defense, and the Causes of War,” International Security 22 (Spring 1998); and Charles L. Glaser and Chaim Kaufmann, “What Is the Offense-Defense Balance and Can We Measure It?” International Security 22 (Spring 1998); xem thêm Jack S. Levy, “The Offensive/De fensive Balance of Military Technology: A Theoretical and Historical Analysis,” International Studies Quarterly 28 (1984). Cùng với kỹ thuật quân sự, sự cân bằng giữa tấn công và phòng thủ đôi khi được sử dụng để hợp nhất những đánh giá về việc những nguồn lực quyền lực có được tích lũy hay không và do đó có cung cấp một mục tiêu đầy cám dỗ cho những kẻ xâm lược tiềm năng không, xem phân tích về câu hỏi trên trong Peter Liberman, Does Conquest Pay?(Princeton: Princeton University Press, 1996).
[13] Ví dụ, Stephen Van Evera (fn. 12) gần đây cho rằng “một nguyên nhân chính dẫn đến sự mất an ninh ở Châu Âu từ thời trung cổ chính là niềm tin sai lầm rằng an ninh là khan hiếm.” Ông khẳng định, nhìn chung “Các quốc gia hiếm khi là không an toàn như họ vẫn nghĩ… [các] sự cường điệu về mất an ninh, và tính hiếu chiến nó cổ vũ, là nguyên nhân chính của mất an ninh và chiến tranh quốc gia” (pp. 42-43). Các nhà CNHT tân cổ điển chất vấn quan điểm xây dựng một lý thuyết hệ thống chi tiết xung quanh nhận định về việc quốc gia bị chi phối bởi nhu cầu an ninh bằng lập luận rằng các quốc gia hầu như đều có nhận thức sai về các nhu cầu an ninh.Bản gốc bài bình luận về CNHT phòng thủ của các nhà hiện thực tân cổ diển là của Zakaria (fn. 2); xem thêm Schweller (fn. 4).
[14] Zakaria (fn. 2), 482.
[15] Những nhà hiện thực tân cổ điển thừa nhận rằng đối lập với định nghĩa sức mạnh dựa trên việc sở hữu “vật chất”, khái niệm quyền lực dựa trên cách hiểu “tương tác” trong công thức của Robert Dahl, “khả năng của A có thể bắt B làm một việc gì đó mà B bình thường sẽ không làm”-có ưu thế, nhưng họ thấy đầy những khó khăn về cả lý thuyết và thực nghiệm khi không được sử dụng trong thực tế. Ngoài nhấn mạnh những vấn đề về việc áp dụng khái niệm có liên quan vào trong thực tế, họ còn cho rằng sử dụng cách tiếp cận ấy khiến cho việc đề cập đến vai trò không thường xuyên của những yếu tố quyền lực liên quan đên những biến số độc lập khác trở nên khó khăn. Như Wohlforth đã viết: “nếu định nghĩa quyền lực là sự kiểm soát [những nhân tố, hệ quả, hay cả hệ thống quốc tế], một học giả phải rút ra mối quan hệ của quyền lực từ những hệ quả và sau đó sử dụng cấn cân quyền lực để giải thích những hệ quả đó có vẻ là một phép phân tích mơ hồ.” Tham khảo thêm trong Wohlforth, 1-17. Tìm hiểu những lập luận chống lại việc sử dụng khái niệm vật chất về quyền lực trong Robert Dahl, “The Concept of Power,” Behavioral Science 2 (July 1957); và David A. Baldwin, Paradoxes of Power (New York Basil Blackwell, 1989). Tham khảo Waltz (fn. 1), 191-92; và Robert O. Keohane, “Realism, Neorealism and the Study of World Poli tics,” in Keohane (fn. 1), 11.
[16] Một học giả theo trường phái này đã viết: “Các nhà hiện thực cổ điển đã rất bất cẩn khi viết về sự tối đa hóa quyền lực, họ đã không chỉ ra rõ ràng việc các quốc gia bành trướng là để tìm kiếm các nguồn tài nguyên vật chất hay việc bành trướng đó chính là hậu quả của việc tìm kiếm các nguồn tài nguyên vật chất. [CNHT tân cổ điển] thiên về quan điểm thứ hai, các nguồn tài nguyên vật chất tăng lên đã làm các tham vọng lớn hơn nổi lên. Các quốc gia không tối đa hóa nguồn tài nguyên vật chất, họ tối đa hóa tầm ảnh hưởng.”(Zakaria, 19). Schweller cho rằng nhận định này còn quá hạn chế và chủ trương kết hợp nhiều ưu tiên quốc gia tiềm năng khác vào lý thuyết của CNHT tân cổ điển; xem Deadly Imbalances, 18-26, 217 fn. 37; và Zakaria (fn. 4).
[17] See Alexander Wendt, “Anarchy Is What States Make of It,” International Organization 46 (Spring 1992); và, “Constructing International Politics,” International Security 20 (Summer 1995).
[18] Gần đây, Michael Doyle đã phân CNHT cổ điển truyền thống thành ba nhánh lý thuyết riêng biệt: “chủ nghĩa chính thống” của Machiavelli, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tham vọng cá nhân; “chủ nghĩa cấu trúc” của Hobbes, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của HTQT; và “chủ nghĩa hợp hiến” của Rousseau, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của các yếu tố ở cấp đơn vị như bản chất và sức mạnh của mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội. Tác giả lập luận cả ba nhánh trên đều có gì đó giống với CNHT “phức tạp” của Thucydides, lý thuyết kết hợp các biến số của tất cả các cấp độ phân tích; xem Michael W. Doyle, Ways of War and Peace (NewYork: W. W. Norton, 1997). Tham khảo phân tích về CNHT “cổ điển” hiện đại trước đó Michael JosephSmith, Realist Thought from Weber to Kissinger (Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1986).
[19] Strassler (fn. 5), 1.23. Tham khảo các ý kiến về lý thuyết quan hệ quốc tế của Thucydides tại Doyle (fn. 18), 49-92; các tài liệu tham khảo khác Mark V. Kauppi, “Thucydides: Character and Capabilities,” Security Studies 5 (Winter 1995); và Ashley J. Tellis, “Political Realism: The Long March to Scientific Theory,” Security Studies 5 (Winter 1995), 12-25.
[20] Các văn bản nhà nước gần đây, đặc biệt là chính sách kinh tế đối ngoại, chính là một tài liệu chặt chẽ và ấn tượng cho hình mẫu của công việc này, xem G. John Ikenberry et al., eds., The State and American Foreign Economic Policy (Ithaca, N.Y.: Cornell University Press, 1988); và G.John Iken berry, ed., American Foreign Policy: Theoretical Essays, 2d ed. (New York: HarperCollins, 1996). Một cách tiếp cận khác mang tên CSĐN so sánh hay phân tích CSĐN cũng đề cập đến sự tích lũy kiến thức hay ảnh hưởng lâu dài; các tài liệu nói về vấn đề này gồm Charles F. Hermannet al., eds., New Directions in the Study of Foreign Policy (Winchester, Mass.: Unwin Hyman, 1987); và Neacketal.(fn.8).
[21] Michael Mandelbaum, The Fates of Nations: The Search for National Security in the Nineteenth and Twentieth Centuries (Cambridge: Cambridge University Press, 1988), 4,2.
[22] Paul Kennedy, The Rise and Fall of the Great Powers (New York: Random House, 1987), xxii, em phasis in original.
[23] Robert Gilpin, War and Change in World Politics (Cambridge: Cambridge University Press, 1981), 94-95,22-23.
[24] Aaron L. Friedberg, The Weary Titan: Britain and the Experience of Relative Decline, 1895-1905 (Princeton: Princeton University Press, 1988); and Melvyn P. Leffler, A Preponderance of Power: Na tional Security, the Truman Administration, and the Cold War (Stanford, Calif.: Stanford University Press, 1992).
[25] Friedberg (fn. 24),
[26] Ibid., 295,290-91.
[27] William Curti Wohlforth, “Realism and the End of the Cold War,” in Brown et al., 8. Bài báo này viết về các tranh luận trong cuốn sách The Elusive Balance của Wohlforthand và có thể được xem là chương cuối của cuốn sách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét