Tìm hiểu cách dùng từ: "Nguyên - Cố - Cựu"
1. Dùng thông dụng:Từ " Cựu " thường it khi dùng cho các bác cấp cao nhà mình lắm.
"Nguyên" là từ dành cho các bác cấp cao, đã nghỉ, vẫn còn sống.
" Cố " là dành cho các bác cấp cao, đã an táng.
2. Mức độ ảnh hưởng
Nguyên có nghĩa là nghỉ rồi nhưng vẫn còn ảnh hưởng, ví dụ như đồng chí nguyên tổng bí thư nghỉ chức lâu rồi nhưng vẫn đi chỗ này chỗ kia chỉ việc này việc kia.
Còn cựu có nghĩa là nghỉ hẳn. Chẳng hạn cựu tổng bí thư đang nằm nhà chờ chết.
Cựu là chỉ trường hợp bị hạ bệ bởi một đối thủ khác, còn nguyên là về hưu khi hết nhiệm kỳ (các bác nhà mình chẳng có ai bị hạ bệ cả), trong khi tổng thống Mỹ hết nhiệm kỳ cũng bị gọi là cựu).
Tóm lại, cán bộ VN về hưu thì gọi là nguyên, còn cán bộ nước ngoài về hưu thì gọi là cựu. Chết nghẻo thì gọi là cố nhé
3. Theo Từ điển Tiếng Việt:
- "Nguyên" trong nguyên + chức danh là "cái gốc, cái vốn có từ ban đầu", nhấn mạnh tính chất "đã" giữ chức vụ nào đó.
( nhấn mạnh về chức danh, không quan trọng người đó còn sống hay đã chết)
- "Cựu" là "cũ", nhấn mạnh tính chất "đã từng tại vị, nay không còn(tại vị) nữa"
(gần với "nguyên" nhưng nhấn mạnh rõ hơn ở yếu tố "không còn tại vị") và chỉ dùng với người còn sống.
- "Cố" là "đã chết" dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố " một người giữ chức vụ cao đã qua đời", không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.
Nghĩa của từ thì theo từ điển, còn dùng thế nào thì do "trên" quy định.
4. Hiểu ngôn ngữ của báo chí dùng là thế này:
"Nguyên" là còn uy, "Cựu" là xếp xó, "Cố" là đã toi.
Đối với bọn Tư bổn giãy chết thì "Cựu" hoặc "Cố" không "Nguyên" - Địch Ta phải phân minh.
5. Thư giãn "Địch Ta phải phân minh"
" Cố " là dành cho các bác cấp cao, đã an táng.
2. Mức độ ảnh hưởng
Nguyên có nghĩa là nghỉ rồi nhưng vẫn còn ảnh hưởng, ví dụ như đồng chí nguyên tổng bí thư nghỉ chức lâu rồi nhưng vẫn đi chỗ này chỗ kia chỉ việc này việc kia.
Còn cựu có nghĩa là nghỉ hẳn. Chẳng hạn cựu tổng bí thư đang nằm nhà chờ chết.
Cựu là chỉ trường hợp bị hạ bệ bởi một đối thủ khác, còn nguyên là về hưu khi hết nhiệm kỳ (các bác nhà mình chẳng có ai bị hạ bệ cả), trong khi tổng thống Mỹ hết nhiệm kỳ cũng bị gọi là cựu).
Tóm lại, cán bộ VN về hưu thì gọi là nguyên, còn cán bộ nước ngoài về hưu thì gọi là cựu. Chết nghẻo thì gọi là cố nhé
3. Theo Từ điển Tiếng Việt:
- "Nguyên" trong nguyên + chức danh là "cái gốc, cái vốn có từ ban đầu", nhấn mạnh tính chất "đã" giữ chức vụ nào đó.
( nhấn mạnh về chức danh, không quan trọng người đó còn sống hay đã chết)
- "Cựu" là "cũ", nhấn mạnh tính chất "đã từng tại vị, nay không còn(tại vị) nữa"
(gần với "nguyên" nhưng nhấn mạnh rõ hơn ở yếu tố "không còn tại vị") và chỉ dùng với người còn sống.
- "Cố" là "đã chết" dùng trước từ chỉ chức vụ cao, nhấn mạnh yếu tố " một người giữ chức vụ cao đã qua đời", không quan trọng là lúc qua đời người đó đang tại vị hay không còn tại vị.
Nghĩa của từ thì theo từ điển, còn dùng thế nào thì do "trên" quy định.
4. Hiểu ngôn ngữ của báo chí dùng là thế này:
"Nguyên" là còn uy, "Cựu" là xếp xó, "Cố" là đã toi.
Đối với bọn Tư bổn giãy chết thì "Cựu" hoặc "Cố" không "Nguyên" - Địch Ta phải phân minh.
5. Thư giãn "Địch Ta phải phân minh"
...
Vợ là địch, bồ bịch là “ta”
Đám cưới đám ma, thì đi với địch
Party, du lịch - thì đi với “ta”
Chiến sự xảy ra, thì về với địch
Ở trong lòng địch, vẫn hướng về ta
Hết tiền xa hoa, tìm về với địch
Chờ túi chắc nịch, sẽ lại thăm “ta”
Cuộc sống xa hoa, dại gì cho địch
Những điều tốt đẹp, dành hết cho “ta”
Lời lẽ chua ngoa, dành luôn cho địch
Những câu êm đẹp, để nói cùng “ta”
Lỡ gặp phiền hà: về ngay với địch
Nhớ cười khúc khích, lại mau tìm “ta”
Khi bệnh trầm kha, bên ta là địch.
Qua cơn nguy kịch, quay lại tìm “ta”
Giây phút ‘trăng hoa’, mà ta cho địch
Cảm thấy chán mệt, hơn khi cho “ta”
Thất thế xuống đà, mau về tìm địch
Cho khi thăng tiến, quay lại tìm “ta”
Khi “ta” bỏ ta, lại về với địch.
Đêm nằm bên địch, mơ tưởng về “ta”
Mở mắt tỉnh ra, cạnh ta là địch
Cuộc đời quá mệt - vì địch, vì “ta”.
Âu yếm mặn mà, ta không cho địch
Bây giờ cơ cực, “ta” lại bỏ ta
Lòng thấy xót xa, quay về tìm địch
Nhưng đã không kịp, địch cũng bỏ ta
Giờ ngẫm nghĩ ra, hận “ta”, thương địch
Cuộc đời đã hết, vì địch bỏ ta
Bài học rút ra: Vì “ta” mất địch
Nếu không muốn mệt, đừng nên có “ta”
Đời vẫn thăng hoa, khi ta còn địch.
Vợ là địch, bồ bịch là “ta”
Đám cưới đám ma, thì đi với địch
Party, du lịch - thì đi với “ta”
Chiến sự xảy ra, thì về với địch
Ở trong lòng địch, vẫn hướng về ta
Hết tiền xa hoa, tìm về với địch
Chờ túi chắc nịch, sẽ lại thăm “ta”
Cuộc sống xa hoa, dại gì cho địch
Những điều tốt đẹp, dành hết cho “ta”
Lời lẽ chua ngoa, dành luôn cho địch
Những câu êm đẹp, để nói cùng “ta”
Lỡ gặp phiền hà: về ngay với địch
Nhớ cười khúc khích, lại mau tìm “ta”
Khi bệnh trầm kha, bên ta là địch.
Qua cơn nguy kịch, quay lại tìm “ta”
Giây phút ‘trăng hoa’, mà ta cho địch
Cảm thấy chán mệt, hơn khi cho “ta”
Thất thế xuống đà, mau về tìm địch
Cho khi thăng tiến, quay lại tìm “ta”
Khi “ta” bỏ ta, lại về với địch.
Đêm nằm bên địch, mơ tưởng về “ta”
Mở mắt tỉnh ra, cạnh ta là địch
Cuộc đời quá mệt - vì địch, vì “ta”.
Âu yếm mặn mà, ta không cho địch
Bây giờ cơ cực, “ta” lại bỏ ta
Lòng thấy xót xa, quay về tìm địch
Nhưng đã không kịp, địch cũng bỏ ta
Giờ ngẫm nghĩ ra, hận “ta”, thương địch
Cuộc đời đã hết, vì địch bỏ ta
Bài học rút ra: Vì “ta” mất địch
Nếu không muốn mệt, đừng nên có “ta”
Đời vẫn thăng hoa, khi ta còn địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét