Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

LÀM THẾ NÀO ĐỂ (KHÔNG) TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ MỸ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ (KHÔNG) TRỞ THÀNH MỘT ĐẠI SỨ MỸ?
2
3
Bản dịch của Lê Thiên Hà (Defend the Defenders)
 ngày 15/4/2013.
Có hai cách mà các đại sứ Mỹ nhiều tham vọng vẫn tiến hành hòng thuyết phục tổng thống Mỹ bổ nhiệm mình vào vị trí đầy vinh dự đó.
Đầu tiên là cách cổ điển, dựa trên tài năng, qua đó các quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ với lý lịch ngoại giao nổi bật được thẩm tra thầm lặng và cẩn thận trong nhóm chóp bu của Bộ Ngoại giao. Những ai vượt qua sự soi xét của các đồng nghiệp sẽ lọt vào danh sách chuyển sang Nhà Trắng để tổng thống phê chuẩn chính thức, thường chỉ mang tính chất thủ tục.
Cách thứ hai, mang tính chất chính trị, được (đôi khi diễn ra đầy tai tiếng) dành cho những nhân vật nổi tiếng, các chiến hữu của tổng thống, và các nhà tài trợ lớn cho chiến dịch tranh cử đã bỏ tiền cho chiếc ghế đại sứ. Song bây giờ lại xuất hiện thêm nhân vật Tổng Lãnh sự Mỹ tại Tp HCM, quan chức ngoại giao người Mỹ gốc Việt là Lê Thành Ân, với phương thức thứ ba đầy mới mẻ: một phương thức rất-Á-Châu.
Lê Thành Ân muốn trở thành đại sứ kế tiếp của Mỹ tại Việt Nam. Để phục vụ cho mục đích đó, vị tổng lãnh sự vẫn đang làm việc sau hậu trường ít nhất là từ tháng Bảy năm ngoái với một mạng lưới đồng minh người Mỹ gốc Việt, một số trong đó có các mối quan hệ chính trị và kinh tế ở cả Washington lẫn Hà Nội. Mặc dù Lê Thành Ân đã hối thúc những người ủng hộ tìm kiếm sự hậu thuẫn của Quốc hội, song mục tiêu chính của chiến dịch vận động vẫn là người đề cử: Tổng thống Barack Obama.

Để đạt được mục đích ấy, Lê Thành Ân cùng các đồng minh của mình đã thể hiện sự táo bạo theo kiểu Châu Á. Một trong những người ủng hộ chủ chốt của Lê Thành Ân trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt là David Duong, nhà quyên góp của Obama từ khu vực Vịnh San Francisco. Theo Trung tâm Phản hồi Chính trị (Center for Responsive Politics) thì Duong đã đóng góp hơn 150.000USD cho Obama và Đảng Dân chủ kể từ năm 2008.  Qua nội dung các bức thư điện tử trao đổi giữa Lê Thành Ân và Duong mà tác giả bài báo này đã nhìn thấy, Duong từng kể lại rằng ông ta đã trực tiếp tiếp cận Obama để nhấn mạnh năng lực làm đại sứ của Lê Thành Ân tại một buổi gây quỹ của Đảng Dân chủ ở California hồi đầu tháng này.
Nhà Trắng thông báo, Obama đã có mặt ở miền bắc California để tham gia gây quỹ vào ngày 3 và 4 tháng Tư. Doanh nhân Duong thông báo cho Lê Thành Ân trong một email rằng ông ta đã trao cho Tổng thống một bức thư, cùng với danh sách những người ủng hộ ứng viên Lê Thành Ân, tại một buổi gây quỹ diễn ra vào tối 3/4.
Danh sách những người ủng hộ Lê Thành Ân – được in lại dưới bài này để phục vụ công chúng – có trên 70 cái tên. Nổi bật ngay vị trí đầu tiên là cựu giám đốc nhân sự của Obama, Rahm Emanuel, người hiện là thị trưởng thành phố Chicago. Ngày 4/4, Duong thông báo cho Lê Thành Ân trong một email rằng ông ta đã hối thúc Obama lần thứ hai. “Sáng nay, tôi đã dự bữa ăn gần trưa với Tổng thống cùng 27 người khác và đã nói chuyện về anh cũng như bức thư mà tôi đã trao cho ông ta tối qua.”
Duong cho ông tổng lãnh sự biết là ông ta đã nhận được lời đáp thân thiện từ phía Obama: “Chúng ta cần làm việc và có vài hạ nghị sỹ và/hoặc thượng nghị sỹ Mỹ giới thiệu anh. Điều này sẽ đảm bảo rằng anh sẽ được chọn”
Các email này cho thấy, trong khi ông ta tìm cách thúc đẩy điều mà Lê Thành Ân liên tục nhắc đến như là “tư cách ứng viên” của mình, vị tổng lãnh sự lại không chỉ đơn thuần là một người quan sát thụ động. Lê Thành Ân đã tham gia vào việc soạn thảo và biên tập nhiều bức thư ủng hộ và giới thiệu. Trước khi doanh nhân Duong đến từ bang California trao bức thư cho Obama ngày 3/4, Lê Thành Ân đã nhắc đồng minh của mình sửa một lỗi in ấn. Ngay sau khi được Dương thông báo là bức thư đã được trao cho Obama, Lê Thành Ân đã bày tỏ sự biết ơn của mình trong một email khác. Từ chiếc iPad của mình, ông tổng lãnh sự đã bày tỏ “tôi cảm kích” trước những nỗ lực của những người bạn tốt “trong việc thúc đẩy tư cách ứng viên của tôi” như thế nào.
Duong và Lê Thành Ân đã không phản hồi một số email đề nghị bình luận về vụ việc. Một nỗ lực đề nghị Nhà Trắng bình luận cũng không thu được kết quả. Một cuộc gọi đến văn phòng báo chí của Emanuel đưa ra gợi ý rằng bài báo này đề nghị ông thị trưởng phản hồi qua email– mà sau đó đã không được trả lời.
Duong, người đặt chân đến Mỹ không một xu dính túi sau khi phe cộng sản giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, là một câu chuyện thành công của một người nhập cư Mỹ điển hình: một doanh nhân của một công ty quản lý rác thải California Waste Solutions, hiện có những hợp đồng nhiều triệu dollar với các cơ quan chính phủ ở cả Mỹ lẫn Việt Nam (ở Việt Nam thì đã thông qua một công ty con triển khai một khu chôn lấp chất thải rắn trị giá 400 triệu USD, theo website của công ty và các bài báo tiếng Việt).
Ngoài hoạt động kinh doanh, năm 2010 Duong còn được Tổng thống Obama bổ nhiệm vào Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), tổ chức nhận tài trợ của chính phủ Mỹ để cấp học bổng giáo dục bậc cao cho sinh viên Việt Nam. Doanh nhân người Mỹ gốc Việt này được giới thiệu cho Nhà Trắng thông qua Hạ nghị sỹ Barbara Lee, đảng viên Đảng Dân chủ bang California và là người mà Duong đã đóng góp vào quỹ tranh cử. Duong đã ca ngợi “sự ủng hộ đầy đủ” mà ông ta nhận được nhờ hoạt động từ thiện của mình từ các cấp lãnh đạo trong chính phủ Việt Nam, kể cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Duong không phải là người Việt tha hương duy nhất, trong mạng lưới những người ủng hộ Lê Thành Ân, biết khai thác mối quan hệ với chính quyền Việt Nam hiện nay, thể chế mà ông ta đã trốn chạy từ khi còn là một đứa trẻ. Một người ủng hộ chủ chốt khác dường như là Bùi Duy Tâm, một bác sỹ từng giúp giới thiệu vị tổng lãnh sự với những người bạn Mỹ gốc Việt ở Bắc California.
Bác sỹ Tâm lại là một công chuyện thành công khác của người nhập cư. Là một người đang thọ tuổi bát tuần, ông nổi tiếng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt nhờ các hoạt động y tế nhân đạo trên quê hương mình, trong đó có chiến dịch hỗ trợ Việt Nam chống bệnh gan. Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng từng đến thăm gia đình bác sỹ Tâm ở San Francisco năm 2010. Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh bằng Tiếng Việt và 11 thứ tiếng khác, tường thuật: “Phó Thủ Tướng nêu bật những đóng góp to lớn của bác sỹ Tâm cho cộng đồng người Việt ở Mỹ và Tổ quốc. Bác sỹ Tâm nói là ông rất xúc động.”
Ngày 28/7/2012, Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân gửi cho bác sỹ Tâm một email cá nhân qua dịch vụ Hotmail (có lẽ là để tránh những cấm kỵ liên bang giống như những quy định trong đạo luật Hatch – ngăn cấm viên chức chính phủ sử dụng máy tính và thời gian làm việc chính thức của chính phủ để tham gia hoạt động chính trị). “Cám ơn sự hào hiệp của ngài qua bản phác thảo bức thư giới thiệu”, vị tổng lãnh sự nói với bác sỹ. “Xin cho tôi vài ngày để xem xét và chuẩn bị một bản tái phác thảo của bức thư, bởi đây là một vấn đề rất nhạy cảm”, Lê Thành Ân tỏ ra cẩn trọng.
Vài tuần sau khi họ trao đổi qua email, Lê Thành Ân đi nghỉ phép ở California. Phần lớn thời gian nghỉ phép chính thức tại tiểu bang này đã được sử dụng để thúc đẩy “tư cách ứng viên” của vị tổng lãnh sự “trong vai trò đại sứ kế tiếp tại Việt Nam”, ông nói trong một email như vậy.
Việc tiết lộ tư cách ứng viên như thế có thể gây tranh cãi trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Nhiều người Mỹ gốc Việt từng trốn chạy khỏi chế độ cộng sản đã bắt đầu chấp nhận việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao và thương mại với Hà Nội, mặc dù vẫn tồn tại những quan điểm khác biệt tự nhiên về chính trị, vẫn còn những lằn ranh đỏ rõ ràng cho những người Việt lưu vong nào luôn yêu quê hương của họ. Một trong những lằn ranh rõ ràng đó – có lẽ là rõ ràng nhất – liên quan đến một thực tế là việc các công dân Việt Nam tụ họp ôn hoà để ủng hộ quyền bầu cử dân chủ vẫn bị xem là có tội. Công dân Việt Nam vẫn bị bỏ tù vì bày tỏ những quan điểm như vậy.
Tôi hỏi bác sỹ Tâm và David Duong là liệu họ có tin rằng việc cổ suý dân chủ nên bị ngăn cấm về mặt pháp lý trên quê hương họ hay không. Không ai trả lời câu hỏi này. Thực tế những người tha hương xuất chúng này sẵn sàng nhìn sang chỗ khác và ngậm miệng trước những vấn đề nhân quyền cốt lõi – có lẽ là nếu làm khác sẽ bất tiện cho việc duy trì những thương vụ hiện hành với chính quyền cộng sản Việt Nam – sẽ bị nhiều người coi là chướng tai gai mắt. Và quay trở lại quê hương, người ta có thể hình dung ra mức độ phản ứng khi thông tin ấy đến tai những công dân Việt Nam đang vật vã trong nhà tù vì họ đã đủ dũng cảm để ủng hộ quyền bầu cử.
Thành viên duy nhất trong mạng lưới những người ủng hộ Lê Thành Ân hồi âm đề nghị bình luận về bài viết này là Trương Ngọc Phương, giám đốc điều hành của Trung âm Dịch vụ Quốc tế (International Service Center) trụ sở ở Harrisburg, bang Pennsylvania. Trung tâm này ra đời năm 1976, nhằm hỗ trợ những người tị nạn Việt Nam trốn chạy khỏi cuộc tiếp quản của phe cộng sản một năm trước đó. Hiện nay nó cũng hỗ trợ những đối tượng khó khăn khác, kể cả nạn nhân của thảm hoạ bão Katrina ở bang Louisiana.
Trương từ chối trả lời phỏng vấn về công việc giữa ông ta với Lê Thành Ân liên quan đến một hy vọng cho vị trí đại sứ (đồng thời cũng từ chối bày tỏ quan điểm về các luật lệ bài dân chủ của chính phủ Việt Nam). Dù vậy, nhân viên công tác xã hội của bang Pennsylvania này vẫn sẵn sàng lý giải sự ủng hộ mà ông dành cho chiến dịch vận động của Lê Thành Ân nói chung.
Trương nói với tôi trong một email: “Chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ những người đại diện cho cộng đồng và doanh giới tình cờ biết được những hành động tuyệt vời mà ông Lê Thành Ân đã có khả năng hoàn thành trên cương vị Tổng Lãnh sự tại Tp HCM ba năm qua. Xuất phát từ sự ngưỡng mộ ông Lê Thành Ân, và xuất phát từ sự tôn trọng dành cho Đại sứ đương nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, David Shear, chúng tôi quyết định tổ chức một chiến dịch thận trọng nhằm huy động sự hỗ trợ bổ sung cho tư cách ứng viên của ông Lê Thành Ân.” (ông tổng lãnh sự cũng được gửi bản copy của email này.)
Trong một thông điệp mà Trương gửi cho những người ủng hộ tiềm năng của vị tổng lãnh sự, ông lập luận rằng Lê Thành Ân là người Việt Nam tương đương với Gary Locke, đại sứ đương nhiệm của Mỹ ở Trung Quốc và là cựu bộ trưởng thương mại. Trương viết: “Việc bổ nhiệm Gary Locke làm Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc đã tạo ra một tiền lệ xứng đáng được lặp lại. Sự phụng sự mẫu mực của Đại sứ Locke nhờ nhiều vào bản sắc một người Mỹ gốc Hoa của ông. Những phẩm chất của ông cho phép ông tìm ra những lĩnh vực hợp tác hiệu quả giữa hai nền văn hoá và hai quốc gia.”
Thật là một điều rất bất thường – có lẽ là chưa có tiền lệ – khi một thành viên tích cực của ngành ngoại giao Mỹ lại tiến hành một chiến dịch gây áp lực chính trị bí mật để Nhà Trắng đề cử vào cương vị đại sứ tới một quốc gia quan trọng.
Một cái nhìn sơ qua về bối cảnh của những gì mà những người mong muốn trở thành đại sứ thường làm sẽ minh hoạ cho mức độ bất thường đó. Hai cách đầu tiên để trở thành đại sứ là những cách bình thường. Đại sứ đương nhiệm của Mỹ tại Việt Nam, David Shear, xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa của ngành ngoại giao Mỹ. Shear có bằng thạc sỹ của Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học John Hopkins (John Hopkins School of Advanced International Service), thành thạo tiếng Nhật và tiếng Trung, và từng là phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách Châu Á trước khi được Bộ Ngoại giao thẩm tra và bổ nhiệm làm đại sứ ở Hà Nội năm 2011. Phương thức truyền thống này chiếm khoảng 2/3 tổng số đại sứ của Mỹ. Các đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây đều xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa: những quan chức ngoại giao với nhiều kinh nghiệm về an ninh quốc gia như Michael Michalak, Michael Marine và Raymond Burghardt.
Đại sứ đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam, Douglas “Pete” Peterson, người phục vụ từ năm 1997 – 2001, là một vụ bổ nhiệm mang màu sắc chính trị. Song Peterson lại được xem là một sự lựa chọn xuất sắc. Ông là cựu thành viên đáng kính của Quốc hội Mỹ và là cựu tù binh trong trong chiến tranh Việt Nam.
Đối với phương thức chính trị nói chung, hãy hình dung Caroline Kennedy, người được cho là sẽ sớm thay thế đại sứ Mỹ tại Nhật Bản, John Roos, một luật sư vùng Silicon Valley với kinh nghiệm ngoại giao đến từ việc bỏ ra hơn 500.000USD để ủng hộ chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 của Obama. Phải chăng Roos đã mua chiếc ghế đại sứ? Tất nhiên. Song nhờ hệ thống tài trợ chiến dịch tranh cử của Mỹ mà luật chống hối lộ không bao giờ nhảy vào cuộc chơi miễn là có nháy-và-gật khi cuộc giao dịch xong, và không có việc bánh ít trao đi bánh quy trao lại – điều “không bao giờ” diễn ra.
Chắc chắn, những giới lãnh đạo hoạch định chính sách ngoại giao Mỹ có lý do chính đáng để e dè trước những vụ bổ nhiệm mang màu sắc chính trị như thế. Trên hết, vị trí đại sứ – hoặc bất kỳ vị trí chính quyền nào – không bao giờ nên bán chác. Có lẽ điều đáng ngạc nhiên là hệ thống này lại thường cho ra kết quả tốt, khi mà một số chiến hữu của tổng thống hoá ra lại là những nhà ngoại giao lành nghề, đại diện cho quốc gia của mình một cách đáng khâm phục. Pamela Harriman, người được Bill Clinton cử sang Paris, là một dẫn chứng tức thời. Bên cạnh đó là cựu ngôi sao phim trẻ em Shirley Temple Black, người từng đóng vai trò đại sứ Mỹ tại cả Ghana lẫn Czechoslovakia những năm 1970 và 1980 một cách đáng ngưỡng mộ. Và khi mà vị đại sứ với nhiều mối quan hệ chính trị lại là một nhân vật ít được ngưỡng mộ, mọi đại sứ quán Mỹ dường như đều có một vị phó đại sứ thượng thặng nhằm đảm bảo những lợi ích ngoại giao quan trọng của Mỹ không bị ảnh hưởng. Giống như các đại sứ chuyên nghiệp, các phó đại sứ cũng xuất thân từ hàng ngũ tinh hoa của ngành ngoại giao và có thể được tin cậy trong việc quản lý hoạt động ngoại giao đích thực.
Lê Thành Ân không đến từ hàng ngũ tinh hoa đó. Ông ta là một cựu viên chức dân sự trong Hải quân Mỹ, sau 15 năm phục vụ trong quân ngũ đã tham gia ngành ngoại giao vào năm 1991. Bản sơ yếu lý lịch chính thức trong Bộ Ngoại giao của Lê Thành Ân được đăng trên website của lãnh sự quán cho biết, một cách dễ nhầm lẫn, rằng ông ta “sinh ra và lớn lên” ở Việt Nam, điều sau đó lại mâu thuẫn với lời khẳng định ông ta là “một người bản địa bang Virginia”. Kết quả tìm kiếm những thông tin công khai sẵn có gợi lên rằng Lê Thành Ân trên thực tế ra đời đâu đó ở Việt Nam, mặc dù chính xác thời gian và địa điểm ra đời, cũng như thời điểm ông ta rời quê hương, thì vẫn chưa rõ.
Theo bản sơ yếu lý lịch của Lê Thành Ân thì ông ta giành được bằng thạc sỹ chuyên ngành quản trị công nghệ khoa học (engineering administration) của Đại học George Washington năm 1978. Lê Thành Ân trở thành thành viên cao cấp ngành ngoại giao Mỹ từ năm 2001. Song công việc trong Bộ Ngoại giao của ông ta dường như lại tập trung vào khía cạnh quản lý của ngành ngoại giao, liên quan đến những chủ đề như các toà nhà và công việc hành chính, chứ ít dính dáng đến những vụ việc về an ninh quốc gia.
Lê Thành Ân là người vinh dự được trao giải thưởng quản lý hàng đầu của Bộ Ngoại giao năm 2006, “Luther I. Replogle Award for Management Improvement”. Bất kể phần thưởng ấy đáng ca ngợi đến đâu – và đó thực sự là một vinh dự đáng kể – những thành tích như thế lại gợi lên rằng tình trạng thiếu kinh nghiệm ngoại giao cấp cao của ông ta thậm chí có lẽ còn không đủ điều kiện để trở thành một phó đại sứ ở đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, chứ chưa nói gì đến đại sứ.
Vị tổng lãnh sự tại Tp HCM mà Lê Thành Ân thay thế, Kenneth Fairfax, nay là đại sứ Mỹ tại Kazakhstan. Song Fairfax lại là một trong những ngôi sao của ngành ngoại giao, công việc trước đây của ông ở những vị trí nhạy cảm bao gồm một nhiệm kỳ làm quan chức cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia, nơi ông phụ trách vấn đề vũ khí hạt nhân. Trong thời gian này, các nhà ngoại giao ở đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phải giải quyết những vấn đề ngoại giao nhạy cảm, còn lãnh sự quán tại Tp HCM do Lê Thành Ân đứng đầu lại thường được coi là một trung tâm chuyên xử lý visa.
Một sự phỏng đoán dựa theo kinh nghiệm ở đây là Tổng Lãnh sự Lê Thành Ân sẽ không được trao chiếc ghế đại sứ mà ông ta đang tìm kiếm. Hãy thử hình dung phản ứng từ ngành ngoại giao Mỹ nếu Lê Thành Ân thành công trong việc được Nhà Trắng đề cử bằng cách đẩy mục đích chính trị phải chạy vòng quy trình thẩm tra thông thường của Bộ Ngoại giao, trong đó có việc tiếp cận trực tiếp tổng thống – và tại một buổi gây quỹ.
***
Lưu ýDưới đây là danh sách “Những người bạn và người ủng hộ Tổng Lãnh sự tại Tp HCM Lê Thành Ân”, do doanh nhân bang California David Duong trao cho Tổng thống Obama tại một buổi gây quỹ của Đảng Dân chủ trong chuyến công cán của Tổng thống đến khu vực Vịnh San Francisco hai ngày 3-4/4/2013. Bức thư mà vị tổng lãnh sự đã thông qua, chưa được biên tập, theo cuộc trao đổi email mà tác giả viết bài này được chứng kiến. (Chữ [F] tham chiếu sau tên của một số người ủng hộ  chẳng hạn như cựu đại sứ Mỹ tại Pháp Craig Stapleton, bản thân là một người được bổ nhiệm với mục đích chính trị  rõ ràng là đề cập đến vị trí “cựu” [former]. Lê Thành Ân từng phục vụ tại đại sứ quán Mỹ ở Paris trong nhiệm kỳ của Stapleton.)
Danh sách các ủng hộ viên cho ứng cử viên đại sứ Lê Thành Ân
TitleFirst NameLast N.PositionBusiness/OrganizationCitySt.Zip
T.H.RahmEmanuelMayorCity of ChicagoChicagoIL60602
Mr.DavidDuongPresidentCalifornia Waste SolutionsOaklandCA94607
Mr.Pedro (Sonny)AdaPresidentAda’s Trust and Investment, Inc.HagatnaGU96932
Mrs.Jennifer M.A.AdaAmbass-at-LargeGovernor of Guam’s Trade Mission to VNHagatnaGU96932
Mrs.StephanieAuBehavioral Cons.Spencer, Shenk, Capers & AssociatesIrvineCA92618
Mr.Charles R.BaileyRepresentative (F)Ford Foundation/VietnamChestnut RidgeNY10977
Mr.MarkBaldygaPresident/OwnerBaldyga Group, LLCTumonGU96913
Mr.David C.BallOwnerDesignBalls StudioGrapevineTX76051
Mr.Greg J.BaroniPresident/CEOAttain, LLCViennaVA22182
Mr.Elvin Y.ChiangSenior AdvisorErnst & Young, LLPTamuningGU96913
Dr.Hung ManhChuProfessor/DeanWest Chester UniversityWest ChesterPA19382
Ms.SandyDangPrincipal11plus Philanthropic Consulting, LLCWashingtonDC20015
Mr.HuyDoChair/PresidentStrategic Alliance VN Ventures Internl.BrisbaneCA94005
Mr.DucDoEditorThoi Luan NewspaperWestminsterCA92684
Mr.Thien-ChuongDuong,EsqPatent AttorneyAD Intellectual Property ConsultingPalo AltoCA94306
Dr.HuanGiap,M.DDirectorScripps Proton Therapy CenterSan DiegoCA92121
Mrs.Lourdes LeonGuerreroPresident/CEOBank of GuamHagatnaGU96910
Mr.LocHoangIT DirectorUniversity of MarylandCollege ParkMD20742
Mrs.DianeHsiungProg. AssociateAmerican UniversityWashingtonDC20016
Ms.Kim-YenHuynhFounder/PresidentAsian-American Business Women Assn.Huntington BeachCA92647
Dr.JohannesKratzPhysicianMassachusetts General HospitalBostonMA02115
Mr.Larry TrungLaPresidentMeiwah GroupWashingtonDC20036
Mrs.Jennifer L.LawlessProfessorAmerican UniversityWashingtonDC20008
Dr.TommyLe, PEVice ChairCounty Board of Electrical ExaminersSilver SpringMD20906
Mr.Anh-Tuan, P.ELeManaging Cons.Green OrangeFountain ValleyCA92708
Mr.MarcLevinManaging PartnerLevin Capital ManagementChicagoIL60611
Mr.DavidLublinProfessorAmerican UniversityWashingtonDC20016
Dr.DavidMai, M.DPresidentMediZen Advanced Imaging, Inc.Fountain ValleyCA92708
Mr.NolanMetzgerFinanc. AdvisorOppenheimerHoustonTX77022
T.H.Constance A.MorellaCongressman (F)U.S. House of RepresentativesBethesdaMD20817
Mr.Steve A.NagelCouncil MemberCity of Fountain ValleyFountain ValleyCA92708
Dr.Chau ThanhNguyenM.D.Private PracticeSan JoseCA95116
Ms.Diem H. HelenNguyenMrktg ExecutiveCaesars Entertainment CorporationLas VegasNE89109
Dr.ChauNguyenPhysicianChau Nguyen Osthreopathic CenterWestminsterCA92683
Ms.Ginna ClaireNguyenDesign./ProfessorGinna Claire Studio & Pasadena CollegePasadenaCA91105
Mr.John WynnNguyenPresidentImperial Investment & Development Inc.MilpitasCA95035
Dr.Duc TienNguyenVice-PresidentInternational Liver Foundation for VietnamWest CovinaCA91790
Dr.Thuan HoaNguyenPhysicianKaiser PermanenteSilver SpringMD20902
 Ms.HoaNguyenTec. Bus.AnalystMETRO/Public TransportationHoustonTX77002
Dr.AiNguyenOwnerPain Clinic of WestminsterSanta AnaCA92706
Ms.Ai VanNguyenSingerPerforming ArtistCupertinoCA95014
Mr.ChrisNguyenCo-ChairStanford U. Vietnamese Student Assn.ArcadiaCA91007
Mr.Dzuong KyNguyenProfessorStanford UniversityStanfordCA94305
Ms.AnnaNguyenChief Fin.OfficerStrategic Intl. Medical Business AllianceRancho St. FeCA92067
Dr.Thu-HuongNguyen-VoProfessorUniversity of California at Los AngelesLos AngelesCA90095
Mr.DeanNguyenPresidentUSA Home RealtyFalls ChurchVA22042
Dr.NgaiNguyenMedical DoctorViet Heritage FoundationSan JoseCA95112
Ms.Hong ThuyNguyenAuthor/BoardVietnam Literary & Artistic AssociationAnnandaleVA22003
Dr.Quan H.NguyenPresident (F)Vietnamese Physicians Assn. of South CAFountain ValleyCA92708
Mrs.Kim D.NguyenVice-PresidentWells Fargo BankSan FranciscoCA94105
Mr.DavidO’BrienVice PresidentUniversity of GuamMangilaoGU96923
Ms.AllysonPerleoniGrad. AssistantWomen & Politics InstituteWashingtonDC20008
Dr.ChristinaPhamClinical FellowHarvard Medical School, Cambridge H.ACambridgeMA02139
Ms.GenevaPhamManagerManagement Sciences for HealthWashingtonDC20036
MrSon MichaelPhamPrincipalU.S – Asia GatewayBellevueWA98009
Mr.TrongPhamPresidentWashington Vietnamese-American C of CSeattleWA98111
Mrs.Susan W.PreatorExec. ChairmanImagine Learning, Inc.ProvoUT84604
Mrs.Thanh-LoSananikoneManagingDirectorTAF International, Inc.HonoluluHI96816
T.H.CraigStapletonAmbassador (F)Stapleton ManagementGreenwichCT06830
Mr.SteveStewartChairmanGulf Winds InternationalHoustonTX77061
Ms.CherylSturmVice PresidentR. Crusoe & SonChicagoIL60661
Mr.StevenTaylorAsso.ProfessorAmerican UniversityWashingtonDC20910
Dr.MichelleThaiMedical DoctorSt. Jude Medical CenterWestminsterCA92683
Ms.Diem LanTon NuSenior Vice PresChildren’s Hospital, Los AngelesLos AngelesCA91007
Mr.BrianTon, Esq.PresidentSatori Law Group, Inc.Fountain ValleyCA92708
Mr.NhanTranManaging PartnerAdvent Pacific Technologies, LLC.TamuningGU96913
Dr.Thanh NgaTranPhysicianMassachusetts General HospitalBostonMA02114
Ms.JennyTruongPresident/CEOApollo Manufacturing ServicesSan DiegoCA92121
Dr.Joseph M.Vo, PsyDPresidentInternational Epic Solutions, Inc.RiversideCA92506
Mr.Loc VanVuExec. DirectorImmigrant Resettlement & Cultural CenterSan JoseCA95112
Mrs.Rosine T.VuBranch Chief (F)National Security AgencySilver SpringMD20902
Ms.LindaVuongAttorneyInternational Service CenterDenverCO80219
Ms.QuyenVuongExec. DirectorInternational Children Assistance NetworkMilpitasCA95035
Ms.DiepVuongPresidentPacific Links FoundationSanta ClaraCA95054
Mrs.Margaret A.WeekesAssociate DeanSchool of Public Affairs (American Univ.)WashingtonDC20016
Ms.Jackie BongWrightPresident/CEOVietnamese-American Voters AssociationDullesVA20189
Mr.AntoineYoshinakaAssis.ProfessorAmerican UniversityWashingtonDC20016
Mrs.GamzeZeytinciDeanSchool of Arts&Sciences (American U.)RockvilleMD20852

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét