Chủ tịch Quốc hội chê số liệu thống kê
Bội chi ngân sách năm 2011 được báo cáo là thấp hơn dự toán nhưng Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng chưa thực sự hài lòng vì theo ông bản quyết toán ngân sách còn nhiều con số "chưa biết nói". Bất thường trong thống kê kinh tế Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bước sang ngày làm việc thứ hai trong phiên họp thứ 17, tập trung đánh giá, thẩm tra dự thảo Quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2011. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, bội chi năm 2011 là 112.034 tỷ đồng (bằng 4,4% GDP). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiển đánh giá, nhờ tăng thu ngân sách Nhà nước nên có thể dành 8.566 tỷ đồng để giảm bội chi từ 5,3% GDP theo Nghị quyết của Quốc hội xuống còn 4,4% GDP. Nhiều ý kiến tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng việc thẩm định và chấp hành quyết toán năm 2011 có nhiều tiến bộ với việc giảm bội chi.
Tuy nhiên, khác với các thành viên trong Ủy ban, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng những con số báo cáo về ngân sách năm 2011 "vẫn chưa thực sự biết nói". Theo ông, đây là tổng kết ngân sách cho một năm rồi rút kinh nghiệm cho nhiều năm do đó không nên cho cho rằng mọi việc đều đã tốt. "Năm vừa qua tăng thu, tăng chi như báo cáo nhưng hiệu quả chi tiêu lại chưa cao. Từng bộ trưởng phải lên giải trình về ngân sách Nhà nước, từng địa phương phải thấy được hiệu quả chi tiêu, sự lãng phí, thất thoát để thấy được rằng nếu từng ấy tiền biết chi tiêu thì hiệu quả hơn", Chủ tịch lưu ý trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đa số ý kiến tại Thường vụ Quốc hội vẫn chê năng lực dự toán thu - chi ngân sách qua các năm khi giữa dự toán và thực tế còn độ chênh quá lớn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chia sẻ "rất lo lắng" về sự không chính xác của các số liệu dự báo. Ông lấy dẫn chứng về các số liệu về tổng đầu tư của năm 2012. Tháng 11/2012, số liệu báo cáo trong Quốc hội là tổng đầu tư tăng 29,5% nhưng 2 tháng sau, con số này đã vọt lên 33,5%. Tương tự, bội chi ngân sách dự toán của Quốc hội là 53% nhưng Chính phủ mới đây báo cáo 49% còn trong bản dự thảo Quyết toán Ngân sách lần này thực tế chỉ là 44%. "Các số liệu này là định hướng thông điệp cho thị trường và điều hành các cấp nhưng lại rất thiếu chính xác và cách nhau rất xa", ông Giàu bình luận.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt câu hỏi liệu tình trạng này có khắc phục được không bởi năm nào cũng đề cập mà tình hình không cải thiện. Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng thu ngân sách Nhà nước 2011 vượt cao so với dự toán, tăng gấp 3 lần, thể hiện công tác lập dự toán chưa sát với thực tế và ảnh hưởng tới chỉ đạo, điều hành ngân sách Nhà nước.
"Chúng tôi cũng rất băn khoăn về việc tại sao GDP không đạt chỉ tiêu mà thu ngân sách lại tăng. Nguyên nhân chính do giá dầu thô - nguồn thu chủ yếu - và các mặt hàng đều tăng nên thuế VAT và các khoản thu khác cũng lên theo", ông Hiển chia sẻ.
Lo ngại của ông Hiển khá tương đồng với nhiều ý kiến trong phiên thảo luận khi cho rằng nguồn thu của Ngân sách nhà nước chưa thực sự vững chắc. Nguồn thu tăng cao nhưng chủ yếu do sự tăng của giá dầu thô và lạm phát chứ không bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế.
Sự thiếu chính xác, thậm chí bất thường trong số liệu thống kê kinh tế Việt Nam là chủ đề bàn luận của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tuần qua tại Nha Trang. Các chuyên gia cảnh báo, số liệu không sát thực tế có thể khiến nhà điều hành đưa ra quyết định sai, hoặc chỉ giải cứu khi con bệnh đã vào giai đoạn nan y.
Đồng ý phê duyệt quyết toán ngân sách năm 2011 nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị đưa vào thêm dự báo về nợ công năm 2012, 2013 để lường đón trước chính sách. Tổng số dư nợ công đến 31/12/2011 bằng 54,9% GDP, vẫn nằm trong giới hạn an toàn nợ công nhưng tăng khá cao (24,8%) so với năm 2010.
Năm 2011 tổng số thu ngân sách là 962.982 tỷ đồng trong khi số chi cân đối là hơn 1 triệu tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012). Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, trong đó có 1.874,4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng chưa giải ngân và cũng chưa có phương án phân bổ. Về khoản tiền này, một số ý kiến tại Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị loại ra khỏi quyết toán năm 2011. Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ thống nhất giao Chính phủ lên phương án phân bổ và báo cáo trước khi quyết toán ngân sách chi năm 2011.
Thanh Thanh Lan
Tuy nhiên, khác với các thành viên trong Ủy ban, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng những con số báo cáo về ngân sách năm 2011 "vẫn chưa thực sự biết nói". Theo ông, đây là tổng kết ngân sách cho một năm rồi rút kinh nghiệm cho nhiều năm do đó không nên cho cho rằng mọi việc đều đã tốt. "Năm vừa qua tăng thu, tăng chi như báo cáo nhưng hiệu quả chi tiêu lại chưa cao. Từng bộ trưởng phải lên giải trình về ngân sách Nhà nước, từng địa phương phải thấy được hiệu quả chi tiêu, sự lãng phí, thất thoát để thấy được rằng nếu từng ấy tiền biết chi tiêu thì hiệu quả hơn", Chủ tịch lưu ý trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng bản quyết toán ngân sách
còn nhiều con số chưa biết nói. Ảnh:Hoàng Hà.
Năm 2011, trong khi chi đầu tư xây dựng phát triển vượt 8,5% dự toán thì chi tiêu cho một số lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, sự nghiệp kinh tế... lại không đạt. Ủy ban Tài chính ngân sách cho rằng tình trạng chi cho các lĩnh vực này không đạt dự toán được giao đã kéo dài từ năm 2010 đến năm 2012. Do đó, một lần nữa trong phiên thảo luận, Chủ tịch Quốc hội cho rằng báo cáo quyết toán ngân sách mới chỉ dừng lại ở những con số. Ông bình luận: "Chưa thấy các đồng chí nói đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và giảm nghèo có tăng lên hay không, hiệu quả chi tiêu ngân sách ở các ngành, các cấp ra sao".Đa số ý kiến tại Thường vụ Quốc hội vẫn chê năng lực dự toán thu - chi ngân sách qua các năm khi giữa dự toán và thực tế còn độ chênh quá lớn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu chia sẻ "rất lo lắng" về sự không chính xác của các số liệu dự báo. Ông lấy dẫn chứng về các số liệu về tổng đầu tư của năm 2012. Tháng 11/2012, số liệu báo cáo trong Quốc hội là tổng đầu tư tăng 29,5% nhưng 2 tháng sau, con số này đã vọt lên 33,5%. Tương tự, bội chi ngân sách dự toán của Quốc hội là 53% nhưng Chính phủ mới đây báo cáo 49% còn trong bản dự thảo Quyết toán Ngân sách lần này thực tế chỉ là 44%. "Các số liệu này là định hướng thông điệp cho thị trường và điều hành các cấp nhưng lại rất thiếu chính xác và cách nhau rất xa", ông Giàu bình luận.
Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đặt câu hỏi liệu tình trạng này có khắc phục được không bởi năm nào cũng đề cập mà tình hình không cải thiện. Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng thu ngân sách Nhà nước 2011 vượt cao so với dự toán, tăng gấp 3 lần, thể hiện công tác lập dự toán chưa sát với thực tế và ảnh hưởng tới chỉ đạo, điều hành ngân sách Nhà nước.
"Chúng tôi cũng rất băn khoăn về việc tại sao GDP không đạt chỉ tiêu mà thu ngân sách lại tăng. Nguyên nhân chính do giá dầu thô - nguồn thu chủ yếu - và các mặt hàng đều tăng nên thuế VAT và các khoản thu khác cũng lên theo", ông Hiển chia sẻ.
Lo ngại của ông Hiển khá tương đồng với nhiều ý kiến trong phiên thảo luận khi cho rằng nguồn thu của Ngân sách nhà nước chưa thực sự vững chắc. Nguồn thu tăng cao nhưng chủ yếu do sự tăng của giá dầu thô và lạm phát chứ không bắt nguồn từ nội lực của nền kinh tế.
Sự thiếu chính xác, thậm chí bất thường trong số liệu thống kê kinh tế Việt Nam là chủ đề bàn luận của nhiều chuyên gia tại Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức tuần qua tại Nha Trang. Các chuyên gia cảnh báo, số liệu không sát thực tế có thể khiến nhà điều hành đưa ra quyết định sai, hoặc chỉ giải cứu khi con bệnh đã vào giai đoạn nan y.
Đồng ý phê duyệt quyết toán ngân sách năm 2011 nhưng Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị đưa vào thêm dự báo về nợ công năm 2012, 2013 để lường đón trước chính sách. Tổng số dư nợ công đến 31/12/2011 bằng 54,9% GDP, vẫn nằm trong giới hạn an toàn nợ công nhưng tăng khá cao (24,8%) so với năm 2010.
Năm 2011 tổng số thu ngân sách là 962.982 tỷ đồng trong khi số chi cân đối là hơn 1 triệu tỷ đồng (bao gồm cả chi chuyển nguồn từ năm 2011 sang năm 2012). Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, trong đó có 1.874,4 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng chưa giải ngân và cũng chưa có phương án phân bổ. Về khoản tiền này, một số ý kiến tại Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị loại ra khỏi quyết toán năm 2011. Cuối cùng, Ủy ban Thường vụ thống nhất giao Chính phủ lên phương án phân bổ và báo cáo trước khi quyết toán ngân sách chi năm 2011.
Thanh Thanh Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét