Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Nhận xét về Thư trả lời của Alan Phan

Nhận xét về Thư trả lời của Alan Phan
Trên Blog Hiệu Minh, tôi đã có những nhận xét sau về Thư của TS Alan Phan trả lời Hiệp hội bất động sản Hà Nội. Các nhận xét của tôi đều bị bạn đọc của Blog Hiệu Minh kịch liệt phê phán và cho điểm kém.
Lai Tran Mai says:
March 31, 2013 at 10:57 am
Hoan hô TS Alan Phan trả lời rất thẳng thắn; tiếc rằng khuôn khổ bài viết có hạn nên các phản biện của TS sơ sài quá, giọng văn lại nặng về tình cảm, nên sức thuyết phục không cao.
4
24
 

Đánh giá comment

Reply
Người nhà quê says:
  • TS Alan Phan trả lời theo nhà cháu cũng chỉ không ra ngoài câu thơ của Cụ Nguyễn Du:
    ” Những người bạc ác tinh ma
    Mình làm mình chịu kêu mà ai thương !”(Đoạn trường tân thanh)

    12
    1
     

    Đánh giá comment

  • nambv says:
    Thưa bác, TS Alan Phan ko có nghĩa vụ phải trả lời những câu hỏi ngây ngô đó.

    5
    0
     

    Đánh giá comment

  • NABB Cafe says:
    15 câu hỏi đầy bao biện, tư lợi không the`m che giấu, mâu thuẫn về logic và trách nhiệm.
    Trả lời từng câu một, chẳng hoá…bằng vai với “nhóm lợi ích” kia.
    Mời bác đọc lại cho kỹ, thực chất tầng tầng lớp lớp ý tứ trong búc thư đã trả lời hầu hết những câu hỏi đó rồi đấy.
    Nhưng còm cho dzui thôi, vì như đề cập trong thư, bên nào lobby “có sức nặng hơn” (kiểu, “mày phải, nhưng nó phải bằng hai mày”), bên ấy sẽ là “Bên Thắng Cuộc”. Và chỉ mộng mơ thì mới tin rằng tinh thần “kẻ sỹ” sẽ được khơi dậy ở “tầng lớp tinh hoa”, vì xin lỗi nếu quá lời, đã có những nghiên cứu chỉ ra tầng lớp tinh hoa ấy hình như chưa bao giờ tồn tại trong XH VN với tư cách là một tầng lớp…chưa nói trong thời kỳ này.

    7
    0
     

    Đánh giá comment

    • Lai Tran Mai says:
      Trong một xã hội dân chủ, đừng nên nghĩ vai của mình cao hơn vai của người khác và cho rằng người khác đưa ra những câu hỏi ngây ngô để không thèm trả lời, hoặc trả lời với thái độ diễu cợt, nặng về lên án, tố cáo thay vì đưa ra những cơ sở lý thuyết, thực tế có tính chất khoa học để thuyết phục người khác. Chỉ khi mình nghiêm túc, chân thành thuyết phục người khác thì mới hy vọng họ tin theo quan điểm của mình được.
      Tôi rất tán thành quan điểm của TS Alan Phan và hoan hô TS đã chấp nhận trả lời, nhưng không tán thành cách TS trả lời thiếu tôn trọng một tổ chức với hàng nghìn hội viên như vậy. Nếu trả lời như vậy thì không nên gọi là thư trả lời, mà chỉ nên coi là 1 bài viết thông thường thể hiện tiếp quan điểm của TS về tình hình BĐS hiện nay.

      0
      4
       

      Đánh giá comment

      • NABB Cafe says:
        Không cần phải Alan Phan, nhiều BCA đã trả lời 15 câu này rồi, đây là điển hình nhất:
        http://vietq.vn/thoi-su/dien-dan/89-doc-gia-giup-ts-alan-phan-tra-loi-thac-mac-cua-hie
        Bac ơi, trả lời 15 câu hỏi đó không phải là việc khó, khó nhất là cung cấp một viễn kiến chung cho mọi người.
        Giúp người ta hiểu rõ cái gì là thủ phạm của cái hệ quả đang kêo gào cần giải quyết kia.
        Chỉ ra thủ phạm rồi, hệ quả đó thủ phạm phải chịu, sao lại bắt người chỉ ra thủ phạm đi giải quyết hệ quả mà thủ phạm đã trót “bậy” ra.
        Thật tiếc là cách giáo dục của chúng ta luôn cổ suý cho việc đóng khung các vấn đề, bóp chết cái nhìn mở và sáng tạo. Tại sao lại phải rập khuôn vào đề bài của “1 tổ chức có hàng nghìn hội viên” kia ra đề?
        Kiểu như chơi cờ, giao hẹn phải chiếu tướng trong 15 nước, giả thử chỉ cần 5 nước đã ăn sạch xe pháo mã, dí sát tướng rồi, thì có cần phải đi nốt 10 nước cho đủ đề bài không bác?

        2
        0
         

        Đánh giá comment

      • Lai Tran Mai says:
        Gửi bác NABB:
        1. “Trả lời 15 câu hỏi đó không phải là việc khó”. Bác nói vậy tôi không tin vì nếu câu chuyện BĐS đã dễ dàng như vậy, toàn dân đã biết hết như vậy, thì đã không có những tranh luận trái chiều nhiều như hiện nay, và Chính phủ vẫn sẽ cố tình tung thêm nhiều gói cứu trợ BĐS.
        Bản thân TS Alan cũng không tin mình có thể thay đổi được tình hình, nhưng thay vì cố gắng giải thích, thuyết phục thì lại nhăm nhăm tố cáo giới BĐS lobby và Chính phủ nhận lobby.
        Để thuyết phục được người khác, không phải chỉ dùng mấy lý lẽ chung chung, nặng về phê phán, tố cáo như vậy được.
        2. Tôi đã đọc bài http://vietq.vn/thoi-su/dien-dan/89-doc-gia-giup-ts-alan-phan-tra-loi-thac-mac-cua-hie. Có cái tôi tán thành, nhưng để làm rõ, thuyết phục được thì phải có thêm thông tin; có những cái tôi không tán thành. Tất nhiên, do khuôn khổ bài viết của 1 độc giả thì viết thế đã quá tốt; còn trường hợp TS Alan, đã tình nguyện trả lời 1 Hiệp hội, thì nên trả lời rõ ràng, khoa học với các lập luận, thông tin thuyết phục. Điều này TS đã không làm.
        3. Tôi cho rằng Hiệp hội đã đọc vô số trả lời của BCA, nhưng cái HH cần là các trả lời của bản thân TS Alan chứ không phải như TS Alan khuyên HH đi đọc lại những lời của bạn của TS. Tôi đặc biệt thất vọng khi cuối thư TS đề nghị cuộc tranh cãi nên dừng lại ở đây, dù mới duy nhất có 1 lần thư từ giữa hai bên.

        0
        1
         

        Đánh giá comment


        • NABB Cafe says:
          Bác Lai Tran Mai thân mến,
          Xin phep trả lời bác theo cách TS Alan Phan trả lời, dù biết dường như bác theo trường phái hỏi đáp chan chát của tac giả 15 câu hỏi ^^ Lý do chính không phải vì thấy các câu hỏi của bác khó quá, mà vì chúng ta có tranh luận trong Hang Cua thì cũng không giúp được “toàn dân biết hết” tình cảnh này của BĐS từ đâu ra.
          Vả lại, như Alan Phan đề cập trong thư, điều gì có thể bắt buộc ông ấy phải đối thoại với HH BĐS, trong khi các lập luận của ông ấy đã được nêu rất nhiều lần trong các bài viết từ trước tới nay. Việc thuyết phục hay không rất tiếc là không hoàn toàn phụ thuộc vào “cơ sở khoa học” như cách HH BDS đang cố ý gây sức ép, mà còn vào cả “lợi” và “thiệt” của những người đọc về cuộc tranh luận này.
          Nói thực nhé, với những người đang đầu tư BDS, đang bị thua lỗ, không ai thích thú gì khi nghe “hãy để chúng chết đi”. Những người chưa bao giờ có nhà riêng, tất nhiên sẽ có cảm tình khi biết rằng giá giảm thì “mấy trăm nghìn gia đình sẽ lần đầu có nhà”. Mọi số liệu xoay quanh các lý lẽ này liệu có thắng được cảm tính ban đầu này không? Cái đó tôi với bac đều không dám chắc. Tinh thần Kẻ sỹ mà Alan Phan kêu gọi, chắc bản thân ông cũng biết, là một thứ xa xỉ, vì không ai thích “kim châm vào thịt” mình cả ^_^
          By the way, xin chia sẻ với bác một số góc nhìn về BĐS, hy vọng cũng giải đáp ít nhiều:
          1. Khá nhiều người, cả người có nhu cầu ở thực lẫn dân đầu tư, canh cánh nỗi niềm hoài nghi, dù đứng trước những tuyên bố mạnh mẽ như thể câu chuyện bất động sản được cứu đã thật gần.
          Họ nhớ tới “Sòng đời thua nhẵn cả thơ ngây”, một câu thơ khác của Nguyễn Bính.
          http://wp.me/p27ifm-n6
          2. Ngoài đời, bên cạnh chuyện bị ngợp bởi bầu không khí trong bong bóng, khá nhiều người nhầm tưởng hoặc mong muốn những giá trị ảo lóng lánh của bong bóng là giá trị thực của mình. Đó mới là lý do không ai muốn bong bóng phát nổ.
          http://wp.me/p27ifm-gg
          3. Nếu không thực sự cảm thấy quan hệ giữa các lợi ích trên thị trường và cơ quan quản lý là khách quan, chí công vô tư, niềm tin vào chính sách sẽ khó tròn trịa như cần phải có.
          (thực chất là số người, không ít trong đó có liên quan tới chính sách, coi ngôi nhà của mình là tài sản giá trị nhất đời có lẽ chiếm số đông trong xã hội, và vì thế chả ai nỡ lòng nào nhìn nó xuống giá)
          http://wp.me/p27ifm-gg
          4. một lượng vốn không nhỏ của doanh nghiệp, đáng lẽ dùng để thanh toán tiền hàng, trả lương, phát triển sản phẩm phục vụ kinh doanh đã và đang bị bốc hơi theo khói đốt bằng cổ phiếu giấy hoặc bị bê-tông hóa trong nhà đất. Quá khứ ào ào lướt ba-tanh (patin) đã và đang làm khổ hiện tại khập khiễng đi nạng.
          1
          0

          Đánh giá comment
        • Lai Tran Mai says:
          Gửi bác NABB:
          1. Tôi đồng ý với bác: chúng ta có tranh luận trong Hang Cua thì cũng không giúp được “toàn dân biết hết” tình cảnh này của BĐS từ đâu ra.
          Do đó ở đây tôi không bàn về chuyện tình cảnh này của BĐS từ đâu ra. Tôi chỉ hoan hô TS Phan tình nguyện trả lời và tiếc rằng có lẽ do khuôn khổ bài viết và chọn cách viết nặng về tình cảm, nên sức thuyết phục trong trả lời của TS không cao.
          2. Hiệp hội BĐS thấy chuyên gia lên tiếng; họ với tinh thần cầu thị nên muốn trao đổi với chuyên gia, đầu tiên là qua thư và nếu được thì gặp trò chuyện trực tiếp; việc làm của họ công khai, đàng hoàng. Còn chuyện TS Alan có chấp nhận trả lời hay không là do TS toàn quyền quyết định chứ ai bắt TS được ?
          Nhưng chính TS lại là người chủ động. Thậm chí chưa có thư chính thức của Hiệp hội (biết đâu HH nghĩ lại, cho rằng hỏi ông này cũng chẳng có ích gì nên không gửi thư ?), nhưng TS đã vội vàng trả lời, cứ như là cố ý đặt ra giải pháp khó (khuyến nghị để BĐS rơi tự do) để lừa HH lên tiếng, từ đó phê phán, chụp mũ cả giới kinh doanh BĐS lẫn chính phủ (lobby) với những lập luận chẳng rõ ràng và có cơ sở gì cả.
          Nói thật, qua việc này tôi thấy TS Alan không có “Tinh thần Kẻ sỹ”. Nếu đã to giọng tố cao người ta, người ta nói lại, biết mình không đủ lý lẽ chứng minh thì im đi; còn đã ngạo mạn trả lời lại thì nên trả lời đàng hoàng, đúng tinh thần kẻ sĩ.
          TS khoe chúng tôi hiểu rõ luật chơi của thị trường và cúi đầu chấp nhận (ở Mỹ bác ấy không chấp nhận cũng không được); rồi khoe khoang chỉ 3 năm sau đó, tôi lại kiếm được nhiều tiền hơn trong một mô hình kinh doanh khác. Thật là xấu hổ.
          3. Cá nhân tôi ủng hộ quan điểm của TS Alan nhưng tôi có các lập luận khác chứ không dùng lập luận kiểu chụp mũ, tố cáo như ông ấy.
          Về việc bác xin chia sẻ với tôi về một số góc nhìn về BĐS, tôi cám ơn bác nhưng nói thật là tôi không cần và cũng không muốn bàn chuyện này ở đây vì như tôi đã đồng ý với bác ở mục 1 nêu trên: Ta có bàn ở cái Hang nhỏ nhoi này thì cũng chẳng giúp được gì.
          4. Thực ra tôi với bác có tiếp tục chia sẻ nữa thì cũng chẳng giải quyết vấn đề gì, chỉ làm cho bác HM và các còm sĩ khác chán ngán, do đó mặc dù tôi hoàn toàn có thể đối thoại tiếp với bác mà chẳng ngại gì, nhưng vì sự ổn định của Blog này, tôi xin dừng ở đây và xin phép không trả lời bác nữa.
          0
          0

          Đánh giá comment


          Em không còn trẻ , nay vẫn phải ở nhà thuê , huhu.
          Em nói với các bác thế này :
          Khi nền kinh tế sụp đổ , ai là người khổ nhất ?
          Tháng 3 này , 20 đại gia giàu nhất mất 1200 tỷ nhưng ko vì thế mà họ mất ngủ hoặc phải đi xe ôm . Họ vẫn điểm tâm bằng món yến chưng cách thủy và cưỡi Rolls-Royce bát phố như thường . Giá xuống , có thể đại gia này phá sản nhưng đại gia khác sẽ ôm vào , đâu đến lượt chúng ta khi mà xăng dầu , rau cá cái gì giá cũng tăng ?
          Alan Phan nói : ” Ở Mỹ, Chính phủ không cứu bất động sản mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm một nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.”
          Câu nói này quả thực ông ấy khinh thường người Việt không biết gì .
          Bất động sản ở Mỹ có hai tổ chức lớn nhất là Hiệp hội Quốc gia tài trợ bất động sản (Federal National Mortgage Association – gọi tắt là Fannie Mae), và Công ty Quốc Gia tài trợ địa ốc (Federal Home Loan Mortgage Corporation – gọi tắt là Freddie Mac). Hoạt động chính của Fannie Mae và Freddie Mac là mua lại những món nợ vay của các ngân hàng rồi lại dùng làm thế chấp để phát hành những “Trái phiếu bất động sản” (Mortgage-backed Securities) bán cho các nhà đầu tư . Tương tự như vậy, các công ty tài trợ địa ốc cũng bán các món nợ này cho các ngân hàng đầu tư (investment bank) để họ phát hành những trái phiếu bất động sản và bán lại cho các nhà đầu tư . Thế là những món nợ địa ốc từ nay không còn kẹt trong sổ kế toán của các ngân hàng và các công ty tài trợ địa ốc nữa mà lại được liên tục luân chuyển và thay thế bằng những đồng vốn mới từ tiền bán những trái phiếu trên thị trường tiền tệ.
          Bởi vậy khi khủng hoảng dưới chuẩn xảy ra , chính phủ Mỹ đã cấp tốc bơm ngay 250 tỷ đô cứu Fannie Mae và Freddie Mac cùng với các đại gia khác ôm nhiều trái phiếu dưới chuẩn này .
          Bài viết của Alan Phan nếu xét theo tác dụng của một giải pháp kinh tế sẽ là một giải pháp phá hoại , không hơn không kém .
          Còn Việt Nam , BĐS chưa được ( họăc bị ) chứng khoán hóa nên giải pháp tất nhiên sẽ khác .
          Nếu chúng ta muốn 1 giải pháp cho vấn đề bất động sản bị thao túng, người nghèo bị thu hồi đất bèo bọt và phải mua nhà giá cao , chúng ta phải tìm cách khác, quí vị ạ . Chúng ta không thể đập bể nồi cơm của mình mong người giàu bớt giàu .
          Em mong có ngày đó .
          Trân trọng .


          in response to Gút:
          Em không còn trẻ , nay vẫn phải ở nhà thuê , huhu. Em nói với các bác thế này : Khi nền kinh tế sụp đổ , ai là người khổ nhất ? Tháng 3 này , 20 đại gia giàu nhất mất 1200 tỷ nhưng ko vì thế mà họ mất ngủ hoặc [...]
          Vài điều sơ lược thế này:
          - Đã có những quan sát và tính toán cho thấy rằng khi chính phủ Mỹ đổ 200-250 tỉ đô la để lấy quyền điều hành hai công ty Freddie Mac và Fannie Mae trên cái giá 350-450 tỉ đô la và có thể hơn nữa tiền người thọ thuế. Có nghĩa là cái giá thực chất là 350-450 tỉ hoặc hơn theo thời gian và tình trạng lan tràn phá sản từ con số ước lượng ban đầu là 200-250 tỉ kia. Và tất cả là từ người thọ thuế, những người không can dự gì vào chuyện khủng hoảng BĐS cho giới đầu tư và ngân hàng làm ẩu gây ra.
          - Giới kinh tế gia Mỹ công chúng căn bản không ủng hộ, thậm chí chỉ trích việc chính phủ Mỹ bỏ tiền ra can thiệp vào hai công ty là ăn cẩu thả này.
          - Chính phủ Mỹ dường như không đưa ra lý do chính thức cho việc đổ tiền, nhưng giới thạo chuyện cho là: vì cuộc khủng hoảng BĐS lần này đi liền với khủng hoảng bảo hiểm (xem bailout AIG) và khủng hoảng tài chính cho nên chính phủ cần can thiệp để giữ thăng bằng cho nền kinh tế nói chung. (Nói như vậy thì nếu chỉ mỗi khủng hoảng BĐS mà thôi thì chưa chắc chính phủ Mỹ đổ tiền ra can thiệp vì sự cấp bách không có và không cần phải can thiệp vào sự vận hành tự do của thị trường?)
          - Việc đổ tiền vào BĐS cho tới nay vẫn không giải quyết được chuyện … BĐS! Khủng hoảng BĐS vẫn còn đó, không biết bao giờ mới chấm dứt.
          - Dân Mỹ khổ từ ngày khủng hoảng giờ vẫn khổ như cái khổ từ ngày có cuộc khủng hoảng đó. Đóng thuế để nhà nước cứu mấy tay cá mập BĐS mà mình vẫn khổ trong cuộc khủng hoảng và chưa biết lúc nào mới thôi, vậy đâu là lý lẽ của cứu hay không cứu BĐS mang lại hạnh phước ấm no như cái gọi là hiệp hội chim cá cảnh, quên, hiệp hội nhà đất VIỆT NAM?
          - Chính phủ Mỹ bỏ tiền ra can thiệp và điều hành Fannie Mae và Freddie Mac, không có chuyện cứu “cùng với các đại gia khác ôm nhiều trái phiếu dưới chuẩn này” nào khác.
          - Fannie Mae là Quỹ Thế chấp Nhà Ở Liên bang
          - Freddie Mac là Công ty Thế chấp Cho Vay Mua Nhà Liên bang
          - Ts. Alan nói đúng về việc hay công ty này phải chạy đôn chạy đáo để tạo vốn dù chính phủ đã đổ vốn vào và tham gia điều hành công ty. Sau khi kiếm được vốn hay lợi phải trả tiền lại cho chính phủ, không có chuyện cho không, dân la chết, đâu phải như Việt Nam đảng nuôi một bộ máy khổng lồ 80 năm qua mà không hề có lần nào công bố minh bạch kết toán thu chi ra răng.
          - Cuối cùng thì biết thì chia sẻ, không biết cũng chia sẻ hổng sao, nhưng đừng mị dân, đừng đem nghèo đói ra dọa, đừng nhân danh người dân, và đừng chê bai người đã trải qua, đã biết những chuyện này từ vài chục năm trước rồi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét