Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

MẬT, MẬT, MÂT...

FB Nguyễn Xuân Diện: TÔI KÊU GỌI 90 TRIỆU ĐỒNG BÀO TẨY CHAY TUYỆT ĐỐI CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI VÀ TẤT CẢ CÁC CUỘC BẦU CỬ SẮP TỚI, NẾU ĐIỀU 7 CỦA LUẬT NÀY ĐƯỢC THÔNG QUA. ĐƠN GIẢN LÀ: KHÔNG BIẾT THÌ KHÔNG BẦU, KHÔNG ĐI BẦU.
MẬT, MẬT, MÂT...
FB Nguyễn Phan Khiêm - Theo Điều 7 dự thảo Luật Bảo vệ bí mật nhà nước mà Quốc hội đang bàn, những thông tin như thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước; quốc phòng an ninh, đất đai, địa chất, biển; công nghiệp, thương mại... là thông tin bí mật nhà nước. Khi quyền tiếp cận thông tin, quyền được biết, được bàn, được giám sát... của người dân ngày càng trở nên phổ thông thì ngay cả những thông tin về thân thế sự nghiệp lãnh đạo Đảng, nhà nước cũng bí mật thì thật buồn cười.

Nhưng để đưa được điều đó vào dự luật, nó hẳn có căn nguyên, điển cố. Tôi đoán là họ có đọc lịch sử. Hồi xưa, dân không dám nhìn mặt vua. Vua đi qua, dân phải quỳ và cúi mặt xuống. Mặt vua, gọi là long nhan, là một thứ "bí mật" nên không có họa sĩ cung đình nào vẽ chân dung vua như bên châu Âu. Ngay đến thời nhà Nguyễn, đã có nhiếp ảnh mà từ vua Tự Đức trở về trước hầu như không vị vua nào có ảnh hay truyền thần chân dung.

Vua chúa là phải thế, dân phải tôn kính, mà có bí hiểm nó mới oai. Dân chủ quá, dân lôi hết cả bằng cấp, tài sản, bồ bịch... của lãnh đạo ra bàn tán thì có mà loạn. Ta phải giữ bản sắc, không thể học theo mấy nước phát triển, dân chúng, báo chí lôi lãnh đạo ra làm trò cười suốt ngày được.
__________

1 nhận xét:

  1. Dân biết rõ thân thế lai lịch, tài sản của lãnh đạo thì họ coi lãnh đạo khác gì bầy cướp.

    Trả lờiXóa