Đoạn này hay: Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên.
Khoảng 10 nhà hoạt động biểu tình về vụ Bãi Tư Chính ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 6/8/2019. Sự kiện Bãi Tư Chính trong những tuần qua cho thấy ba điều quan yếu.
Một, Bắc Kinh mạnh mẽ chứng tỏ uy thế và toàn bộ chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, hay của Washington, hay ngay cả phán quyết trước đây của Toà án Trọng tài Thường trực (The PCA) có lợi cho Phi Luật Tân năm 2016.
Hai, Trung Quốc chủ động dùng cơ hội này để lên án Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ, chứ không phải họ là kẻ xâm phạm. Tức không còn là tranh chấp mà đổi sang thành bảo vệ chủ quyền. Nếu họ tiếp tục sử dụng chiêu bài này và lập đi lập lại từ ngày này qua tháng nọ thì một ngày nào đó rất có thể họ thành công mưu kế tằm ăn dâu này.
Ba, Hà Nội tuy phản ứng mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quốc tế, tòa đại sứ tại Canberra hay Washington v.v… nhưng vẫn chưa đủ dứt khoát. Hà Nội vẫn chưa dám đi đến quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực, hay đi xa hơn nữa, nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hiện tại chỉ dừng lại ở mức quan hệ đối tác toàn diện.
Hà Nội hiện đang đứng ở thế khó xử. Thế đu dây của họ, tuy phần nào hiệu quả từ trước đến nay, giờ đây rõ ràng cần xét lại, nhất là trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là bề mặt và chiến thuật, kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc hiện nay và sắp tới để họ không trở thành bá quyền khu vực, thách thức trật tự thế giới, gây quan ngại về an ninh cho khu vực, mới là chiến lược lâu dài.
Vụ bãi Tư Chính: Chưa kiện thì chưa tin
Phạm Phú Khải - Chính trị quyền lực trong vùng và thế giới bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ. Lãnh đạo ĐCSVN biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được.Khoảng 10 nhà hoạt động biểu tình về vụ Bãi Tư Chính ở phía trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội, 6/8/2019. Sự kiện Bãi Tư Chính trong những tuần qua cho thấy ba điều quan yếu.
Một, Bắc Kinh mạnh mẽ chứng tỏ uy thế và toàn bộ chủ quyền của họ trên Biển Đông, bất chấp sự phản đối của Hà Nội, hay của Washington, hay ngay cả phán quyết trước đây của Toà án Trọng tài Thường trực (The PCA) có lợi cho Phi Luật Tân năm 2016.
Hai, Trung Quốc chủ động dùng cơ hội này để lên án Việt Nam vi phạm chủ quyền của họ, chứ không phải họ là kẻ xâm phạm. Tức không còn là tranh chấp mà đổi sang thành bảo vệ chủ quyền. Nếu họ tiếp tục sử dụng chiêu bài này và lập đi lập lại từ ngày này qua tháng nọ thì một ngày nào đó rất có thể họ thành công mưu kế tằm ăn dâu này.
Ba, Hà Nội tuy phản ứng mạnh mẽ, có lẽ là mạnh mẽ nhất từ trước đến nay, qua phát ngôn nhân hay qua các diễn đàn quốc tế, tòa đại sứ tại Canberra hay Washington v.v… nhưng vẫn chưa đủ dứt khoát. Hà Nội vẫn chưa dám đi đến quyết định kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Thường trực, hay đi xa hơn nữa, nâng cấp quan hệ với Hoa Kỳ thành đồng minh chiến lược mà hiện tại chỉ dừng lại ở mức quan hệ đối tác toàn diện.
Hà Nội hiện đang đứng ở thế khó xử. Thế đu dây của họ, tuy phần nào hiệu quả từ trước đến nay, giờ đây rõ ràng cần xét lại, nhất là trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ là bề mặt và chiến thuật, kiềm chế sự trổi dậy của Trung Quốc hiện nay và sắp tới để họ không trở thành bá quyền khu vực, thách thức trật tự thế giới, gây quan ngại về an ninh cho khu vực, mới là chiến lược lâu dài.
Đảng Cộng hòa hay Dân chủ đều nhất quán tiến hành chiến lược hành động như thế. Hà Nội hiển nhiên thừa hiểu điều này. Bắc Kinh đưa tàu Hải Dương 8 và 80 chiếc tàu khác để tiến hành các hoạt động khảo sát trong khu vực, vừa dò xét thái độ của Hà Nội, vừa tạo áp lực để Hà Nội chọn phe, thay vì tiếp tục đu dây. Washington có lẽ cũng không muốn Hà Nội tiếp tục đu dây như xưa nay nữa.
Tóm lại, chính trị quyền lực trong vùng và thế giới bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ.
Lãnh đạo ĐCSVN biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được.
Địa chính trị tại Á châu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương không chỉ ảnh hưởng riêng đến Hà Nội, Bắc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quốc gia trong vùng cũng như thế giới. Úc cũng đang đứng ở thế khó xử, chẳng đặng đừng này. Trung Quốc là nước giao thương lớn nhất của Úc, chiếm gần một phần ba xuất khẩu và nhập khẩu tại đây. Nghĩa là nền kinh tế của Úc phụ thuộc rất nặng nề vào mối giao thương này. Nhưng về mặt an ninh thì Úc luôn là đồng minh của Mỹ, nhất là từ sau Thế Chiến II, đặc biệt khi Anh không còn khả năng đỡ đầu cho Úc và chính sách ngoại giao của Úc không còn phụ thuộc vào Anh nữa. Nhưng cân bằng giữa hai quan hệ này không hề dễ đối với Canberra.
Phần lớn các chiến lược gia của Úc hiểu rằng an ninh và chủ quyền quốc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đứng trên thương mại và kinh tế. Cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tại Úc vào đầu tuần này, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và thương chiến leo thang, đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh là phải cẩn thận trong hành động. Ông Esper cho biết ý định của Washington là thiết lập các hệ thống hỏa tiễn có tầm 500km đến 5.500 km trên đất liền ở khắp vùng, và thẳng thừng cảnh báo “hành vi hung hăng một cách lập đi lập lại đáng quan ngại”, và “hành vi gây bất ổn định” của Bắc Kinh. Vào thứ Ba 6 tháng 8 vừa qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hạm USS Ronald Reagon qua vùng biển này để bảo đảm “hòa bình qua sức mạnh”.
Trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang như thế, Hà Nội khó thể nào mà không chọn, nhất là khi Bắc Kinh đã tăng cường áp lực tại Bãi Tư Chính. Chọn Bắc Kinh thì có thể Hà Nội giữ được ghế và quyền, nhưng sẽ mất mát quyền lợi quốc gia và chưa chắc sẽ được lòng dân. Chọn Washington thì Hà Nội vẫn có thể tiếp tục giữ ghế giữ quyền, và bảo đảm quyền lợi quốc gia, bởi vì Washington sẽ không đòi hỏi cải thiện nhân quyền hay thay đổi thể chế vào lúc này, và cũng có thể được lòng dân; nhưng nguy cơ leo thang tại Biển Đông cũng rất cao. Thật ra nguy cơ đó sẽ luôn còn đó bởi vì, như đã trình bày trên, Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ của họ tại Biển Đông qua động thái của họ tại Bãi Tư Chính và bao nhiêu đảo lớn nhỏ khác trong vùng.
Đứng trước sự kiện này, người dân Việt Nam quan tâm đến vận nước nên làm gì?
Theo tôi, nên áp dụng tối đa các chiến thuật đấu tranh bất tuân dân sự (civil disobedience). Nghĩa là không làm bất cứ điều gì mà ĐCSVN muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm.
Chiến lược là phải đặt trách nhiệm về phía đảng, phía lãnh đạo, đặt vấn đề với mọi lời nói hay không nói, mọi hành động hay không hành động, của họ.
Nếu đã biểu tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa PCA, chẳng hạn.
Còn nếu tiếp tục làm theo những lời kêu gọi của ĐCSVN thì chẳng khác gì giúp cho họ có thêm chính nghĩa và sức mạnh.
Bất tuân dân sự đối với chế độ này là chiến lược cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay.
Bắc Kinh có thể tạo áp lực tại Bãi Tư Chính, nhưng họ sẽ không xâm chiếm Việt Nam trên đất liền, ít nhất là trong một hai thập niên tới. Chủ trương của Bắc Kinh là ủng hộ và ảnh hưởng lên các chế độ mà quan điểm chính trị có lợi cho họ, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài để trở thành bá chủ thiên hạ trong ba thập niên tới.
Do đó người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại đa số người dân thấy rằng ĐCSVN không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn bất tài, bất đức và bất lực.
Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên.
Những người hiểu biết không nên để ĐCSVN lợi dụng cơ hội này để tiếp tục tuyên truyền hay kích động lòng yêu nước. ĐCSVN đã phản bội bao nhiêu lần những lời hứa hẹn, nào là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng v.v…
Đủ rồi, đừng nên để họ lừa phỉnh nữa!
Phạm Khú Khải
(Blog VOA)
Tóm lại, chính trị quyền lực trong vùng và thế giới bắt buộc Hà Nội phải có quyết định dứt khoát. Thời gian không đứng về phía họ.
Lãnh đạo ĐCSVN biết rõ họ không thể trông đợi vào tổ chức ASEAN để lên tiếng hay bảo vệ quyền lợi và chủ quyền của mình trên Biển Đông. Về mặt pháp lý thì chỉ có quyết định của PCA mới giúp Hà Nội. Còn về mặt thực tiễn thì chỉ có Washington, và sức mạnh của người dân, mới giúp được.
Địa chính trị tại Á châu Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương không chỉ ảnh hưởng riêng đến Hà Nội, Bắc Kinh và Washington mà còn bao nhiêu quốc gia trong vùng cũng như thế giới. Úc cũng đang đứng ở thế khó xử, chẳng đặng đừng này. Trung Quốc là nước giao thương lớn nhất của Úc, chiếm gần một phần ba xuất khẩu và nhập khẩu tại đây. Nghĩa là nền kinh tế của Úc phụ thuộc rất nặng nề vào mối giao thương này. Nhưng về mặt an ninh thì Úc luôn là đồng minh của Mỹ, nhất là từ sau Thế Chiến II, đặc biệt khi Anh không còn khả năng đỡ đầu cho Úc và chính sách ngoại giao của Úc không còn phụ thuộc vào Anh nữa. Nhưng cân bằng giữa hai quan hệ này không hề dễ đối với Canberra.
Phần lớn các chiến lược gia của Úc hiểu rằng an ninh và chủ quyền quốc gia luôn là chiến lược ưu tiên, đứng trên thương mại và kinh tế. Cuộc viếng thăm của Ngoại trưởng Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tại Úc vào đầu tuần này, trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông và thương chiến leo thang, đã gửi tín hiệu đến Bắc Kinh là phải cẩn thận trong hành động. Ông Esper cho biết ý định của Washington là thiết lập các hệ thống hỏa tiễn có tầm 500km đến 5.500 km trên đất liền ở khắp vùng, và thẳng thừng cảnh báo “hành vi hung hăng một cách lập đi lập lại đáng quan ngại”, và “hành vi gây bất ổn định” của Bắc Kinh. Vào thứ Ba 6 tháng 8 vừa qua, Hoa Kỳ đã gửi chiến hạm USS Ronald Reagon qua vùng biển này để bảo đảm “hòa bình qua sức mạnh”.
Trong bối cảnh chính trị quyền lực leo thang như thế, Hà Nội khó thể nào mà không chọn, nhất là khi Bắc Kinh đã tăng cường áp lực tại Bãi Tư Chính. Chọn Bắc Kinh thì có thể Hà Nội giữ được ghế và quyền, nhưng sẽ mất mát quyền lợi quốc gia và chưa chắc sẽ được lòng dân. Chọn Washington thì Hà Nội vẫn có thể tiếp tục giữ ghế giữ quyền, và bảo đảm quyền lợi quốc gia, bởi vì Washington sẽ không đòi hỏi cải thiện nhân quyền hay thay đổi thể chế vào lúc này, và cũng có thể được lòng dân; nhưng nguy cơ leo thang tại Biển Đông cũng rất cao. Thật ra nguy cơ đó sẽ luôn còn đó bởi vì, như đã trình bày trên, Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ của họ tại Biển Đông qua động thái của họ tại Bãi Tư Chính và bao nhiêu đảo lớn nhỏ khác trong vùng.
Đứng trước sự kiện này, người dân Việt Nam quan tâm đến vận nước nên làm gì?
Theo tôi, nên áp dụng tối đa các chiến thuật đấu tranh bất tuân dân sự (civil disobedience). Nghĩa là không làm bất cứ điều gì mà ĐCSVN muốn người dân làm, và làm những gì đảng không muốn người dân làm.
Chiến lược là phải đặt trách nhiệm về phía đảng, phía lãnh đạo, đặt vấn đề với mọi lời nói hay không nói, mọi hành động hay không hành động, của họ.
Nếu đã biểu tình thì tập trung vào việc kêu gọi Hà Nội phải có thái độ mạnh mẽ và dứt khoát với Bắc Kinh, tập trung khẩu hiệu kêu gọi đưa Trung Quốc ra tòa PCA, chẳng hạn.
Còn nếu tiếp tục làm theo những lời kêu gọi của ĐCSVN thì chẳng khác gì giúp cho họ có thêm chính nghĩa và sức mạnh.
Bất tuân dân sự đối với chế độ này là chiến lược cần thiết cho cuộc đấu tranh hiện nay.
Bắc Kinh có thể tạo áp lực tại Bãi Tư Chính, nhưng họ sẽ không xâm chiếm Việt Nam trên đất liền, ít nhất là trong một hai thập niên tới. Chủ trương của Bắc Kinh là ủng hộ và ảnh hưởng lên các chế độ mà quan điểm chính trị có lợi cho họ, phục vụ cho các mục tiêu chiến lược lâu dài để trở thành bá chủ thiên hạ trong ba thập niên tới.
Do đó người Việt quan tâm không nên để cái sợ mất nước vào tay Trung Quốc chiếm hết đầu óc của mình, mà nên tìm cách làm sao cho đại đa số người dân thấy rằng ĐCSVN không còn khả năng lãnh đạo, không còn chính nghĩa, và không còn được sự hậu thuẫn của người dân nữa. Nghĩa là họ hoàn toàn bất tài, bất đức và bất lực.
Chỉ khi nào người dân Việt Nam có tiếng nói, trí thức tinh hoa Việt Nam có chỗ đứng và có phần quyết định vào vận mệnh đất nước, và quyền lực cũng như quyền lợi thuộc về toàn dân tộc Việt Nam, thì đất nước này mới thực sự có đủ sức mạnh để chống lại nạn ngoại xâm và để xây dựng lại nền tảng căn bản của quốc gia mà từ đó vươn lên.
Những người hiểu biết không nên để ĐCSVN lợi dụng cơ hội này để tiếp tục tuyên truyền hay kích động lòng yêu nước. ĐCSVN đã phản bội bao nhiêu lần những lời hứa hẹn, nào là độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, công bằng, bình đẳng v.v…
Đủ rồi, đừng nên để họ lừa phỉnh nữa!
Phạm Khú Khải
(Blog VOA)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét