Hàm nghĩa sâu xa của "ân ái" vợ chồng
Thời xưa, khi đạo đức của con người vẫn còn cao thì điều được nhắc đến giữa vợ chồng chính là “tương kính như tân”, ân ái, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. “Ân ái” giữa vợ chồng, thì “ân” đứng trước, “ái” đứng sau. Đó đều là có hàm nghĩa rất sâu xa.
(Hình minh họa: Qua baike.com)
Vì sao “ân” đứng trước “ái”?
Người xưa đều hiểu rất rõ ràng rằng, mệnh trời là không thể không tuân theo, càng không thể làm trái. Họ tin rằng, kiếp này, hai người xa lạ có thể nên duyên vợ chồng, là do nhân duyên từ tiền kiếp nên mới có “kết quả” ấy ở kiếp này. Họ cũng mặc định tin rằng, được là vợ chồng của nhau chính là nhờ có sự ban ơn của ông Trời và cũng là ân điển của cha mẹ. Vì vậy, trước khi đến với nhau, có tình cảm, “ái” thì phải có “ân”, biết ơn Trời Đất, cha mẹ.
Hơn nữa, cũng có rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau là do kiếp trước người vợ chịu ơn người chồng hay người chồng chịu ơn người vợ mà kiếp này nguyện ý thành vợ chồng để báo đáp cho đối phương. Giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến già.
Cũng có người nói, vợ chồng là do cha mẹ sắp đặt nhưng kỳ thực, người xưa đều tin và hiểu rằng, vợ chồng là do Nguyệt Lão xe duyên, sự sắp đặt của cha mẹ chỉ là hình thức biểu hiện trong đời thường mà thôi. Nhân duyên ngàn dặm, một đường quanh co, hết thảy đều là đã có sự an bài.
Vào thời đại mà con người còn xem trọng đạo đức truyền thống thì nam nữ khi chưa vái lạy Trời Đất, tổ tiên, chưa được sự đồng ý của cha mẹ (của người ban ơn) đã sinh sống cùng nhau bị coi là việc trái với luân thường đạo lý, là việc “đại nghịch bất đạo”.
Người xưa đều hiểu rất rõ ràng rằng, mệnh trời là không thể không tuân theo, càng không thể làm trái. Họ tin rằng, kiếp này, hai người xa lạ có thể nên duyên vợ chồng, là do nhân duyên từ tiền kiếp nên mới có “kết quả” ấy ở kiếp này. Họ cũng mặc định tin rằng, được là vợ chồng của nhau chính là nhờ có sự ban ơn của ông Trời và cũng là ân điển của cha mẹ. Vì vậy, trước khi đến với nhau, có tình cảm, “ái” thì phải có “ân”, biết ơn Trời Đất, cha mẹ.
Hơn nữa, cũng có rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau là do kiếp trước người vợ chịu ơn người chồng hay người chồng chịu ơn người vợ mà kiếp này nguyện ý thành vợ chồng để báo đáp cho đối phương. Giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến già.
Cũng có người nói, vợ chồng là do cha mẹ sắp đặt nhưng kỳ thực, người xưa đều tin và hiểu rằng, vợ chồng là do Nguyệt Lão xe duyên, sự sắp đặt của cha mẹ chỉ là hình thức biểu hiện trong đời thường mà thôi. Nhân duyên ngàn dặm, một đường quanh co, hết thảy đều là đã có sự an bài.
Vào thời đại mà con người còn xem trọng đạo đức truyền thống thì nam nữ khi chưa vái lạy Trời Đất, tổ tiên, chưa được sự đồng ý của cha mẹ (của người ban ơn) đã sinh sống cùng nhau bị coi là việc trái với luân thường đạo lý, là việc “đại nghịch bất đạo”.
“Ân nghĩa” vợ chồng
Tục ngữ có câu: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân, trăm ngày là vợ chồng thì tình nghĩa còn sâu hơn biển”. Giữa vợ chồng không chỉ có tình cảm mà quan trọng hơn còn có một chữ ân (“恩”, ơn, ân huệ). Người hiện đại không biết nhân quả nên thường đàm luận nhiều đến chữ “Ái”. Nhưng từ phân tích chữ, có thể thấy chữ “ân” là do chữ “因”(nhân quả) đặt trên chữ “心” (trái tim) mà ra. Hai người nâng đỡ lẫn nhau, không xa rời, không bỏ quên, cứu giúp nhau lúc hoạn nạn là có ân. Vợ chồng có đạo, “phu xướng phụ tùy”.
Khi đàm luận về bát đức của con người, trong “Phủ kim truy tích đàm bát đức” viết rằng: “Vợ chồng hiểu lễ, không được dâm loạn.” Giữa vợ chồng chẳng những phải ‘tương kính như tân’ mà còn phải biết ơn nhau. Cho nên, cổ nhân mới giảng “ân ái vợ chồng”, “nam cảm nữ ân” hay “nữ cảm nam ân”.
“Nam cảm nữ ân” có nghĩa là người chồng phải thực sự yêu thương, quan tâm và bảo vệ người vợ. Người phụ nữ xưa khi được gả đến nhà chồng là giống như đã hoàn toàn giao phó cuộc đời cho người chồng, tin tưởng vào người chồng. Không chỉ các cô gái mà cả cha mẹ và gia đình cô gái cũng tin tưởng vào người chồng mà cô được gả làm vợ. Cho nên, người chồng phải có trách nhiệm với cuộc đời người vợ đồng thời phải giữ tín nhiệm giữa ân ái vợ chồng. Vì thế, người vợ phải biết ơn người chồng của mình.
“Nữ cảm nam ân”, cổ ngữ nói: “Con gái lớn mà không có chồng thì như thân không chủ. Con trai lớn mà không có vợ thì của cải không có chủ”. Cho nên, khi đã là vợ chồng rồi thì người vợ trở thành người quản gia. Vào thời xưa, khi người chồng làm quan thì người vợ cất giữ con dấu, bởi vì thời xưa làm quan mà đánh mất con dấu thì phạm tội chém đầu. Vì thế, người vợ là vô cùng quan trọng trong gia đình. Theo lẽ này, người chồng đã mang tính mạng của cả nhà giao cho người vợ, đây chẳng phải là cái ân rất lớn mà người vợ đã làm cho người chồng sao? Cho nên, người chồng phải cảm ơn người vợ.
Người vợ phải xem cha mẹ chồng như cha mẹ mình, vinh nhục của chồng chính là vinh nhục của mình, toàn tâm toàn ý và dốc hết khả năng của bản thân trợ giúp người chồng thành đại sự, cũng là để báo đáp ân nghĩa của người chồng.
Cổ nhân cũng có câu: “Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng.” Vợ chồng là sự hòa hợp giữa Trời và Đất, là sự bổ trợ giữa âm và dương. Trong hôn nhân “thiện duyên”, vợ chồng phải thời khắc gìn giữ, không phóng túng dục vọng, không vì tình ái mà đánh mất chí hướng. Vợ chồng nên ôn hòa, thanh tâm quả dục, nam cương nữ nhu, cùng hỗ trợ để kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc con cái.
Trong hôn nhân “ác duyên”, vợ chồng nên nhìn nhận lại bản thân, không tranh đấu mà làm thương hại lẫn nhau, không vì sắc đẹp mà phản bội, không vì phú quý mà vứt bỏ chí khí, không vì gặp họa mà chia lìa, nhẫn nhịn mới có thể cải biến.
Người xưa cũng nói: “Không có ai thân thiết bằng anh em ruột thịt, không có ai gần gũi bằng vợ chồng”. Lại có một ca khúc hát rằng: “Cuộc đời con người, thành công lớn nhất không ngoài sự thành công của hôn nhân, hạnh phúc lớn nhất không ngoài hạnh phúc gia đình, tình cảm vĩ đại nhất không gì ngoài tình cảm vợ chồng”. Cũng bởi vì duy trì được “ân ái” trên nền tảng đạo đức mà vợ chồng “bách niên giai lão.”
“Ái” giữa vợ chồng là gì?
(Hình minh họa: Qua cts.com.tw)
Người xưa viết chữ Ái dạng phồn thể là “愛”. Nó là chữ Thụ “受” (Tiếp nhận, nhận lấy, chịu đựng) được tách ra để một chữ Tâm “心” (trái tim) xen vào giữa. Có nghĩa là khi 2 người yêu thương nhau, họ sẽ nhận lấy tình cảm của đối phương. Hơn nữa còn phải tiếp nhận và chịu đựng đối phương. Tình cảm ấy cũng được giấu kín, kìm nén ở trong lòng, như trái tim chen lẫn ở giữa, không phô trương lộ liễu.
Sau cách mạng văn hóa ở Trung Hoa có lối viết giản thể, tức là lối viết gọn, khiến cho chữ Ái: “爱” đã không còn thấy chữ “心” (trái tim) ở giữa nữa, chỉ có chữ Hữu “友” là bạn gắn ở dưới. Khiến cho tình yêu trở nên hời hợt, bề ngoài mà thiếu mất con tim.
“Hỉ nộ ái ố khổ” (mừng, giận, yêu, ghét, khổ) là năm vị mà cả tâm và thân của mỗi người đều phải chịu. Nếu một người không có lý trí và đạo đức vững chắc làm nền tảng, thì hai người trên bề mặt là đang yêu một cách “oanh oanh liệt liệt” nhưng lại là đang khiến cho tự thân tăng thêm nghiệp lực mà không tự biết. Cho nên, “ân ái” vợ chồng phải được đặt trên nền tảng luân lý đạo đức thì mới trọn vẹn ý nghĩa và bền lâu.
An Hòa (dịch và t/h)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét