Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

GDP bình quân đầu người Việt Nam gần 2.590 USD

Đọc đoạn này thấy khôi hài: "ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết, GDP năm 2018 đạt 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2017 trở về đây". Kiểm tra lại thì hóa ra TPO đánh máy sai, không phải kể từ 2017.
GDP bình quân đầu người Việt Nam gần 2.590 USD
27/12/2018 TPO - Theo Tổng Cục Thống kê, GDP bình quân đầu người ước đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017. Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao.
Kinh tế 2018 đạt 7,08%, cao nhất trong 11 năm qua
Chiều 27/12, tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế xã hội Qúy IV, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho biết, GDP năm 2018 đạt 7,08%, mức tăng cao nhất kể từ năm 2017 trở về đây, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng nỗ lực thực hiện. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2012-2018, khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất của khu vực này. Trong đó, ngành nông nghiệp tiếp tục khẳng định xu hướng phục hồi rõ nét khi đạt mức tăng 2,89%, là mức tăng cao nhất của giai đoạn 2012-2018.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết, năm 2018, khu vực kinh tế trong nước chuyển biến tích cực khi đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao hơn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, với tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên so với năm 2017. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 482,23 tỷ USD. Đây là mức cao nhất từ trước đến nay. 

Trong đó, có 29 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm tới 91,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.


Đáng chú ý, trong đó 9 mặt hàng đạt trên 5 tỷ USD và 5 mặt hàng đạt trên 10 tỷ USD. Đó là điện thoại và linh kiện đạt 50 tỷ USD; hàng dệt may đạt 30,4 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 29,4 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,5 tỷ USD và giày dép đạt 16,3 tỷ USD.

"Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực chủ yếu vẫn thuộc về khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài", Tổng cục Thống kê nhận định.

Quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng. GDP bình quân đầu người ước đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.

Theo Tổng cục Thống kê, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2018 ước tính đạt 102 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao động, tăng 346 USD so với năm 2017); năng suất lao động năm 2018 tăng 5,93% so với năm 2017, cao hơn nhiều mức tăng 5,29% của năm 2016 và xấp xỉ mức tăng 6,02% của năm 2017 do lực lượng lao động được bổ sung và số lao động có việc làm năm 2018 tăng cao.


Hiệu quả đầu tư được cải thiện với nhiều năng lực sản xuất mới bổ sung cho nền kinh tế. Chỉ số hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR) giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017 và 5,97 năm 2018. Bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015.

Năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là khoảng 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% về số doanh nghiệp và tăng 14,1% về số vốn đăng ký so với năm 2017. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, tăng 10,2%.

Bên cạnh đó, còn có 34.010 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 28,6% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm nay lên gần 165.000 doanh nghiệp.

CPI bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với bình quân năm 2017, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 244,72 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu là 237,51 tỷ USD. Như vậy, cả nước xuất siêu khoảng 7,2 tỷ USD.


https://www.tienphong.vn/kinh-te/gdp-binh-quan-dau-nguoi-viet-nam-gan-2590-usd-1361105.tpo

1 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa