Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

Hội nghị TW9: Phải bắt và Truy tố Tất Thành Cang (?)

Bài viết của nhà báo Phạm Chí Dũng, bút danh Thường Sơn ( Triệu Tử Long?). Dư luận cũng đang quan tâm xem Hội nghị TW9 sẽ quyết định số phận Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và những kẻ cùng nhau chia chác hơn 8000 tỷ chênh lệch trong vụ Mobiphone mua AVG như thế nào. Cách đây ít hôm báo mạng đã lan truyền chuyện có người đến bắt Son nhưng Son đập đầu tự tử, phải đi cấp cứu, nên vụ bắt được tạm hoãn.
TẤT THÀNH CANG PHẢI BỊ BẮT VÀ TRUY TỐ!
Thường Sơn (VNTB) - Hội nghị Trung ương 9 của Đảng cầm quyền đã được xác định sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 28 tháng 12 năm 2018 - có vẻ trễ hơn dự kiến. Và dường như một trong những lý do khiến Hội nghị trung ương 9 bị trễ có thể là vấn đề của Tất Thành Cang - một quan chức ‘ăn đất’ mà cho tới lúc này vẫn còn là Ủy viên Trung ương, Phó Bí thư thường trực thành ủy TP. Hồ Chí Minh. Nhiều dấu hiệu cho thấy nhiều khả năng Tất Thành Cang đi ‘họp Trung ương’ không phải chuyện gì khác ngoài việc ‘họp’ với công an, hay chính xác là phải ‘đi cung’ ở Bộ Công an - nơi mà ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang nóng dần lên vào cuối năm 2018 và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang. Cho đến lúc này, khó mà hoài nghi là Hội nghị Trung ương 9 sẽ ‘xử’ Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức ủy viên trung ương của CangNhưng nếu chỉ bị cách chức, Tất Thành Cang vẫn được xem là hạ cánh an toàn và thách thức dư luận.

Tất Thành Cang (trái) đang "tại ngoại'' 
và Đinh La Thăng (phải) đã ở trong tù.
Giữa tháng 12 năm 2018, một ủy viên (giấu tên) trong Ban Thường vụ thành ủy TP. Hồ Chí Minh có vẻ chủ động thông tin cho báo chí nhà nước biết rằng ‘đồng chí Tất Thành Cang xin nghỉ phép không hưởng lương’ để ‘đi họp Trung ương’. Nhưng chuyện quan chức ủy viên Trung ương đi công tác ở Hà Nội hoặc tham dự Hội nghị Trung ương 9 đương nhiên là công vụ và không cần phải xin nghỉ phép hoặc không ăn lương. Hẳn đã có một lý do đặc biệt mà Tất Thành Cang đi ‘công tác’ một cách không tự nguyện.


Sau đó, một số tờ báo nhà nước đưa tin về vụ ‘Tất Thành Cang’ nghỉ phép’ với số ngày nghỉ phép khác nhau: có báo 15 ngày, có báo 18 ngày - từ ngày 17 tháng 12 năm 2018 đến ngày 3 tháng 1 năm 2019.

Trùng với thời điểm người trong Ban Thường vụ thành ủy TP. Hồ Chia Minh ‘xì tin’ cho báo chí như trên, nhiều thông tin không chính thức cho biết Tất Thành Cang đang bị điều tra về vụ ‘ăn đất’ Nhà Bè và vụ ‘nuốt’ hơn 1000 tỷ đồng cho mỗi km đường của 4 tuyến đường ở Thủ Thiêm.

Trước đó vào cuối tháng 11 năm 2018, ngay cả nhân vật nổi tiếng bởi thói quen ‘tự bó miệng’ là Nguyễn Thiện Nhân - thân là Bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhưng lại chưa hề làm được bất cứ điều gì giúp cho dân oan Thủ Thiêm ngoài những hứa hẹn có cánh và ý đồ chỉ muốn đẩy dân oan vào khu tái định cư để khỏi đi khiếu kiện tố cáo - cũng phải lần đầu tiên thẽ thọt về ‘Bộ Chính trị sẽ quyết định mức kỷ luật đồng chí Tất Thành Cang vào tháng Mười Hai năm 2018’.

Thành ủy TP. Hồ Chí Minh trước đó hầu như đã chẳng làm gì để xử lý Tất Thành Cang. Về Sài Gòn làm ‘vua’ đã được một năm rưỡi, nhưng năng lực của một Bí thư Thành ủy như Nguyễn Thiện Nhân chỉ được chứng tỏ bởi thái độ nhu nhược, co thủ và để cho ‘lũ người quỷ ám’ (tên một tác phẩm của đại văn hào Nga Dostoievsky) như Tất Thành Cang, Nguyễn Thị Quyết Tâm lộng hành và qua mặt.

Trước đây, Nguyễn Thiện Nhân đã hứa như đinh đóng cột trước công luận và người dân Thủ Thiêm là đến tháng Mười Một năm 2018 sẽ xử lý kỷ luật Tất Thành Cang. Song khi tháng Mười Một đã trôi qua, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vẫn bình chân như vại trong cảnh nước mắt Thủ Thiêm đã cạn khô, chỉ còn vẳng lại những lời chửi rủa và động tác ném giày vào mặt quan chức.

Sát thời điểm diễn ra Hội nghị Trung ương 9, một số tờ báo nhà nước đã giật tít với cái tên Tất Thành Cang về sai phạm ‘rất nghiêm trọng’ và thậm chí còn so sánh tội trạng của Cang với Vũ ‘Nhôm’.

Những dấu hiệu trên cho thấy nhiều khả năng Tất Thành Cang đi ‘họp Trung ương’ không phải chuyện gì khác ngoài việc ‘họp’ với công an, hay chính xác là phải ‘đi cung’ ở Bộ Công an - nơi mà ‘lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang nóng dần lên vào cuối năm 2018 và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang.

Và do Hội nghị Trung ương 9 sẽ kết thúc vào ngày 28/12/2018 trong khi Tất Thành Cang còn ‘nghỉ phép’ đến tận ngày 3/1/2019, có thể hiểu là Cang còn nhiều chuyện phải ‘hầu’ các quan công an.

Cho đến lúc này, khó mà hoài nghi là Hội nghị Trung ương 9 sẽ ‘xử’ Tất Thành Cang bằng hình thức cách chức ủy viên trung ương của Cang.

Nhưng nếu chỉ bị cách chức, Tất Thành Cang vẫn được xem là hạ cánh an toàn và thách thức dư luận.

Từ trước khi bị phát hiện ‘sai phạm rất nghiêm trọng’, Tất Thành Cang đã bị dư luận phát hiện có tài sản nổi gần một chục ngôi biệt thự rải rác khắp Sài Gòn của Tất Thành Cang - theo một số nguồn tin trên mạng xã hội đăng tin kèm cả hình ảnh dẫn chứng rất chi tiết.

Nếu Luật về truy thu tài sản có nguồn gốc bất minh được Quốc hội Việt Nam thông qua năm 2019 chứ không bị thất bại vì chỉ có 1/3 ủng hộ như vào tháng Mười Một năm 2018, hẳn số biệt thư trên của Tất Thành Cang - ước tính giá trị hàng chục triệu USD - sẽ tràn trề cơ hội được cống hiến cho ngân sách đảng thông qua chủ trương ‘thu hồi tài sản tham nhũng’ của tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Tại Hội nghị Trung ương 9 này, dư luận xã hội và người dân, đặc biệt là khối dân oan đất đai lên đến hàng trăm ngàn người Việt Nam - đang nhìn vào quan điểm và thái độ xử lý Tất Thành Cang - Ủy viên Trung ương, Phó Bí thư thường trực thành ủy TP. Hồ Chí Minh - của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính trị của ông ta như một phép thử quan trọng về thực chất của tuyên ngôn ‘chống tham nhũng không có vùng cấm’ hay chỉ là ‘chống tham nhũng một bên’.

Với quá nhiều sai phạm của một ‘đảng viên gương mẫu’ và chuyên đi răn dạy ‘học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’ như Tất Thành Cang, quan chức này không thể chỉ bị cách chức.

Mà Tất Thành Cang cần phải bị khởi tố, tống giam, truy tố và và nhận một bản án tù thích đáng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét