Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu

"Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hoá là liệu 'quyền lực tuyệt đối' có 'dẫn đến tha hoá tuyệt đối', mà Lord Acton đã cảnh báo từ thế kỷ 19. Điều tôi lo ngại nữa là vừa ham quyền lực, vừa bị sức ép đã ngồi lên lưng cọp thì phải tiếp tục ngồi, nhảy xuống là bị cọp thịt, nên GS sẽ phải lao lực làm việc, và vì vậy có thể đột tử bất cứ lúc nào. Khi 'quyền lực tuyệt đối' đột nhiên mất đi trong khi không có người thừa kế, thì xã hội rất dễ đại loạn.
GS Trọng kiêm chủ tịch nước: Phản ứng ban đầu
David Hutt suy nghĩ rằng có thể do thiếu ứng cử viên, nên việc nhất thể hóa vị trí của ông Trọng hiện nay chỉ là tạm thời cho đến Đại hội Đảng sắp tới. Nhưng tác giả cũng nói: "Nhưng sau khi đã cho ông Trọng quyền lực đáng kể trong hai năm nữa, không có gì đảm bảo là ông Trọng sẽ tuân theo hay bị buộc tuân theo các quy định của Đảng Cộng sản về chia sẻ quyền lực và nhiệm kỳ." "Với nhiều quyền lực hơn trong tay, biết đâu ông có thể quyết định thay đổi các quy định về nhiệm kỳ và tiếp tục tranh cử để làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước, vào năm 2021. Điều này sẽ khiến ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam," tác giả của bài viết trên Asia Times bình luận.
Ông Nguyễn Phú Trọng (phải) và ông 
Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017
Truyền thông nước ngoài và giới bình luận người Việt có đánh giá khác nhau về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Đảng Cộng sản "tín nhiệm giới thiệu" kiêm chức Chủ tịch nước Việt Nam. Ông Nguyễn Phú Trọng chắc chắn sẽ đảm nhận chức Chủ tịch nước sau quyết định của Hội nghị Trung ương 8, mặc dù theo lý thuyết, còn chờ Quốc hội bỏ phiếu thông qua.

'Quyền uy nhất kể từ thời Lê Duẩn'


Tại Trung Quốc, chức chủ tịch nước bị bãi bỏ một thời gian dài sau khi Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị hạ bệ vào đầu Cách mạng Văn hóa năm 1968.

Đến năm 1983, Trung Quốc mới có Chủ tịch nước trở lại, nhưng lúc này, Trung Quốc vẫn thi hành cơ chế "tứ trụ": Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước và "Lãnh tụ tối cao" Đặng Tiểu Bình.

Cho tới năm 1993, lần đầu tiên Tổng Bí thư Giang Trạch Dân mới được bầu kiêm chức vụ Chủ tịch nước - chính sách "nhất thể hóa" ở Trung Quốc mới được áp dụng cho đến hiện nay.

Bài bình luận trên Asia Times của David Hutt nói: "Nếu việc sáp nhập diễn ra, vốn gần như chắc chắn, ông Trọng có thể trở thành nhân vật quyền lực nhất trong chính trường Việt Nam kể từ thời Lê Duẩn."

"Không rõ các đảng viên trong Đảng Cộng sản sẽ phản ứng thế nào với quyết định bất ngờ này. Nhưng nó gần như chắc chắn sẽ gây xích mích trong bộ máy quyền lực cao cấp của Đảng, nơi mà lòng trung thành, sự bảo trợ và tranh chấp chính sách từ lâu đã được kiểm soát bởi cấu trúc "tứ trụ" cùng chia sẻ quyền lực."

Bài báo của David Hutt dẫn lời GS Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu của Đại học New South Wales, nói:

"Từ khi Chủ tịch Trần Đại Quang được chẩn đoán mắc trọng bệnh... ông Trọng đã bắt đầu vận động hành lang cho việc nhất thể hóa."

David Hutt tìm cách lý giải vì sao ông Trọng có vẻ thay đổi suy nghĩ khi mà trước đây ông từng bày tỏ lo ngại về nguy cơ dồn quyền lực vào một người.

"Một khả năng là ông muốn củng cố thêm sức mạnh chính trị. Một khả năng khác là nhất thể hóa có thể mang lại sự ổn định vào thời điểm Đảng Cộng sản, cũng như xã hội Việt Nam, đang thay đổi nhanh chóng."

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội năm 2017

Vẫn theo David Hutt, hiện tại, không rõ liệu việc ông Trọng lên làm Chủ tịch nước chỉ là động thái tạm thời, hay sẽ có những thay sửa đổi trong Hiến pháp để nhất thể hóa vĩnh viễn hay không.

Tác giả đoán: "Nó có thể là một giải pháp tạm thời bởi vì Đảng hiện có ít ứng cử viên để lựa chọn thay thế ông Trần Đại Quang nếu căn cứ theo các điều lệ của Đảng Cộng Sản: Chủ tịch nước phải là một chính trị gia từng ở trong Bộ Chính trị trước Đại hội Đảng năm 2016."

Ông Nguyễn Thiện Nhân từng được cho là một trong những ứng cử viên cho chức Chủ tịch nước

David Hutt suy nghĩ rằng có thể do thiếu ứng cử viên, nên việc nhất thể hóa vị trí của ông Trọng hiện nay chỉ là tạm thời cho đến Đại hội Đảng sắp tới.

Nhưng tác giả cũng nói: "Nhưng sau khi đã cho ông Trọng quyền lực đáng kể trong hai năm nữa, không có gì đảm bảo là ông Trọng sẽ tuân theo hay bị buộc tuân theo các quy định của Đảng Cộng sản về chia sẻ quyền lực và nhiệm kỳ."

"Với nhiều quyền lực hơn trong tay, biết đâu ông có thể quyết định thay đổi các quy định về nhiệm kỳ và tiếp tục tranh cử để làm Tổng bí thư, kiêm Chủ tịch nước, vào năm 2021. Điều này sẽ khiến ông trở thành một Tập Cận Bình của Việt Nam," tác giả của bài viết trên Asia Times bình luận.

'Trách nhiệm hơn'


Một nhà bình luận khác, TS Lê Trung Tĩnh từ Anh Quốc, nói với BBC với quyền lực rất lớn trong tay, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có nhiều quyền quyết định hơn nhưng cũng sẽ đối mặt với trách nhiệm cá nhân hơn.

"Một trong những vấn đề đầu tiên đối với ông Trọng sẽ là luật đặc khu. Các cuộc biểu tình của người dân vào tháng sau và cuộc nổi dậy ở Bình Thuận là chỉ dấu rất rõ ràng của lòng dân về dự luật này. Ông Trọng sẽ đứng trước lựa chọn quan trọng: lắng nghe ý kiến người dân hay thông qua việc hình thành đặc khu để có tiền nuôi dưỡng các lực lượng bảo vệ chế độ và đàn áp."

Ông Lê Trung Tĩnh nói tiếp: "Ông Trọng cũng sẽ đối diện trực tiếp với mâu thuẫn giữa ý nguyện của dân chúng và của đảng Cộng Sản đang cầm quyền."

"Dầu vẫn là lãnh đạo của một nước độc tài độc đảng, vị trí Chủ tịch nước đặt ông Trọng rõ ràng hơn trước trách nhiệm đối với gần 100 triệu dân, chứ không chỉ 4 triệu đảng viên."

(Từ trái qua) Ông Trần Quốc Vượng, ông Ngô Xuân Lịch, bà Tòng Thị Phóng, ông Đinh Thế Huynh

Chủ tịch nước và việc cải cách tư pháp

Luật sư Ngô Ngọc Trai từ Hà Nội viết cho BBC rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng lên làm chủ tịch nước khiến ông phải có trách nhiệm với cải cách tư pháp:

"Từ năm 2005 Nghị quyết 49 đề ra mục tiêu "thu hẹp đối tượng người có thẩm quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp tạm giam", và đây là một nội dung rất tiến bộ. Nhưng nó đã không được thực hiện và trong tương lai vấn đề này sẽ đặt ra với Tân Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. "

"Theo đó tinh thần của Nghị quyết 49 sẽ vẫn tiếp tục cần được thực hiện, tôi cho rằng cần cắt bỏ thẩm quyền bắt giam giữ đối với các chủ thể thuộc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Khi đó thẩm quyền bắt giam giữa chỉ thuộc về duy nhất chủ thể Tòa án, điều này phù hợp với thông lệ chung của nền tư pháp các nước trên thế giới chỉ cho phép Tòa án được ra lệnh bắt giam giữ."

"Tới nay Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được bầu làm Chủ tịch nước và đảm nhiệm cương vị Trưởng ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Với những quan điểm của ông về chống tham nhũng và sắp xếp tổ chức lại ngành công an. Điều này tạo ra hy vọng cho những tiến bộ về cải cách tư pháp sẽ được thực hiện."
Hy vọng mô hình dân chủ?

Từ Hà Nội, TS Phạm Quý Thọ nhận định với BBC rằng:

"Câu hỏi lớn nhất cho nhất thể hoá là liệu 'quyền lực tuyệt đối' có 'dẫn đến tha hoá tuyệt đối', mà Lord Acton đã cảnh báo từ thế kỷ 19, và được phân tích nhiều, đặc biệt khi cạnh tranh gay gắt giữa hai mô hình thể chế: cộng sản và tư bản trong thế kỷ 20."

"Hệ thống XHCN Đông Âu sụp đổ, nhưng còn đó mô hình Trung Quốc ở châu Á và sự thất bại của một số nước theo mô hình dân chủ phương Tây vẫn tạo nên chủ đề nóng."

Ông Phạm Quý Thọ so sánh với lịch sử Trung Quốc:

"Quá trình cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình đã đưa Trung Quốc lên vị trí kinh tế thứ 2 thế giới như ngày nay. Tuy nhiên, cải cách kinh tế càng sâu rộng sang thị trường thì Đảng cộng sản ngày càng 'tách xa' nhà nước, chính phủ."

"Điều này tạo nên những 'bất ổn', trước hết là trong kinh tế sau là xã hội. Đây là nguyên nhân quan trọng mang tính thể chế khiến Trung Quốc xuất hiện 'Hoàng đế đỏ', khi lãnh đạo Tập Cận Bình được quy hoạch đã 'chín muồi'."

"Vì tương đồng về thể chế chính trị, cải cách mở cửa ở Việt Nam luôn 'nhìn' sang Trung Quốc để học tập...Nay là vấn đề nhất thể hoá. Thể chế chính trị như một khuôn đúc định hình sản phẩm. Không thể có sản phẩm khác mẫu trong khuôn đúc giống nhau. Vậy thì liệu người dân có hy vọng vào một mô hình dân chủ cho VN tới đây hay không?"

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45742171

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét