Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

“Thí điểm” quốc hữu hóa tài sản của dân ở Cần Thơ ?

Người ta cần tiền mới mang 100 đô la ra bán, bán được hơn 2 triệu thì mất luôn, còn mất thêm 90 triệu, làm như vậy là đẩy người dân đến đường cùng. Người dân làm sao biết chỗ nào được phép mua ngoại tệ chỗ nào không. Luật lệ mà trái với lẽ phải thì phải sửa đi chứ, người đặt ra luật lệ trái với lẽ phải thì phải cho vào “lò” chứ sao lại khăng khăng nói là đúng. Ấy là tôi mặc nhiên coi anh Cà Rê là người dân lương thiện. Còn nếu như anh ấy tự nguyện làm cái “bẫy” để công an có cớ khám xét cửa hàng vàng thì là chuyện khác. Chuyện “bẫy” có hay không tôi dám đoán mò, chỉ nghe nói là lệnh khám xét nhà ông Lê Hồng Lực được ký trước ngày anh Cà Rê bị “bắt quả tang” bán đô la.
QUỐC HỮU HÓA Ở CẦN THƠ
FB Hoàng Hải Vân - Vụ tịch thu trên nếu được xem là hợp pháp thì coi như là “thí điểm” quốc hữu hóa tài sản “không có chứng từ nhãn mác”. Nếu vậy thì xin lưu ý : Tài sản loại này trong dân không có nhiều, nó có nhiều nhất trong giới quan chức, không phải tất cả quan chức, nhưng là “một bộ phận không nhỏ”. Cần làm một chiến dịch tổng khám xét nhà của “một bộ phận không nhỏ” kia từ cấp cao trở xuống, mở rộng khái niệm “không có chứng từ nhãn mác” thành “tài sản không rõ nguồn gốc” để tịch thu hết. Chắc chắn rằng nguồn thu sẽ rất lớn, chứ thu lẻ tẻ của dân thì bõ bèn gì. 
Image result for Nguyễn Cà Rê bẫy tiệm vàng
Mang 100 đô la đi bán, anh thợ điện Nguyễn Cà Rê bị phạt 90 triệu đồng. Ông Lê Hồng Lực, chủ cửa hàng vàng Thảo Lực ở Cần Thơ nơi mua 100 đô la này bị phạt gấp đôi, là 180 triệu. 100 USD và tiền bán 100 đô la cũng bị tịch thu luôn. Lý do là cửa hàng vàng của ông Lực không có giấy phép mua bán ngoại tệ.

Các quan chức và một số luật sư cho rằng việc xử phạt đó là đúng. Họ căn cứ vào Nghị định 96/2014/NĐ-CP “Phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng” đối với hành vi “Mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ” (điểm a, khoản 3, điều 24). Theo Nghị định này thì dù mua bán 1 đô la, 1 triệu đô la hay nhiều hơn cũng bị một mức phạt như nhau.

Như thế nào là đúng ? Người ta cần tiền mới mang 100 đô la ra bán, bán được hơn 2 triệu thì mất luôn, còn mất thêm 90 triệu, làm như vậy là đẩy người dân đến đường cùng. Người dân làm sao biết chỗ nào được phép mua ngoại tệ chỗ nào không. Luật lệ mà trái với lẽ phải thì phải sửa đi chứ, người đặt ra luật lệ trái với lẽ phải thì phải cho vào “lò” chứ sao lại khăng khăng nói là đúng. Ấy là tôi mặc nhiên coi anh Cà Rê là người dân lương thiện. Còn nếu như anh ấy tự nguyện làm cái “bẫy” để công an có cớ khám xét cửa hàng vàng thì là chuyện khác. Chuyện “bẫy” có hay không tôi dám đoán mò, chỉ nghe nói là lệnh khám xét nhà ông Lê Hồng Lực được ký trước ngày anh Cà Rê bị “bắt quả tang” bán đô la.

Nhân việc mua bán 100 đô la, chính quyền ký lệnh khám xét nhà ông Lực. Tiện thể tịch thu luôn của ông Lực 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng trong tủ nhà ông cùng một đầu thu camera. Đầu thu thì đã trả lại sau khi làm hỏng, còn kim cương, vàng, đá thì quyết định sung công với lý do "không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài". 

Việc khám xét này phía công an cho rằng do “có đơn tố giác gia đình ông kinh doanh ngoại tệ” (Theo báo Tuổi Trẻ). Bị tố giác kinh doanh ngoại tệ nhưng kết quả là ngoài 100 đô la của anh Cà Rê, chẳng có đồng ngoại tệ nào. May là ông Lực chỉ có chừng đó thứ, chứ nếu có bao nhiêu tài sản cùng loại mà “không có chứng từ nhãn mác bằng tiếng nước ngoài” chắc cũng đã bị tịch thu luôn rồi.

Vụ tịch thu trên nếu được xem là hợp pháp thì coi như là “thí điểm” quốc hữu hóa tài sản “không có chứng từ nhãn mác”. Nếu vậy thì xin lưu ý : Tài sản loại này trong dân không có nhiều, nó có nhiều nhất trong giới quan chức, không phải tất cả quan chức, nhưng là “một bộ phận không nhỏ”. Cần làm một chiến dịch tổng khám xét nhà của “một bộ phận không nhỏ” kia từ cấp cao trở xuống, mở rộng khái niệm “không có chứng từ nhãn mác” thành “tài sản không rõ nguồn gốc” để tịch thu hết. Chắc chắn rằng nguồn thu sẽ rất lớn, chứ thu lẻ tẻ của dân thì bõ bèn gì. 

Làm thế nào có “đơn tố giác” để lấy cớ khám xét thì hỏi kinh nghiệm của chính quyền thành phố Cần Thơ nhé. Nếu như lãnh đạo cấp cao của quốc gia cảm thấy làm như vậy là không cần, không đủ sức hoặc không khả thi thì hãy nhanh chóng can thiệp buộc chính quyền địa phương mang tài sản bị cưỡng đoạt trên kia trả lại ngay cho dân đi, đừng để thành tiền lệ. Dân cần sự bình an để làm ăn sinh sống, gây bất an cho dân là phản dân.

Đảng chủ trương làm trong sạch bộ máy Đảng và Nhà nước chứ chưa thấy chủ trương nào làm trong sạch dân. Chẳng có đảng nào đủ tư cách đó. Khi chính quyền trong sạch và việc thực thi luật pháp hơp với lẽ phải thì tự nhiên xã hội trong sạch.

HOÀNG HẢI VÂN

2 nhận xét:

  1. Cướp được ngày nào thì cứ cướp đi . Cướp mãi được thì cứ cướp đi !

    Trả lờiXóa
  2. Luật Pháp Việt nam năm chỉ có hiệu lực trên giấy tờ nhưng thực tế thì khác hẳn. Tiệm vàng này không hối lộ cho công an địa phương như bao nhiêu tiệm vàng khác, cho nên họ gài bẫy. Xả hội thối nát!

    Trả lờiXóa