Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Công an Cần Thơ nói không 'gài bẫy' vụ đổi USD

Quanh vụ đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng
Công an Cần Thơ nói không 'gài bẫy' vụ này. Hôm 24/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tá Trần Văn Dương, trưởng phòng tham mưu Công an Cần Thơ: "Theo những gì tôi được báo cáo thì công an làm đúng luật. Nếu có việc "gài bẫy" thì công an phạt ông Rê 90 triệu đồng để làm gì?" Trong vụ việc này, người ta cũng đặt dấu hỏi về mối liên quan đến việc Việt Nam cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp Trung Quốc. Muốn triệt tiêu thị trường ngoại tệ chợ đen nói chung và đôla chợ đen nói riêng, Nhà nước không nên xử phạt người bán ngoại tệ mà chỉ nên phạt người mua ngoại tệ." "Trái lại, Nhà nước có thể cho thưởng thêm tiền cho người bán ngoại tệ. Khi đó, người mua ngoại tệ trái phép bao giờ cũng có nghi ngờ đối với người bán mà không thu mua ngoại tệ trái phép nữa."
Đôla và vàng vẫn được người dân 
Việt Nam tin tưởng cất giữ ở nhà
Luật sư nói với BBC rằng lẽ ra cơ quan chức năng "không nên xử phạt người bán ngoại tệ mà chỉ nên phạt người mua ngoại tệ". Mạng xã hội xôn xao chuyện ông Nguyễn Cà Rê, thợ điện ở phường An Hòa, quận Ninh Kiều, Cần Thơ chỉ vì đi đổi tờ 100 đôla tại tiệm vàng mà bị phạt 90 triệu đồng. Tiệm vàng Thảo Lực trong vụ này bị cơ quan chức năng phạt 270 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Lê Hồng Lực, chủ tiệm vàng còn bị khám nhà, thu giữ 20 viên kim cương, 19.910 viên đá nhân tạo, toàn bộ vàng trắng trong tiệm với lý do "không có chứng từ, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài" và một đầu thu camera an ninh, theo báo Việt Nam.

Công an Cần Thơ nói không 'gài bẫy' vụ này.
Hôm 24/10, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Thượng tá Trần Văn Dương, trưởng phòng tham mưu Công an Cần Thơ: "Theo những gì tôi được báo cáo thì công an làm đúng luật. Nếu có việc "gài bẫy" thì công an phạt ông Rê 90 triệu đồng để làm gì?"

Trong khi đó, báo Zing viết: "Lấy lý do không có tiền, ông Cà Rê xin cơ quan chức năng ở Cần Thơ cho phép không nộp phạt 90 triệu đồng."

Người dân Việt Nam có tâm lý đổi ngoại tệ ở 
tiệm vàng vì không cần thủ tục như tại ngân hàng

'Chỉ nên phạt người mua ngoại tệ'?

Trong vụ việc này, người ta cũng đặt dấu hỏi về mối liên quan đến việc Việt Nam cho dùng nhân dân tệ tại bảy tỉnh giáp Trung Quốc.

Hôm 24/10, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói với BBC: "Về bản chất, việc đổi 100 đôla bị phạt 90 triệu đồng là do vi phạm chính sách thu đổi ngoại tệ của Việt Nam."

"Còn việc cho sử dụng nhân dân tệ tại các tỉnh biên giới giáp Trung Quốc thực ra nó chính sách sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Tuy nhiên, cả hai vấn đề này đều ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Việt Nam."

"Theo quy định của pháp lệnh ngoại hối thì các giao dịch vãng lai (mua bán hàng hóa, dịch vụ…) giữa người cư trú và người không cư trú được tự do thực hiện."

"Nghĩa là các bên có thể sử dụng đồng tiền của một trong các bên hay đồng tiền của nước thứ ba để thanh toán. Hay nói khác hơn, việc sử dụng nhân dân tệ trong các giao dịch giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân Trung Quốc thì không có gì trái với quy định pháp luật từ trước đến nay."

"Tuy nhiên, Thông tư 19/2018/TT-NHNN vừa qua cho phép sử dụng nhân dân tệ trong phương thức thanh toán tiền mặt trong phạm vi cả tỉnh chứ không còn gói gọn trong khu vực của cư dân biên giới, chợ đường biên như trước đây. Chính việc này mới là nguy cơ nhân dân tệ hóa tiền Việt Nam rất cao."

"Ngoài ra, hiện nay pháp luật chưa có sự phân biệt vai trò ngoại tệ khi tham gia giao dịch nên không có chính sách phù hợp cho từng trường hợp. Bởi trên thực tế, ngoại tệ có tham gia giao dịch với tư cách là phương tiện thanh toán nhưng cũng có thể tham giao giao dịch với tư cách là đối tượng chính của giao dịch. Ví dụ như tặng cho tiền bằng đôla, hay mua tờ 2 đôla cổ."

"Theo tôi, muốn triệt tiêu thị trường ngoại tệ chợ đen nói chung và đôla chợ đen nói riêng, Nhà nước không nên xử phạt người bán ngoại tệ mà chỉ nên phạt người mua ngoại tệ."

"Trái lại, Nhà nước có thể cho thưởng thêm tiền cho người bán ngoại tệ. Khi đó, người mua ngoại tệ trái phép bao giờ cũng có nghi ngờ đối với người bán mà không thu mua ngoại tệ trái phép nữa."

'60 tỷ đôla chưa huy động hết'
Hồi tháng 8/2018, báo Việt Nam dẫn lời ông Alwaleed Fareed Alatabani, chuyên gia trưởng thị trường tài chính Việt Nam của Ngân hàng Thế giới: "Nền kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tích lũy trong dân cao, tới khoảng 60 tỷ đôla mà chưa huy động hết. Đây là tiềm năng lớn."

Số lượng tiền, vàng cao tích lũy trong dân chúng từ lâu vẫn là một đề tài được Việt Nam quan tâm.

Vài tháng trước, truyền thông Việt Nam cũng đặt vấn đề: "Huy động 500 tấn vàng trong dân như thế nào?". Đây cũng là nội dung mà các đại biểu Quốc hội chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng hồi tháng 11/2017.

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, ông Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, nói: "Tôi chưa được biết phương pháp cụ thể của Ngân hàng Thế giới để đưa ra con số 60 tỷ đôla."

"Nhưng chuyện chính là một lượng tài sản của người dân tạm gọi là nhàn rỗi chưa đưa vào sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng thì thật sự là rất lớn."

"Trong nhiều năm, tổng tiết kiệm trong nước lớn hơn nhiều con số tổng đầu tư hàng năm, tính theo GDP."

"Con số hàng tỷ đôla tiền nhàn rỗi trong dân đặt ra rất nhiều vấn đề đối với chính sách."

"Đó là vấn đề ổn định vĩ mô, tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, thông thoáng cạnh tranh hơn."

"Đây cũng là điều mà chính phủ Việt Nam đang nỗ lực trong quá trình cải cách mấy năm qua."

"Việc này nhằm tạo dựng lòng tin, để người dân thay vì giữ ngoại tệ, vàng dưới dạng tài sản thì đầu tư vào sản xuất kinh doanh."

"Một vấn đề khác là việc phát triển thị trường tài chính ở Việt Nam, xử lý những vấn đề liên quan đến cách thức can thiệp của nhà nước vào chính sách tiền tệ."

"Theo tôi thấy, người dân cũng đủ khôn, không phải "tiền nhàn rỗi" nghĩa là họ không đầu tư, mà chỉ là không đưa vào sản xuất kinh doanh tạo ra giá trị gia tăng."

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45949037

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét