Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Khủng hoảng V chứng minh CNXH là hoang tưởng

Khủng hoảng ở Venezuela: Ví dụ mới nhất vì sao chủ nghĩa xã hội không thể tồn tại
Có vẻ như “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” thực sự không có gì khác so với chủ nghĩa xã hội trong quá khứ. Bi kịch hiện nay ở Venezuela, đỉnh điểm là tình trạng thiếu thực phẩm, tội phạm tăng cao và sụp đổ năng lượng, là ví dụ mới nhất về lý do tại sao nền kinh tế kế hoạch tập trung không hoạt động được, và nó cũng không khác mấy so với chế độ độc tài. Maduro, người trở thành tổng thống sau khi Chávez qua đời năm 2013, đã đi xa hơn trên con đường độc tài.

Thủ phủ Caracas hiện nay có tỷ lệ giết người cao nhất trên thế giới, khoảng 120 người cho mỗi 100.000 cư dân vào năm 2015. Ảnh: Christian Lombardi/ZUMA Press/Newscom



Tại đất nước Nam Mỹ này, thậm chí các dịch vụ và sản phẩm cơ bản nhất đang trở nên khó tiếp cận. Đó là hậu quả từ chủ nghĩa bè phái, can thiệp [từ chính phủ], và chính sách kiểm soát giá cả. Chính phủ hiện chỉ làm việc chỉ hai ngày trong một tuần nhằm giảm tầng suất bị cắt điện liên tục. Tỷ lệ lạm phát tại đây hiện cao nhất trên thế giới: giới chuyên gia dự kiến lạm phát sẽ ở mức 720% vào cuối năm 2016.

Vâng, bạn vẫn có thể đi ăn McDonalds tại Venezuela – nhưng bạn phải sẵn sàng chi trả khoảng 130 USD cho một phần khoai tây chiên. Và bạn sẽ phải tận hưởng phần khoai tây chiên mà không có một lon nước Coke vì tập đoàn McDonalds đã ngưng sản xuất trong nước ngọt tại đây do thiếu đường.


Một điều khác cần chú ý là hậu quả bi thảm hơn của sự ảo tưởng về ý thức hệ của Hugo Chavez và người kế nhiệm ông, Tổng thống Nicolás Maduro, là sự mất mát về sinh mạng tại Venezuela.

Thủ phủ Caracas hiện nay có tỷ lệ giết người cao nhất trên thế giới, khoảng 120 người cho mỗi 100.000 cư dân vào năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể đi bộ trên đường phố tại thủ đô Kabul [Afghanistan] mà vẫn an toàn hơn ở Caracas.

Các tình tiết này mang đếu nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với những thành phần cư dân nghèo. Trẻ em đang chết vì thiếu các loại thuốc cơ bản, điện, và các thiết bị chức năng giúp trợ bé sơ sinh.

Bi thảm hơn, Tổng thống Maduro đã trả lời về vấn đề này như một trò hề: “Tôi không tin rằng bất cứ nơi nào khác trên thế giới, ngoại trừ ở Cuba, lại tồn tại một hệ thống y tế tốt hơn như tại Venezuela.”

Trong khi tin này bằng cách nào đó gây ngạc nhiên cho những người tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội, nhưng những bất ổn tại Venezuela đã được dự đoán từ trước.


Người dân Venezuela đang tihếu các loại thực phẩm thường nhật như đường sửa, bơ, bột, cà phê, v.v… Ảnh: EPA/Miguel Gutierrez/Newscom

Nhìn vào chỉ số tự do kinh tế do Heritage Foundation công bố, tình hình ở Venezuela bắt đầu xấu đi ngay sau khi Chávez lên nắm quyền soát đất nước gần hai thập kỷ trước.

Trong thời gian đó, điểm số của Venezuela đã giảm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới, từ 59,8 xuống còn 33,7. Maduro, người trở thành tổng thống sau khi Chávez qua đời năm 2013, đã đi xa hơn trên con đường độc tài.

Cựu thị trưởng thủ phủ Caracas, Antonio Ledezma, và lãnh đạo đối lập Leopoldo López, bị giam vào tù vì các lý do chính trị. Hiện nay, Venezuela có số tù nhân chính trị nhiều hơn cả Cuba.

Mô hình kinh tế “Chavismo” không phải là điều gì đó quá tinh tế. Venezuela sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới, và nước này cũng là một trong 10 nước xuất khẩu dầu hàng đầu. Mô hình “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21” bao gồm chi tiêu số tiền này [từ việc bán dầu] với các chương trình xã hội chủ nghĩa dân túy và không bền vững giữa lúc không tôn trọng quyền sở hữu và bỏ qua cơ sở chính sách hạ tầng của đất nước.

Và bây giờ giá dầu thụt xuống thì Venezuela đã không còn tiền để chi tiêu. Chế độ Maduro cũng đang mất dần sự ủng hộ của các nước láng giềng lân cận.

Cho đến gần đây, Brazil và Argentina, có lẽ hai trong số những quốc gia quan trọng nhất ở Nam Mỹ, đã bị chi phối bởi chủ nghĩa xã hội vốn từng hỗ trợ Chavez và Maduro. Nhưng bây giờ cả Brazil lẫn Argentina đều có các tân tổng thống mang tính thực dụng hơn.

Phe đối lập Venezuela vốn nắm quyền đa số trong Quốc hội kể từ hồi năm ngoái, hiện đang thu thập chữ ký để kêu gọi trưng cầu dân ý nhằm chấm dứt những ngày cuối cùng còn lại của chế độ Maduro.

Trong khi đó, Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American States – OAS) cũng sẽ tranh luận về khả lên tiến về các điều lệ dân chủ chống lại Venezuela, điều này có thể dẫn đến hệ quả trừng phạt Venezuela vốn chưa từng xảy ra.

Tuy nhiên, có vẻ như Maduro sẽ gia tăng nỗ lực để củng cố quyền lực. Ông nói với tổng thư ký thuộc tổ chức OAS rằng nên “áp dụng điều lệ dân chủ bất cứ nơi nào nó phù hợp” và tuyên bố ông sẽ truy tố các nhà lãnh đạo đối lập nếu họ yêu cầu sự can thiệp của OAS.

Mặc dù hiện vẫn chưa rõ khi nào (và như thế nào) Venezuela sẽ thoát khỏi chính sách xã hội chủ nghĩa nhưng cuộc khủng hoảng hiện nay có thể giúp tạo điều kiện để tái sinh nền tự do tại quốc gia này.

Gabriel de Arruda Castro / Ana Quintana, Daily Signal
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2007 – 2016 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét