Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng: Tôi tin chính phủ sẽ sớm công bố kết quả nguyên nhân cá chết
Trong cuộc trao đổi liên quan đến vấn đề cá chết hàng loạt tại khu vực biển miền Trung, tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng (chủ tịch Hội Thông tin Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) đã dành cho báo điện tử Một Thế Giới những chia sẻ quanh vấn đề này.
- PV: Thưa tiến sĩ, những ngày vừa qua, người dân khắp cả nước đang hoang mang về tình trạng cá chết ở miền Trung, theo ông nguyên nhân là gì?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá chết. Thường là các nguyên nhân bị ngộ độc, thiếu oxy trong nước hoặc bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như đánh bom mìn hay thả thuốc độc xuống… để bắt cá.
Về độc tố, có hai nguyên nhân. Thứ nhất, có thể từ sự ô nhiễm của các dòng sông ở miền Trung, đó là do sinh hoạt thiếu ý thức của người dân, do quản lý kém và do các khu công nghiệp thải ra, mà nước thải này chưa được qua xử lý. COD, BOD, Ni-tơ, Phot-pho… thải ra biển với lượng lớn, khiến cho nước biển không thể dung hòa được tạo ra sự ô nhiễm.
Thiếu oxy cũng có nguyên nhân từ chính nội tại của nước biển tạo ra. Việc hình thành hệ động vật hay thực vật nào đó với số lượng rất đông, thành quần thể, quần hợp với hàng triệu, hàng tỉ những con sinh vật mới tràn về khu vực biển thì có thể làm thay đổi điều kiện nước trong khu vực biển đó như hút oxy, tạo ô nhiễm… Như tảo đỏ, cái mà người ta thường gọi là thuỷ triều đỏ.
- Người ta cũng đang đặt ra giả thuyết do thuỷ triều đỏ gây nên, quan điểm của tiến sĩ về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng nói nguyên nhân cá chết do thuỷ triều đỏ là không thuyết phục. Không thuyết phục bởi vì sao? Thủy triều đỏ là nơi tảo đỏ phát triển nhưng quy mô không lớn, nếu thủy triều đỏ xuất hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những hiện tượng này có ai nhìn thấy không? Hay ảnh vệ tinh khẳng định có hình ảnh này không? Nếu không thì chưa đủ căn cứ nói thủy triều đỏ xuất hiện. Dù cho có xuất hiện thì diễn biến của thủy triều đỏ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn do đây là thực vật hạ đẳng có vòng đời rất ngắn, khó có khả năng gây nên tình trạng thiếu oxy kéo dài.
- Về tác động của Formosa xả thải, ý kiến của tiến sĩ về điều này như thế nào?
Như đã nói ở trên, cũng không loại trừ khả năng nhà máy nào đó thải ra một lượng rất lớn độc tố, lên đến hàng nghìn, chục nghìn khối nước thải công nghiệp, xúc rửa bể xả, bể chứa, ống xả… đổ ra biển mà không qua xử lý. Những hoá chất này thải ra trong một thời gian ngắn, tạo một nồng độ rất đậm đặc ở đầu ống xả, chính sự đậm đặc này làm cho cá ở vùng gần ống xả chết rất nhanh.
Dù cơ quan chức năng chưa khẳng định nguyên nhân cá chết. Nhưng theo tôi biết, nhà máy này theo thiết kế có thể xả thải lên đến 45.000 khối/ngày, giai đoạn đầu trên 12.000 khối/ngày. Luật quy định các nhà máy không được xả nước xuống dưới đáy biển. Và trước khi xả ra biển phải đạt tiêu chuẩn. Về quy trình, không được làm ống xả thẳng xuống biển, mà phải xả vào một hồ nước, sau khi kiểm tra chất lượng nước xả tại hồ đạt các tiêu chuẩn mới được xả ra biển. Cần xem đơn vị này có làm đúng quy trình hay không.
Tình trạng chung của nhiều nhà máy là khả năng kiểm soát, kiểm tra, hoặc ý thức trách nhiệm thậm chí đôi khi vì lợi nhuận mà nhà quản lý, nhà đầu tư sẽ lơ là công tác này. Hoặc người kiểm tra, người vận hành có ý thức chưa tốt trong công việc.
- Phải làm sao để biết được nguyên nhân cá chất từ đâu, thưa ông?
Việc quản lý rất quan trọng. Ai quản lý? Dĩ nhiên trước hết là từ nhà máy, phải có bộ phận kiểm tra quy trình xả thải, lấy mẫu thường xuyên theo quy chuẩn, lưu mẫu sau mỗi lần lấy để khẳng định mẫu thải đạt yêu cầu. Sau đó mới đến sự kiểm tra, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, đó là Sở, phòng Tài nguyên môi trường các cấp. Có thể lên kế hoạch kiểm tra đột xuất, nếu làm chặt chẽ việc này thì khả năng xả thải không đáng ngại lắm.
Vấn đề mà tôi muốn nói là việc kiểm tra không khó. Không chỉ Formosa mà tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy ở dọc biển. Từ đó có thể biết được có bao nhiêu nhà máy thải ra biển, thải bao nhiêu khối mỗi ngày, công nghệ xử lý, tiêu chuẩn xả thải đạt tiêu chuẩn thế nào… Cơ quan chức năng có quyền kiểm tra các loại hóa chất mà các nhà máy đó nhập về là gì, tất cả đều có hoá đơn chứng từ, thể hiện rất rõ.
Cuối cùng là phân tích con cá, con tôm… Mang con cá phân tích từ thịt, dạ dày, da… thì sẽ cho ra kết quả các độc tố mà cá bị nhiễm ngay. Kế tiếp, đối chiếu với danh mục những hoá chất mà các nhà máy đã nhập về thì có thể biết được độc tố mà cá nhiễm từ nhà máy nào. Lúc đó, nhà máy đó sẽ chịu trách nhiệm.
- Theo ông nói, có thể dể dàng tìm ra nguyên nhân cá chết, và hiện nay người dân đang rất nóng lòng muốn biết nguyên nhân vì sao cá chết, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả?
Thủ tướng đã có chỉ đạo cho Bộ Tài nguyên môi trường, bộ Nông nghiệp, bộ Khoa học cùng với viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tập trung các viện nghiên cứu, các nhà khoa học để nghiên cứu về vấn đề này. Thậm chí, thuê tư vấn nước ngoài để làm rõ sự việc này.
Đây là vấn đề lớn, phải làm cho kỹ càng, thận trọng, không nên nóng vội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà cả nhiều thế hệ sau. Theo tôi, chỉ ít thời gian nữa thôi sẽ có kết quả và công bố chính thức
- Hiện nay người ta đã phát hiện cá chết trôi vào đến Bình Thuận, liệu vùng biển khu vực đó có bị nhiễm độc hay không thưa tiến sĩ?
Phải giải thích rằng cá chết trôi vào biển là những con cá chết đã lâu. Cá chết xa bờ sẽ trôi xa hơn. Cộng thêm thuỷ triều, dòng hải lưu, gió thổi cũng có thể dẩy cá chết đi xa hơn nữa. Đó là chuyện bình thường. Hiện tượng này đã xuất hiện tại Đà Nẵng và họ đã khẳng định cá không chết tại đó.
- Xin cám ơn những thông tin chia sẻ của ông.
Thảo Hương (thực hiện)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cá chết. Thường là các nguyên nhân bị ngộ độc, thiếu oxy trong nước hoặc bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như đánh bom mìn hay thả thuốc độc xuống… để bắt cá.
Về độc tố, có hai nguyên nhân. Thứ nhất, có thể từ sự ô nhiễm của các dòng sông ở miền Trung, đó là do sinh hoạt thiếu ý thức của người dân, do quản lý kém và do các khu công nghiệp thải ra, mà nước thải này chưa được qua xử lý. COD, BOD, Ni-tơ, Phot-pho… thải ra biển với lượng lớn, khiến cho nước biển không thể dung hòa được tạo ra sự ô nhiễm.
Thiếu oxy cũng có nguyên nhân từ chính nội tại của nước biển tạo ra. Việc hình thành hệ động vật hay thực vật nào đó với số lượng rất đông, thành quần thể, quần hợp với hàng triệu, hàng tỉ những con sinh vật mới tràn về khu vực biển thì có thể làm thay đổi điều kiện nước trong khu vực biển đó như hút oxy, tạo ô nhiễm… Như tảo đỏ, cái mà người ta thường gọi là thuỷ triều đỏ.
- Người ta cũng đang đặt ra giả thuyết do thuỷ triều đỏ gây nên, quan điểm của tiến sĩ về vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng nói nguyên nhân cá chết do thuỷ triều đỏ là không thuyết phục. Không thuyết phục bởi vì sao? Thủy triều đỏ là nơi tảo đỏ phát triển nhưng quy mô không lớn, nếu thủy triều đỏ xuất hiện có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những hiện tượng này có ai nhìn thấy không? Hay ảnh vệ tinh khẳng định có hình ảnh này không? Nếu không thì chưa đủ căn cứ nói thủy triều đỏ xuất hiện. Dù cho có xuất hiện thì diễn biến của thủy triều đỏ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn do đây là thực vật hạ đẳng có vòng đời rất ngắn, khó có khả năng gây nên tình trạng thiếu oxy kéo dài.
- Về tác động của Formosa xả thải, ý kiến của tiến sĩ về điều này như thế nào?
Như đã nói ở trên, cũng không loại trừ khả năng nhà máy nào đó thải ra một lượng rất lớn độc tố, lên đến hàng nghìn, chục nghìn khối nước thải công nghiệp, xúc rửa bể xả, bể chứa, ống xả… đổ ra biển mà không qua xử lý. Những hoá chất này thải ra trong một thời gian ngắn, tạo một nồng độ rất đậm đặc ở đầu ống xả, chính sự đậm đặc này làm cho cá ở vùng gần ống xả chết rất nhanh.
Dù cơ quan chức năng chưa khẳng định nguyên nhân cá chết. Nhưng theo tôi biết, nhà máy này theo thiết kế có thể xả thải lên đến 45.000 khối/ngày, giai đoạn đầu trên 12.000 khối/ngày. Luật quy định các nhà máy không được xả nước xuống dưới đáy biển. Và trước khi xả ra biển phải đạt tiêu chuẩn. Về quy trình, không được làm ống xả thẳng xuống biển, mà phải xả vào một hồ nước, sau khi kiểm tra chất lượng nước xả tại hồ đạt các tiêu chuẩn mới được xả ra biển. Cần xem đơn vị này có làm đúng quy trình hay không.
Tình trạng chung của nhiều nhà máy là khả năng kiểm soát, kiểm tra, hoặc ý thức trách nhiệm thậm chí đôi khi vì lợi nhuận mà nhà quản lý, nhà đầu tư sẽ lơ là công tác này. Hoặc người kiểm tra, người vận hành có ý thức chưa tốt trong công việc.
- Phải làm sao để biết được nguyên nhân cá chất từ đâu, thưa ông?
Việc quản lý rất quan trọng. Ai quản lý? Dĩ nhiên trước hết là từ nhà máy, phải có bộ phận kiểm tra quy trình xả thải, lấy mẫu thường xuyên theo quy chuẩn, lưu mẫu sau mỗi lần lấy để khẳng định mẫu thải đạt yêu cầu. Sau đó mới đến sự kiểm tra, quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, đó là Sở, phòng Tài nguyên môi trường các cấp. Có thể lên kế hoạch kiểm tra đột xuất, nếu làm chặt chẽ việc này thì khả năng xả thải không đáng ngại lắm.
Vấn đề mà tôi muốn nói là việc kiểm tra không khó. Không chỉ Formosa mà tất cả các khu công nghiệp, các nhà máy ở dọc biển. Từ đó có thể biết được có bao nhiêu nhà máy thải ra biển, thải bao nhiêu khối mỗi ngày, công nghệ xử lý, tiêu chuẩn xả thải đạt tiêu chuẩn thế nào… Cơ quan chức năng có quyền kiểm tra các loại hóa chất mà các nhà máy đó nhập về là gì, tất cả đều có hoá đơn chứng từ, thể hiện rất rõ.
Cuối cùng là phân tích con cá, con tôm… Mang con cá phân tích từ thịt, dạ dày, da… thì sẽ cho ra kết quả các độc tố mà cá bị nhiễm ngay. Kế tiếp, đối chiếu với danh mục những hoá chất mà các nhà máy đã nhập về thì có thể biết được độc tố mà cá nhiễm từ nhà máy nào. Lúc đó, nhà máy đó sẽ chịu trách nhiệm.
- Theo ông nói, có thể dể dàng tìm ra nguyên nhân cá chết, và hiện nay người dân đang rất nóng lòng muốn biết nguyên nhân vì sao cá chết, nhưng đến nay vẫn chưa có kết quả?
Thủ tướng đã có chỉ đạo cho Bộ Tài nguyên môi trường, bộ Nông nghiệp, bộ Khoa học cùng với viện Hàn lâm khoa học Việt Nam tập trung các viện nghiên cứu, các nhà khoa học để nghiên cứu về vấn đề này. Thậm chí, thuê tư vấn nước ngoài để làm rõ sự việc này.
Đây là vấn đề lớn, phải làm cho kỹ càng, thận trọng, không nên nóng vội. Nó không chỉ ảnh hưởng đến hiện tại mà cả nhiều thế hệ sau. Theo tôi, chỉ ít thời gian nữa thôi sẽ có kết quả và công bố chính thức
- Hiện nay người ta đã phát hiện cá chết trôi vào đến Bình Thuận, liệu vùng biển khu vực đó có bị nhiễm độc hay không thưa tiến sĩ?
Phải giải thích rằng cá chết trôi vào biển là những con cá chết đã lâu. Cá chết xa bờ sẽ trôi xa hơn. Cộng thêm thuỷ triều, dòng hải lưu, gió thổi cũng có thể dẩy cá chết đi xa hơn nữa. Đó là chuyện bình thường. Hiện tượng này đã xuất hiện tại Đà Nẵng và họ đã khẳng định cá không chết tại đó.
- Xin cám ơn những thông tin chia sẻ của ông.
Thảo Hương (thực hiện)
http://motthegioi.vn/thoi-su-c-66/tien-si-nguyen-van-lang-toi-tin-chinh-phu-se-som-cong-bo-ket-qua-nguyen-nhan-ca-chet-30858.html
Ăn mắm, cá khô nhiễm độc nguy hiểm hơn cá tươi nhiễm độc
Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng cũng khuyến cáo ,cá chết làm khô rất nguy hiểm, vì khi làm khô nồng độ độc tố sẽ cao hơn, bởi nước thoát nhiều, chất độc sẽ cô động lại trong cơ thể cá. Nếu làm mắm từ cá nhiễm độc khi kết hợp với muối, và sự lên men, có thể tạo ra độc tố nguy hiểm hơn khi ăn cá tươi nhiễm độc.
Phải kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu sản xuất mắm, khô của các cơ sở kinh doanh tại các tỉnh… Nhà nước cương quyết xử lý trường hợp tận thu, thu nhặt, tích trữ của người dân và tổ chức thu gom, tiêu hủy triệt để tất cả cá chết. Ông cho rằng việc nhà nước bỏ ngân sách ra thu gom cá chết là việc làm đúng.
Phải kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu sản xuất mắm, khô của các cơ sở kinh doanh tại các tỉnh… Nhà nước cương quyết xử lý trường hợp tận thu, thu nhặt, tích trữ của người dân và tổ chức thu gom, tiêu hủy triệt để tất cả cá chết. Ông cho rằng việc nhà nước bỏ ngân sách ra thu gom cá chết là việc làm đúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét