Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

(4) Nội dung chương I của cuốn sách KT vĩ mô

KINH TẾ VĨ MÔ: LÝ THUYẾT, THỰC TIỄN VÀ DỰ BÁO MỘT SỐ CHỈ TIÊU VÀ CÂN ĐỐI LỚN
4) Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát đo lường tốc độ phát triển của mặt bằng giá. Nói chung, lạm phát được đo lường theo tỷ lệ phần trăm, năm sau so với năm trước hoặc tháng sau so với tháng trước. Một tỷ lệ lạm phát hàng năm từ 0% đến 6%, hoặc tối đa 8% được coi là thấp hoặc ôn hòa. Trong ba thập kỷ qua, tỷ lệ lạm phát thế giới dao động khoảng 10%, nhưng cũng có những nước có tỷ lệ lạm phát rất thấp, thậm chí âm kéo dài; ngược lại cũng có những nước có tỷ lệ lạm phát rất cao, giá cả tăng lên hàng ngày. Đối với những nước có tỷ lệ lạm phát cao, người ta phải đo lường và nghiên cứu biến động hàng tháng của nó.
Bảng 1.4: Minh họa các trường hợp lạm phát (trung bình theo kỳ)
1) Lạm phát yếu hoặc ôn hòa (% năm)
Hà Lan
Đức
Pháp
Tây Ban Nha
Ý
Thụy Điển
1983-1989
1983-1989
1983-1989
1983-1989
1983-1989
1983-1989
1,3
2,4
5,4
8,6
8,7
7,0
2) Lạm phát âm (% năm)

Đức
Nhật
Anh
Mỹ


1924-1938
1924-1938
1920-1938
1920-1938


-0,1
-0,3
-2,6
-2,0

3) Lạm phát cao (% tháng)
Áo
Đức
Hungary
Ba Lan
Bolovia
Achentina
1/1921 – 1/1924
1/1922 – 1/1924
7/1921 – 7/1924
1/1921 – 1/1924
1982-1985
1986-1990
16,3
174,0
19,1
21,0
26,3
21,7
Nguồn : Burda M. và Wyplosz C. (1994).
Khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vượt quá 50%, chúng ta gọi là siêu lạm phát. Hiện tượng này phản ánh tình trạng nền kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Nó đã diễn ra ở châu Âu vào những năm 1920, ở các nước Mỹ La tinh vào những năm 1980, ở Ba Lan, Nga và một số nước thuộc khối Liên Xô cũ vào những năm 1990 khi khối Sô Viết sụp đổ. Dưới đây là bảng minh họa một số trường hợp lạm phát trên thế giới, trong đó có những trường hợp lạm phát ôn hòa, thậm chí âm, nhưng cũng có những trường hợp lạm phát rất cao.
Trong thời kỳ bình thường, lạm phát đi theo chu kỳ kinh tế: Lạm phát thường tăng lên trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh và giảm xuống trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế thấp. Trong nghiên cứu kinh tế, người ta thường lập đồ thị quan hệ giữa biến động của tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất (hoặc tỷ lệ sử dụng công suất máy móc thiết bị). Tỷ lệ sử dụng năng lực sản xuất đo lường mức độ sử dụng tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp; đây là một chỉ tiêu rất tốt để phân tích các pha đi lên và đi xuống trong các chu kỳ kinh tế. Vì sản xuất có tính chu kỳ nên nói chung tỷ lệ lạm phát cũng mang tính chu kỳ dù ở cấp độ thấp hơn. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thường không mang tính chu kỳ.
5) Thị trường tài chính và nền kinh tế thực
Các thị trường tài chính đang đóng vai trò trung tâm trong các nền kinh tế hiện đại. Do đó kinh tế vĩ mô cũng coi chúng là những đối tượng quan trọng cần nghiên cứu, qua đó giải thích được quá trình tăng trưởng kinh tế và các hiện tượng kinh tế vĩ mô liên quan.
Thị trường tài chính là một thị trường trong đó mọi cá nhân và các thể chế có thể trao đổi các chứng khoán tài chính (công trái, cổ phiếu, trái phiếu…), các hàng hóa, và các loại giấy tờ có giá khác với chi phí giao dịch thấp và các giá cả được hình thành qua cân đối cung và cầu. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tài chính trực tiếp (ví dụ qua thị trường chứng khoán) và thị trường tài chính gián tiếp hay còn được gọi là trung gian tài chính. Tham gia thị trường tài chính gián tiếp chủ yếu là các ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại có chức năng huy động các nguồn tiền tiết kiệm của khu vực dân cư để đem cho các doanh nghiệp vay. Ngân hàng thương mại cũng tham gia giao dịch ngoại tệ, cổ phiếu và trái phiếu. Đây là những thị trường có giá cả biến động liên tục và rất nhanh ; hầu như hàng ngày chúng ta đều nghe thấy những thông tin mới nhất về giá cổ phiếu, chứng khoán và tỷ giá. Người ta thường dùng trung bình của các sai lệch về giá cả hàng ngày so với xu hướng chung của chúng làm thước đo độ biến động. Về mặt kỹ thuật, hệ số biến động là tỷ lệ giữa chênh lệch của một biến số so với trung bình của nó.
Bảng 1.5 là một ví dụ minh họa về hệ số biến động của một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam và một số nước ASEAN giai đoạn 2007-2014.
Bảng 1.5: Minh họa biến động trên 3 thị trường tài chính

Việt Nam
Thái Lan
Indonesia
Phillippines
Malaysia
Singapore
Khu vực thực:






- Tăng trưởng GDP
5,9
3,2
5,7
5,4
4,8
5,3
- Tỷ lệ đầu tư / GDP
35,5
26,2
30,9
21,0
23,6
25,6
- Tỷ lệ lạm phát
10,7
2,6
6,2
4,3
2,5
3,2
Khu vực tài chính:






- Chỉ số chứng khoán
9,4
4,8
8,5
8,0
6,5
7,5
- Lãi suất thực
1,0
1,6
1,6
1,8
2,0
2,2
- Tỷ giá danh nghĩa
3,9
-2,5
3,6
-2,4
-1,7
-3,2
Bảng 1.5 so sánh các hệ số biến động giá trên ba thị trường tài chính gồm thị trường vốn, thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ của một số nước ASEAN. Chúng ta thấy có ba loại giá (giá cổ phiếu, tỷ giá và lãi suất) tương ứng với ba biến kinh tế vĩ mô (GDP, mặt bằng giá và tỷ lệ đầu tư trên GDP). Thông thường giá có quan hệ với các biến kinh tế vĩ mô, ví dụ giá cổ phiếu tăng nhanh tại các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ngược lại, tăng chậm ở các nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tương tự người ta cũng nhận thấy khi lãi suất thực thấp thì tỷ lệ đầu tư sẽ cao, hoặc ở những nước có tỷ giá biến động thì tỷ lệ lạm phát cũng rất biến động… Số liệu ở các nước ASEAN cũng thể hiện được các mối quan hệ này.
Bảng 1.6 trình bày số liệu phản ánh biến động trên 3 thị trường tài chính nêu trên trong trường hợp Việt Nam những năm gần đây. Chúng ta thấy quan hệ giữa ba nhóm chỉ tiêu này không rõ ràng như trường hợp các nước ASEAN trong bảng 1.4.
Ở các nước công nghiệp phát triển có nền kinh tế thị trường lành mạnh, khi nghiên cứu các bảng 1.5 và 1.6, người ta thường rút ra ba kết luận quan trọng: (i) Các biến tài chính biến động mạnh hơn các biến kinh tế của khu vực thực; (ii) Các tỷ lệ tăng trưởng có xu hướng biến động hơn lãi suất và tỷ lệ đầu tư ; (iii) Tỷ lệ lạm phát biến động ít hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sau này chúng ta sẽ nghiên cứu sự ổn định của giá là cơ sở của ổn định kinh tế ngắn hạn.
Bảng 1.6: Việt Nam - Biến động trên 3 thị trường tài chính

2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
Khu vực thực:








- Tăng trưởng GDP
7,1
5,7
5,4
6,4
6,2
5,2
5,4
6,0
- Tỷ lệ đầu tư / GDP
42,7
38,2
39,2
38,5
33,3
31,1
30,4
31,0
- Tỷ lệ lạm phát
8,4
23,1
6,7
9,2
18,6
9,2
6,6
4,1
Khu vực tài chính:








- Chỉ số chứng khoán
95,5
-52,2
-10,3
12,2
-11,1
-4,2
18,7
18,9
- Lãi suất thực
2,4
-9,1
4,8
2,3
-4,1
3,6
4,9
4,5
- Tỷ giá danh nghĩa
1,55
1,22
4,68
9,07
10,19
1,55
0,51
1,03
Nguồn: Tổng cục Thống kê, Ngân hàng nhà nước và ADB.
Đầu tư là một trong những cơ chế trung gian để các thị trường tài chính tác động tới nền kinh tế thực, tức là khu vực sản xuất ra của cải vật chất. Điều này có nghĩa là trong khi khu vực tài chính (còn được gọi là khu vực tiền tệ) là nơi thực hiện các trao đổi tài chính và tiền tệ thì nền kinh tế thực là nơi diễn ra các hoạt động sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ và phân phối thu nhập. Chúng ta sẽ nghiên cứu các quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa nền kinh tế thực và nền kinh tế tài chính, tiền tệ trong các chương khác trong tài liệu này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét