Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Hiểm họa tan rã ĐBSCL: Cứ để Đ và NN lo ?

Nước sông Hậu bỗng xanh... như nước biển: Hiểm họa tan rã ĐBSCL
17/05/2016 Thanh Niên Online - Ông Tư Hài, 72 tuổi là một ngư dân cố cựu sinh sống ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long cho biết, nước sông Hậu năm nay trong hơn mọi năm rất nhiều. Nước sông không có phù sa, rong tảo, trứng nước… cá tôm cũng ngày một cạn kiệt. 
Trung Quốc xả đập thuỷ điện (hồi tháng 3 và tháng 4) cũng dễ dàng “đánh lừa” mọi chú ý vào nước như một hành động “cứu trợ nước kịp thời”. Tuy nhiên thực tế không có tác dụng gì, bởi nguồn nước họ xả ra vẫn thấp hơn mọi năm, không thấm thía vào đâu của ĐBSCL.
Sông Hậu bỗng trong xanh như nước biển là một thực tế đang diễn ra bởi lượng phù sa từ thượng nguồn Mê Kông về ĐBSCL ngày càng ít. Song, phía sau thực trạng đó là hiểm hoạ tan rã Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Th.S Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập nghiên cứu về sinh thái sông Mê Kông cho rằng, bản chất của ĐBSCL là được hình thành bằng phù sa lấn ra biển từ 6.000 năm trước.

“Phù sa mất dần, lượng phù sa bồi đắp không đủ sức “lấn” ra biển thì tất yếu sẽ có một quá trình ngược lại là tan rã. Và quá trình này sẽ chỉ tính bằng thế kỷ”.

Sau cả đêm vất cả giăng lưới trên sông Hậu, ông Nguyễn Văn Diều, 60 tuổi, ngư dân ở xóm Đáy, xã Mỹ Hoà, thị xã Bình Minh, Vĩnh Long thu được hơn 2 kg cá lòng tong, không có một con cá lớn.

Ở diễn biến khác, TS.Dương Văn Ni, trường Đại học Cần Thơ thì cho rằng, hạn mặn khốc liệt đã thu hút toàn bộ sự chú ý vào nguồn nước. Trung Quốc xả đập thuỷ điện (hồi tháng 3 và tháng 4) cũng dễ dàng “đánh lừa” mọi chú ý vào nước như một hành động “cứu trợ nước kịp thời”. Tuy nhiên thực tế không có tác dụng gì, bởi nguồn nước họ xả ra vẫn thấp hơn mọi năm, không thấm thía vào đâu của ĐBSCL.

Ông Tư Hài cho biết, đã mấy năm rồi không thấy con nước son (nước lũ lớn, phù sa ngầu đỏ -PV). Nguồn lợi thuỷ sản ngày càng ít nên gia đình ông đã bỏ nghề lưới cá mấy năm nay.

Theo ông Ni, có một thực tế là nếu thiếu nước ngọt vẫn còn có thể chờ mưa, trữ nước, hoặc chở nước từ thượng nguồn về. Còn phù sa bị thuỷ điện ngăn lại sẽ mất đi vĩnh viễn không gì bù đắp được. Khi đó, sụt lún (bao gồm cả sụt lún tự nhiên, sụt lún do khai thác nước ngầm..), sạt lở, nước biển dâng sẽ đáng sợ hơn rất nhiều.

Các ngư dân đóng lưới cá gần sông Hậu để mưu sinh. Cuộc sống của họ ngày một khó khăn.

Sông Hậu mênh mông nhìn từ bờ Vĩnh Long sang thành phố Cần Thơ. Nước mùa này trong xanh như nước biển. Theo giới khoa học, nước càng trong chứng tỏ phù sa càng ít. Ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chia sẻ, năm 1992 lượng phù sa trên sông Mêkông ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2014, con số này chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. Ông Marc Goichot cũng nêu đập thủy điện chính là nguyên nhân làm giảm đáng kể sự di chuyển phù sa bồi đấp cho ĐBSCL.

Sông Hậu nhìn từ trên cầu Cần Thơ mênh mông uốn lượn. Cùng với sông Tiền, sông Hậu luôn gắn liền với hình ảnh ngầu đục phù sa, bồi đắp cho ĐBSCL, tạo lên vựa lúa, vựa trái cây của cả nước.

Từ cầu Cần Thơ nhìn xuống mặt nước phía gần cồn Phù Sa (thuộc TP.Cần Thơ) có thể thấy vài vệt phù sa trôi dập dềnh giữa dòng nước trong xanh bao phủ toàn bề mặt sông Hậu.


Đình Tuyển
http://thanhnien.vn/doi-song/nuoc-song-hau-bong-xanh-nhu-nuoc-bien-hiem-hoa-tan-ra-dbscl-703630.html

VÕ QUỐC NAM

CẦN LẮM LẮM NHỮNG TIẾNG NÓI BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG CHO NHỮNG VẤN ĐỀ SỐNG CÒN, TỒN VONG CỦA MỘT VÙNG ĐẤT TRÙ PHÚ "ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG" KHÔNG CHỈ LÀ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA NHÂN LOẠI (NƠI CHỨA ĐỰNG NGUỒN GIEN QUÝ GIÁ, SINH THÁI ĐA DẠNG,...) CỦA HÀNH TINH.

Văn Vũ

Vâng rất quan trọng, sống còn đối với chúng ta... còn nâng lên cấp độ NHÂN LOẠI, thì cha chung không ai khóc. Các đập thủy điện trên Mekong từ TQ, Lào, Cam, Thái thì phù sa không còn dồi dào nữa là tất yếu, thậm chí nguồn nước ngọt trong mùa hạn có thể mất... Chúng ta, người Việt Nam phải giải quyết... xem tiếp

Vanha

Chẳng cần kiến thức cao siêu cũng thấy, thủy điện đang giết chết các dòng sông. Ở các nước phát triển, điển hình là Mỹ, đang phá dỡ hàng nghìn con đập để trả lại sự sống cho các dòng sông. Còn ở Việt Nam chúng ta chẳng có khả năng ấy nên đồng bằng sông Cửu Long sẽ chết dần theo dòng Mê Kông thôi. Ngay... xem tiếp

Meo

Trung Quốc đã sử dụng nước làm ngoại giao nên VN cần phải biết rõ đây là ý đồ thâm độc của chúng. Chúng ta phải tập sống và làm quen với hạn hán và lũ lụt vậy. Có 2 rủi ro mà việc ngăn đập này gây ra: (1) Hạn hán: sẽ làm nước biển xâm nhập, chết lúa và cây, sụp lún và hư hại các công trình cơ sở hạ... xem tiếp

Sang

đó mới chỉ là dăm 3 đập thủy điện của TQ thôi mà đã ảnh hưởng nặng nề như vậy rồi. Nếu các dự án xây đập thủy điện ở Lào, CPC mà triển khai xây dựng nữa thì... Những đập thủy điện ấy ko khác gì những tấm màng lọc nước, nước chảy về đến ĐBSCL chỉ là "nước" đúng nghĩa đen của nó.

Nguyen Thanh Phong

Trời ạ! Sau 1 thời gian nắng kéo dài không mưa, mực nước thấp thì hiện tượng nước trong là tự nhiên mà. Khi mưa xuống mực nước dâng lên thì nước bắt đầu đục lại thôi mà. Làm ơn bình tĩnh nhận xét

Nam Phạm Hoàng

Ông Marc Goichot, Chuyên gia Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) chia sẻ, năm 1992 lượng phù sa trên sông Mêkông ghi nhận được khoảng 160 triệu tấn/năm, nhưng đến năm 2014, con số này chỉ còn khoảng 75 triệu tấn/năm, tức đã giảm trên 50% so với hơn 20 năm trước. Ông Marc Goichot cũng nêu đập thủy điện... xem tiếp

Minh Tuấn

Có số liệu lượng phù sa hàng năm giảm gần 1 nửa. Thêm kinh nghiệm của bác ngư dân mấy mươi năm sống với dòng sông mà bạn chưa thấy được vấn đề nghiêm trọng sao?

Sonmeo

câu trả lời của dòng sông đối với hành vi ứng xử con người.

Nhật Trường

các chuyên gia, các bộ ngành chuyên môn đâu ạ?

Quang Huy

Đừng quá lo lắng, thiên nhiên sẽ không để yên đâu. Phải theo dõi trong vòng vài năm tới, Vào những năm mưa nhiều các đập thủy điện sẽ không đủ sức ngăn chặn dòng nước dữ, lượng phù sa sẽ lấp đầy các con đập, lượng nước các hồ chứa sẽ giảm dần,... Chỉ lo khi người ta giữ nước không được xả đập hàng loạt...xem tiếp

Nguyen Son

Hãy thích ứng với thiên nhiên để sống theo quy luật của nó. Mùa khô làm gì có phù sa nên nước trong xanh là quy luật muôn đời rồi. Hãy chờ mùa nước đổ về có mang phù sa , tất nhiên không còn nhiều như xưa thì nước màu gì thì chờ xem nhé!

Nghia Hiep

chuyện hàng triệu năm nay mới xảy ra thì phải biết đó là hiểm họa rồi, chờ gì mà mưa hay không mưa, chuyện hạn hán đâu phải không có xưa nay ?

Việt Hoàng

mà đất phù sa là của nước người ta người ta giữ lại có gì đâu, tập làm quen đi là vừa. ở miền động nam bộ chỗ tui có cần phù sa gì đâu mà cây cối tốt tươi. quan trọng là phải làm thủy lợi cho tốt thôi

Minhtran1965

Nước biển về thay đổi môi trường. Mai mốt dân mình khỏi phải đi Vũng Tàu tắm biển. Về Cần Thơ ăn hải sản nghe đờn ca tài tử, và sẵn tắm biển ở đó luôn. Tổ chức lễ hội nghinh ông nữa. Có thể có nguồn lợi mới.

Văn Hùng

Mong rằng đất nước ta cũng có đập trữ nước. Để giúp cho nông dân trồng trọt.

Hanh Huong

Biết hiểm hoạ rồi, vậy còn giải pháp thì sao? Làm sao để khắc phục? đó mới là quan trọng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét