Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Bài giảng tuyệt hay dành cho Thủ tướng Phúc

Bài giảng tuyệt hay dành cho Thủ tướng Phúc
Hạnh phúc, bình an, bảo vệ môi trường, y tế, giáo dục... hoàn toàn miễn phí. Hiến pháp quy định ít nhất 60% diện tích đất được phủ bằng cây rừng. Thực tế đạt được 72%, tất cả đều là rừng nguyên sinh. Bao giờ Việt Nam ? 100 năm hay 1000 năm sau ? 


Vương quốc Bhutan (IPA[buː'tɑːn] , phiên âm Tiếng Việt: Bu-tan[2]) là một quốc gia nằm kín trong lục địa tại Nam Á nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Toàn bộ nước này đều là đồi núi ngoại trừ một dải đồng bằng cận nhiệt đới nhỏ ở vũng viễn nam bị phân cắt bởi các thung lũng được gọi là Duars. Độ cao tăng dần từ các đồng bằng cận nhiệt đới lên các đỉnh Himalaya băng tuyết vượt quá 7.000 m (23.000 feet). Nền kinh tế truyền thống của Bhutan dựa trên lâm nghiệpchăn nuôi, và nông nghiệp, nhưng chúng chưa chiếm tới 50% Tổng sản phẩm quốc nội hiện nay bởi Bhutan đã trở thành nước xuất khẩu thủy điện[3]Cây trồngdu lịch, và hỗ trợ phát triển(chủ yếu từ Ấn Độ)[4] hiện cũng giữ vai trò quan trọng. Một cuộc điều tra dân số toàn quốc tiến hành tháng 4 năm 2006 cho thấy nước này có 672.425 người. Thimphu là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất nước.
Bhutan là quốc gia duy nhất trên thế giới nơi nền Phật giáo Kim cương thừa vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Quốc giáo của đất nước này là Truyền thừa Phật giáo Đại thừa - Kim cương thừa Drukpa. Ngôn ngữ chính thức là Dzongkha.
Bhutan theo chế độ quân chủ từ năm 1907. Các dzongkhag khác nhau đã được thống nhất dưới sự lãnh đạo của Trongsa Penlop. Vua Jigme Singye Wangchuck, người từng có một số động thái hướng tới một chính phủ lập hiến, đã thông báo vào tháng 12 năm 2005 rằng ông sẽ thoái vị năm 2008 và nhường ngôi vua cho con trai cả. Ngày 14 tháng 10 năm 2006, ông thông báo sẽ thoái vị ngay lập tức, và con trai ông, Jigme Khesar Namgyal Wangchuck, lên kế ngôi. Tới ngày 22 tháng 4 năm 2007, theo quyết định của hoàng gia cuộc bầu cử nghị viện lần đầu tiên trong lịch sử đất nước được dự định tổ chức vào năm 2008[5].
Các dụng cụ đá, vũ khí và tàn tích của các công trình đá lớn cung cấp bằng chứng cho thấy Bhutan đã có người ở ngay từ năm 2000 trước Công Nguyên. Các nhà sử học đã đưa ra giả thuyết rằng nhà nước Lhomon (dịch nghĩa, "những vùng bóng tối phía nam"), hay Monyul ("Đất đen", một cái tên chỉ Monpa, những dân tộc thổ dân của Bhutan) có thể đã tồn tại trong giai đoạn năm 500 TCN và năm 600 TCN. Những cái tên Lhomon Tsendenjong (Đất nước Gỗ đàn hương), và Lhomon Khashi, hay Mon phía nam (đất nước của bốn lối vào) đã được tìm thấy trong biên niên sử Bhutan và Tây tạng cổ.
Sự kiện sớm nhất được miêu tả trong văn tự tại Bhutan là cuộc viếng thăm của Đại sư Gủru Padmasambhava (Liên Hoa Sinh - cũng được gọi là Guru Rinpoche) ởthế kỷ thứ 8 SCN. Lịch sử giai đoạn sớm của Bhutan không rõ ràng, bởi đa số các bản ghi chép đã bị phá hủy sau vụ hỏa hoạn tàn phá Punakhathủ đô cũ năm 1827. Tới thế kỷ 10, phát triển chính trị tại Bhutan bị ảnh hưởng nhiều bởi lịch sử tôn giáo của họ. Nhiều phụ nhánh Phật giáo xuất hiện và được bảo trợ bởi các lãnh chúa Mông Cổ cũng như Tây Tạng. Sau sự suy tàn của Mông Cổ ở thế kỷ 14, những phụ nhánh đó đã ganh đua với nhau để giành ưu thế tối cao trong chính trị cũng như tôn giáo, cuối cùng dẫn tới thắng lợi của phụ nhánh Drukpa ở thế kỷ 16.
Cho tới thế kỷ 17, Bhutan tồn tại như một nhà nước chắp vá gồm các thái ấp nhỏ khi vùng này được Đức Shabdrung Ngawang Namgyal (1634 - 1651), một hóa thân của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ 4 Kunkhyen Pema Karpo, thống nhất. Để bảo vệ đất nước chống lại các thế lực ngoại xâm, Shabdrung Ngawang Namgyal đã xây dựng một mạng lưới dzong (pháo đài) bất khả xâm phạm và truyền bá một bộ luật (Tsa Yig) giúp đưa các lãnh chúa địa phương về dưới quyền quản lý trung ương. Nhiều dzong trong số đó vẫn còn tồn tại. Sau khi Đức Shabdrung Ngawang Namgyal qua đời năm 1651, Bhutan rơi vào tình trạng hỗn loạn[6]. Lợi dụng tình hình này, người Tây Tạng tấn công Bhutan năm 1710, và một lần nữa năm 1730 với sự giúp đỡ của Mông Cổ. Cả hai cuộc tấn công đều bị đẩy lùi, và một hiệp ước đình chiến được ký kết năm 1759.
Bản đồ Bhutan
Trong thế kỷ 18, vua Bhutan Debraj đem quân tấn công và chiếm đóng vương quốc Cooch Behar ở phía nam. Năm 1772, Dharendra Narayan (1772-1775), vua của Cooch Behar kêu gọi Công ty Đông Ấn Anh giúp họ đẩy lùi người Bhutan, và sau này tấn công chính Bhutan năm 1774. Một hiệp ước hòa bình được ký kết, theo đó Bhutan đồng ý triệt thoái về các biên giới trước năm 1730. Tuy nhiên, hòa bình khá mong manh, và những vụ xô xát biên giới với người Anh vẫn tiếp tục trong một trăm năm sau đó. Cuối cùng những vụ xô xát dẫn tới cuộc Chiến tranh Duar (1864–1865), một cuộc xung đột để giải quyết vấn đề ai sẽ trở thành người quản lý Bengal Duars. Sau khi Bhutan thất bại, Hiệp ước Sinchula được ký kết giữa Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan. Như một phần bồi thường chiến phí, Duars được nhường cho Anh Quốc để đổi lấy khoản thuê Rs. 50.000. Hiệp ước đã chấm dứt tình trạng thù địch giữa Ấn Độ thuộc Anh và Bhutan.
Trong thập niên 1870, những cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe nhóm đối thủ là Paro và Trongsa đã dẫn tới tình trạng nội chiến tại Bhutan, cuối cùng Ugyen Wangchuck nổi lên trở thành ponlop (thống đốc) Tongsa. Từ căn cứ quyền lực của mình tại miền trung Bhutan, Ugyen Wangchuck đánh bại các đối thủ chính trị và thống nhất đất nước sau nhiều cuộc nội chiến và nổi dậy trong giai đoạn 1882–1885.
Năm 1907, một năm mang tính kỷ nguyên với đất nước, Ugyen Wangchuck (1907-1926) được một hội đồng các sư sãi Phật giáo, quan chức triều đình, và lãnh đạo các gia tộc lớn đồng lòng lựa chọn làm vị vua kế vị đất nước. Chính phủ Anh nhanh chóng công nhận nhà nước quân chủ mới, và vào năm 1910 Bhutan ký một hiệp ước dẫn tới việc Anh Quốc "hướng dẫn" quan hệ nước ngoài của Bhutan.
Sau khi Ấn Độ giành độc lập từ Anh Quốc ngày 15 tháng 8 năm 1947, Bhutan trở thành một trong những quốc gia đầu tiên công nhận nền độc lập của Ấn Độ.
Sau khi người Anh rời khỏi vùng này, một hiệp ước tương tự như hiệp ước năm 1910 được ký kết ngày 8 tháng 8 năm 1949 với nước Ấn Độ mới thành lập.
Dzong Trongsa
Sau khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào Tây Tạng năm 1951, vua Bhutan là Jigme Wangchuck (1926-1952) đã đóng cửa biên giới phía bắc và phát triển quan hệ song phương với Ấn Độ. Để giảm thiểu nguy cơ tiếp cận từ phía Trung Quốc, Bhutan tiến hành một chương trình hiện đại hóa được viện trợ nhiều từ phía Ấn Độ. Năm, VuaJigme Dorji Wangchuck (1952-1972) thành lập hệ thống nghị viện quốc gia – một Quốc hội 130 ghế – để tăng cương hơn nữa quá trình dân chủ. Năm 1965, ông thành lập một Hội đồng Tư vấn Hoàng gia, và vào năm 1968 thành lập Nội các. Năm 1971, Bhutan được chấp nhận vào Liên Hiệp Quốc, nước này đã có quy chế quan sát viên từ ba năm trước. Tháng 7 năm 1972Jigme Singye Wangchuck (1972-2006) lên nối ngôi khi 16 tuổi sau cái chết của cha.
Năm 1998, Vua Jigme Singye Wangchuck đưa ra những cải cách chính trị đáng chú ý, chuyển hầu hết quyền lực của mình cho Thủ tướng và cho phép buộc tội nhà Vua khi có đa số hai phần ba từ phía Quốc hội. Cuối năm 2003, Quân đội Bhutan đã tiến hành thành công một chiến dịch quy mô lớn quét sạch những kẻ nội dậy chống Ấn Độ đang hoạt động trong những trại huấn luyện phía nam Bhutan.
Năm 1999, nhà vua cũng dỡ bỏ một lệnh cấm với vô tuyến truyền hình và Internet, khiến Bhutan là một trong những nước cuối cùng sử dụng vô tuyến. Trong bài phát biểu của mình, nhà vua nói rằng vô tuyến truyền hình là một bước quan trọng của chương trình hiện đại hoá Bhutan cũng như là một yếu tố quan trọng đóng góp vào Tổng Hạnh phúc Quốc gia (Bhutan là nước duy nhất đo đếm hạnh phúc) nhưng đã cảnh báo chống lại việc sử dụng vô tuyến truyền hình vào những mục đích sai trái có thể làm phương hại tới các giá trị truyền thống của Bhutan.
Một hiến pháp mới đã được giới thiệu vào đầu năm 2005[7]Tháng 12 năm 2005, Jigme Singye Wangchuck đã thông báo rằng ông sẽ thoái vị nhường ngai vàng cho con trai cả vào năm 2008. Ngày 14 tháng 12 năm 2006, ông đã làm mọi người dân trong nước choáng váng khi thông báo mình sẽ thoái vị ngay lập tức. Con trai cả, Jigme Khesar Namgyel Wangchuck lên ngôi ngay khi vua cha vừa thoái vị.
Dù kinh tế Bhutan là một trong những nền kinh tế nhỏ nhất thế giới, nó có tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng ở mức khoảng 8% năm 2005 và 14% năm 2006. Tới tháng 3 năm 2006, thu nhập trên đầu người của Bhutan đạt 1.321 dollar Mỹ, cao nhất tại Nam Á. Tiêu chuẩn sống tại Bhutan đang tăng dần và hiện cũng ở mức cao tại Nam Á.
Nền kinh tế nhỏ của Bhutan phụ thuộc vào nông nghiệplâm nghiệp, và việc bán thủy điện cho Ấn Độ. Nông nghiệp là phương tiện sinh sống của hơn 80% dân số. Hoạt động nông nghiệp chủ yếu là canh tác và chăn nuôi gia súc. Các sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm dệt và các sản phẩm thủ công tôn giáo phục vụ việc thờ cúng trong gia đình là một ngành công nghiệp nhỏ và một nguồn thu nhập cho một số dân cư. Với sự đa dạng địa hình từ đồi núi cho tới những dãy núi gồ ghề khiến việc xây dựng đường xá, và các cơ sở hạ tầng khác, trở nên khó khăn và đắt đỏ. Điều này, và sự thiếu hụt đường tiếp cận ra biển, khiến Bhutan chưa bao giờ có thể thu lợi đúng mức từ việc buôn bán các sản phẩm do nó làm ra. Hiện tại Bhutan không có một hệ thống đường sắt, dù Indian Railways đang có kế hoạch nối miền nam Bhutan với mạng lưới đường sắt rộng lớn của nó theo một thỏa thuận được ký tháng 1 năm 2005[8]. Những con đường thương mại lịch sử qua dãy núi cao Himalayas, nối Ấn Độ với Tây Tạng, đã bị đóng cửa từ năm 1959 khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Tây Tạng (dù hoạt động buôn lậu vẫn đưa hàng hóa từ Trung Quốc vào Bhutan).
Lĩnh vực công nghiệp còn nhỏ bé, sản phẩm làm ra theo kiểu công nghiệp gia đình. Đa số các dự án phát triển, như xây dựng đường xá, phụ thuộc vào nguồn nhân công thuê từ Ấn Độ. Sản phẩm nông nghiệp gồm gạo, ớt, các sản phẩm sữa, kiều mạch, lúa mạch, cây lấy rễ, táo và cam quýt cùng ngô ở những nơi có độ cao thấp. Các ngành công nghiệp gồm xi mănggỗ, chế biến hoa quả, đồ uống có còn và calcium carbide.
Đồng tiền tệ Bhutan, đồng ngultrum, được ấn định tỷ giá theo đông Rupee Ấn Độ. Đồng rupee cũng được coi là đồng tiền tệ chính thức trong nước. Thu nhập từ Nu100.000 mỗi năm sẽ bị đánh thuế, nhưng rất ít người đạt mức thu nhập này. Tỷ lệ lạm phát tại Bhutan được ước tính khoảng 3% năm 2003. Bhutan có Tổng sản phẩm quốc nội khoảng 2.913 tỷ USD (đã được quy đổi theo Sức mua tương đương), là nền kinh tế đứng thứ 162 trên thế giới. Thu nhập trên đầu người khoảng 1.400 dollar (€1.170), xếp hạng 124. Tổng nguồn thu chính phủ đạt $146 triệu (€122 triệu), dù số chi lên tới $152 triệu (€127 triệu). Tuy nhiên, 60% chi tiêu ngân sách được Bộ ngoại giao Ấn Độ cung cấp[9]. Xuất khẩu của Bhutan, chủ yếu là điện, bạch đậu khấuthạch caogỗ, đồ thủ công, xi măng, hoa quả, đá quý và gia vị, tổng cộng $154 triệu (€128 triệu) (ước tính 2000). Tuy nhiên, nhập khẩu lên tới $196 triệu (€164 triệu), dẫn tới tình trạng thâm hụt thương mại. Các sản phẩm nhập khẩu chính gồm nhiên liệu và dầu nhờnngũ cốcmáy, xe cộ, sợi và gạo. Các đối tác thương mại chính của Bhutan là Ấn Độ, chiếm 87.9% hàng xuất khẩu. Bangladesh (4.6%) và Philippines (2%) cũng là hai đối tác xuất khẩu khác. Bởi biên giới với Tây Tạng đã bị đóng cửa, thương mại giữa Bhutan và Trung Quốc hiện không tồn tại. Các đối tác nhập khẩu của Bhutan gồm Ấn Độ (71.3%), Nhật Bản (7.8%) và Áo (3%).
Đáp trả lời buộc tội năm 1987 của một nhà báo Anh Quốc trên tờ Financial Times rằng tốc độ phát triển tại Bhutan còn thấp, nhà Vua đã nói rằng "Tổng Hạnh phúc Quốc gia còn quan trọng hơn Tổng Sản phẩm Quốc nội"[10]. Lời tuyên bố này dường như đã đi trước những khám phá gần đây của các nhà tâm lý học kinh tế phương Tây, gồm cả người đoạt giải thưởng Nobel năm 2002 Daniel Kahneman, rằng vấn đề về sự liên quan giữa mức độ thu nhập và hạnh phúc. Nó cho thấy sự cam kết của nhà Vua trong việc xây dựng một nền kinh tế thích hợp cho nền văn hóa độc nhất của Bhutan, dựa trên các giá trị tinh thần Phật giáo, và là định hướng thống nhất cho nền kinh tế. Ngoài ra, chính sách dường như đã gặt hái được những kết quả mong muốn bởi trong một cuộc khảo sát gần đây do Đại học Leicester [2] tại Anh Quốc tổ chức, Bhutan được xếp hạng là địa điểm hạnh phúc thứ 8 trên thế giới [3].
Chính trị Bhutan theo cơ cấu quân chủ chuyên chế đang phát triển trở thành một nền quân chủ lập hiến. Năm 1999, đức vua thứ 4 của Bhutan đã lập lên một cơ cấu mười thành viên gọi là Lhengye Zhungtshog (Hội đồng Bộ trưởng).Vua Bhutan là nguyên thủ quốc giaQuyền hành pháp thuộc hội đồng bộ trưởng. Quyền lập pháp thuộc cả chính phủvà Quốc hội. Hiện đất nước đang chuẩn bị cho một sửa đổi mang tích lịch sử khi nền dân chủ nghị viện đang được đặt kế hoạch trở thành hiện thực vào năm 2008, những công việc đang được tiến hành và các đảng chính trị được phép hoạt động. Quyền tư pháp thuộc tất cả các tòa án Bhutan. Chánh án là lãnh đạo hành chính của tư pháp.
Đồng tiền giấy Ngultrums hiện nay của Bhutan hiện đang được sửa đổi và loại tiền mới sẽ được phát triển thay thế loại cũ. Hiện tại, đồng một và năm Mgultrum đã được đưa ra. Những đồng tiền xu cũng được sử dụng nhiều tại Bhutan.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét