Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Sao nghề công chức lúc nào cũng 'hot'?

Sao nghề công chức lúc nào cũng 'hot'?
- Công việc nhàn hạ, ít áp lực, tràn trề cơ hội để xài đồ chùa là những ma lực vô cùng hấp dẫn đối với công chức nhà nước, xưa nay chỉ có người xin ra khỏi biên chế chứ rất hiếm người bị chính những người ra quyết định tuyển dụng mình sa thải.

Các kỳ thi tuyển công chức luôn đông người đăng ký. Ảnh chụp tại 
ngày thi tuyển vào Bộ Nội vụ, tháng 1/2013. Ảnh: Lê Anh Dũng
Nước Mỹ với diện tích gần 10 triệu cây số vuông, 315 triệu dân, quản lý khối lượng GDP khổng lồ 16.000 tỷ USD, nhưng chỉ có 1 phó tổng thống và 1,8 triệu công chức. Anh quốc chỉ có khoảng 700.000 công chức. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng không thể không ngẫm và nghĩ đến nước ta. 90 triệu dân, với diện tích chỉ xấp xỉ 330 ngàn cây số vuông, GDP chỉ bằng 1,25% của Mỹ nhưng có đến 2,8 triệu công chức và hơn trăm thứ trưởng, chưa kể các hàm tương đương.

Những con số chuyển tải một thực tế rằng, công chức (nhân viên nhà nước nói chung) đang là một nghề “hot” nhất trong mọi ngành nghề ở VN. Vì sao vậy?

Động lực của tấm vé ‘biên chế’

Câu truyền một người làm quan, cả họ được nhờ lý giải phần nào xu hướng người Việt nhắm mục đích học không để hiểu biết, nâng cao dân trí mà học để… làm quan, đổi đời.

Đó cũng là mong muốn chính đáng, nhưng ẩn sâu bên trong là một động lực ghê gớm khiến không ít người đeo bám bằng được một tấm vé mang tên “biên chế” làm cho bộ máy nhà nước liên tục phình ra khi quỹ lương ngày càng teo lại.

Hệ quả có một thế hệ chỉ muốn làm thầy, không ai chấp nhận làm thợ, và rõ ràng chính mục đích đó quyết định đến động lực vào nhà nước là để thỏa mãn nhu cầu cá nhân trước khi nghĩ đến việc sẽ phục vụ ai đó, công bộc của ai đó.

Không biết từ đâu và khi nào đã xuất hiện câu nói “tay cầm quyết định đời đời ấm no” khi nói về nghề công chức. Ấm no bởi dù có mưa gió bão bùng, động đất hay khủng bố gì chăng nữa nhà nước vẫn bao cấp cho công chức một mức lương “không thể chết”.

Rồi công việc nhàn hạ, ít áp lực, tràn trề cơ hội để xài đồ chùa là những ma lực vô cùng hấp dẫn đối với công chức nhà nước, xưa nay chỉ có người xin ra khỏi biên chế chứ rất hiếm người bị chính những người ra quyết định tuyển dụng mình sa thải.

Bởi, để sa thải một công chức là việc đầy khó khăn do phải theo quy trình vô cùng rối rắm, phải thông qua ngót chục cuộc họp, bàn, xét…từ địa phương đến trung ương, chưa kể thời hạn và thời hiệu xử lý kỷ luật là những “phút bù giờ” quý giá.

Bối cảnh kinh tế khó khăn, eo hẹp về cơ hội việc làm ở khu vực tư nhân khiến công việc trong khu vực nhà nước như một sự lựa chọn thượng sách của không ít bạn trẻ khi tốt nghiệp.

Mác công chức nhà nước được xem như là chiếc kén vô cùng kiên cố, thách thức mọi điều kiện trong khi những người lao động trong khu vực tư nhân vừa làm vừa nơm nớp lo mất việc.

Tâm lý này khiến không ít tài năng thui chột khi họ không dám đương đầu với thử thách để đón nhận cơ hội từ khu vực tư nhân, điều này xuất phát từ đặc tính cố hữu của con người và văn hóa phương Đông, luôn trọng tính ổn định, e ngại thử thách.

Theo tính toán, Việt Nam là một trong những nước có năng suất lao động thấp nhất thế giới, đến 2038 năng suất lao động của chúng ta mới bằng Philippines, năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan, Malaysia có năng suất lao động gấp 6,6 lần Việt Nam hiện tại.

Khó có thể kết luận được rằng quyền lựa chọn công việc nào cho tương lai là sai hay đúng, tuy nhiên thực trạng xã hội đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự mất cân bằng trong bố trí nguồn lực lao động. Đây là một yếu tố không nhỏ cản trở sự phát triển của đất nước.

Thạc sĩ Trương Khắc Trà
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/275015/sao-nghe-cong-chuc-luc-nao-cung--hot--.html

  • Tác giả bài viết chưa phân biệt ai là công chức, ai là viên chức nên có một số đánh giá chưa chính xác khi so sánh tỷ lệ công chức với dân số. Thực chất, số lượng công chức của Việt Nam chưa đến 300.000 người, chứ không phải 2,8triệu người. Từ công chức được dùng khá thoải mái ở trên báo chí mà không rõ nội hàm. 
    Lê Anh Tuấn 10 giờ trước7Trả lời
    • viết chuẩn quá Báo ơi...
      hoàng tuấn0Trả lời
      • Tôi công tác tại Đà Nẵng, tôi thấy làm công chức không hẳn là nhàn hạ và cũng không ít áp lực như tác giả nói. Có lẽ những ai vào cơ quan nhà nước với mục đích vụ lợi sẽ thấy nhàn hạ. Tại cơ quan tôi và tại Đà Nẵng, chúng tôi và người dân đang nỗ lực từng ngày từng giờ trong việc kiến thiết thành phố. Xin cảm ơn ! 
        Cường An24Trả lời
          • @Cường An: nói như bạn vậy chắc công chức ở Mỹ không bao giờ làm hết việc? 2,8tr/1,8tr với 200tyusd/16.000tyusd thật vô lý
            Năm Ngọc2Trả lời
          • Nói tinh giản biên chế nhưng ăn thua gì so với tuyển dụng.
            Doan chi hao12Trả lời
            • Bài viết của tác giả quá hay. Phản ánh đúng thực trạng hiện nay.
              Dương Lê Ước An19Trả lời
              • Trong cơ quan, có nhiều người rất nhiều công việc, ngược lại cũng có nhiều người chủ yếu ngồi chơi, xơi nước. Nếu cứ nói công chức là nhàn hạ thì đánh đồng tất cả, là quan điểm chưa thật sự thấu đáo. Để giảm số lượng công chức trước hết là tinh gọn càng phòng ban trong các sở, ngành trước sau đó mới giải quyết được vấn đề tinh gọn biên chế, còn như hiện tại thì bó tay. vì phòng ban nhiều giảm biên chế thì mỗi phòng còn lại có trưởng và phó thì ai làm nhân viên. 
                Thinh Vuvan35Trả lời
                • Tôi đang được hưởng phụ cấp trách nhiệm Kế toán trưởng 0,2 *1150 bạn nào có nguyện vọng tôi bàn giao lại cho
                  phamdong0Trả lời
                  • Tôi tán thành nội dunh bài viết,nhưng không phải ai cũng nhàn hạ đâu bạn ạ. Chỉ có con ông, cháu cha ngồi ghế cao mới không chịu áp lực thôi.
                    Quân Vũ Văn17Trả lời
                    • Kiếm đâu ra công chức "làm việc tận tụy, ngày đêm và trăn trở với công việc vì nước vì dân" vậy ông Đỗ Huệ? Ông vừa từ Sao Hỏa xuống đây chơi à?
                      Vinh Nguyen1Trả lời
                      • Bài viết rất hay! Đất nước không phát triển được có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân bộ máy hành chính cồng kềnh, năng lực yếu, hoạt động không hiệu quả và tham nhũng.
                        nguyen toan17Trả lời
                        • Một cơ chế không minh bạch, không nghiêm khắc, không cân đối giữa TRÁCH NHIỆM và LỢI ÍCH, nó sẽ tạo nên thực tế này thôi. Cách để thay đổi có lẽ nhiều người biết. Nhưng áp dụng nó: như tự cắt tay mình !!!!!!!
                          Nông Dân9Trả lời
                          • Thứ nhất, tôi đồng ý là có những điểm hạn chế trong chế độ tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức hiện nay, nhất là hiện tượng con ông cháu cha. Nhưng thứ hai, tôi không đồng tình với quan điểm cho rằng nghề công chức là nhàn ...
                            Đỗ Hụê22Trả lời
                              • @Đỗ Hụê: bài báo hoàn toàn khách quan đấy bạn ah. Bạn hãy về với hành tinh của bạn đi. Cái gọi là tận tụy vì nước vì dân mà bạn nói chắc cả nước cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay so với con số 2.8triệu công chức. Nói thật ...
                                Doan chí hào3Trả lời
                                • @Đỗ Hụê: Xin lỗi bạn trước nha, những điều bạn nói là có (chứ không phải không). Nhưng rất ít, chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể. Cả nhà mình làm công chức cả (Thi kì thi công chức hẳn hoi), chi một mình mình làm cho doanh nghiệp ...
                                  Liem Nguyen Quang21Trả lời
                                  • @Đỗ Hụê: bạn ở trên mây hoặc bạn chưa làm nhà nước bao giờ
                                    Lê văn minh9Trả lời
                                    • @Đỗ Hụê: Kiếm đâu ra công chức "làm việc tận tụy, ngày đêm và trăn trở với công việc vì nước vì dân" vậy ông Đỗ Huệ? Ông vừa từ Sao Hỏa xuống đây chơi à?
                                      Vinh Nguyen19Trả lời
                                    • Đúng như bài báo đã nói và phân tích. Đi làm tư nhân áp lực rất nhiều, tiền kiếm ra đo bằng sức lao động, cống hiến để phát triển doanh nghiệp. Còn công chức chưa chắc, và khi vào công chức rất yên tâm với nghề này, áp lực ít ...
                                      hoang dong nguyen29Trả lời
                                      • Khâu quản lý quá yếu kém nên mới sinh ra như vầy
                                        Nguyễn Văn Như15Trả lời
                                        • Năm 1987, quỹ lương do nhà nước giao thấp, các cơ quan trong tỉnh tôi đã phải giao chỉ tiêu nghỉ tự tuc cho các phòng ban trong Sở, anh nào có việc làm thêm bên ngoài đều xung phong nghỉ để cải thiện, người nào làm những công việc hệ...
                                          Trần Ngọc7Trả lời
                                          • Bài viết hay. Cảm ơn tác giả đã đưa những bất cập xhoi. Mong nhà nước mình có cơ cấu hợp lý.
                                            Hoang Tuan

                                          Không có nhận xét nào:

                                          Đăng nhận xét