Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

Muốn trở về thời Trung Cổ hãy sang Việt Nam

Muốn trở về thời Trung Cổ hãy sang Việt Nam
“Việt Nam, nơi mà với người Séc chúng ta, đang vận hành một cỗ máy không thể nào hiểu nổi hỗn tạp giữa chủ nghĩa cộng sản với chủ nghĩa tư bản tàn nhẫn nhất, được biết đến chủ yếu qua một kỳ quan thế giới  – Vịnh Hạ Long. Nhưng ở đất nước này còn có điều ít được thiên hạ nói đến, rằng tại đây, trên những vùng núi cao người ta vẫn còn đang sống như ở thời trung cổ, trong những túp lều tranh trên nền đất và bên những đống lửa. Nơi mà phụ nữ cố tình nhuộm răng đen và nơi mà người dân kể cả khi lao động trên những cánh đồng vẫn mặc những bộ trang phục thêu thùa bằng tay đẹp tuyệt vời và làm cho ta nhớ lại người da đỏ ở trung Mỹ cách đây hai thế kỷ”, Zdenĕk Porkert mở đầu bài viết với đầu đề: “Muốn trở về thời trung cổ? Hãy sang thăm Việt Nam”.
5
Nhật báo Lidové noviny trong chuyên mục du lịch có bài viết của tác giả Zdenĕk Porkert, chia sẻ về những trải nghiệm của mình qua những lần tới Việt Nam.


Theo ông Zdenĕk Porkert, một người già đã nghỉ hưu ham mê du lịch và thời gian cuối năm nào cũng sang Việt Nam, thì đây là đất nước an ninh rất tốt nhưng chỉ lý tưởng cho những người hay nhóm đi lẻ. “Chắc chắn là không phù hợp cho những tour lớn đông người”, Zdenĕk Porkert nhận xét và bổ sung, là du khách ngoại quốc được đi lại tương đối tự do.

Du khách nước ngoài thăm làng Chăm, ở xã Châu Phong, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (ảnh Nguyen Hong)
Du khách nước ngoài thăm làng Chăm, ở xã Châu Phong, 
huyện Tân Châu, tỉnh An Giang (ảnh Nguyen Hong)

“Nhưng nói chung, là không nên tìm cách nói chuyện chính trị với người Việt Nam. Vì ở đây trên cả những tấm pa- nô quảng cáo của ví dụ hãng điện thoại di động tư nhân cũng nhìn thấy biểu tượng búa liềm hay hình Hồ Chí Minh”, tác giả cho biết “tại Việt Nam được hiểu đó là Bác Hồ, người giải phóng dân tộc”. “Người Việt Nam không bao giờ chiến đấu vì chủ nghĩa cộng sản. Người Việt Nam đã quá ngán với dân China, Pháp, Nhật và cả Mỹ. Họ muốn có đất nước của mình. Và Hồ Chí Minh đã mang về cho họ điều đó. Người ta không cần biết nó nằm dưới biểu tượng gì”, Zdenĕk Porkert giải thích.

“Hơn nữa, vì ở nước ta có cộng đồng thiểu số người Việt Nam đông đúc, thì cũng là cơ hội tốt để tìm hiểu nơi xuất xứ của họ. Rồi chúng ta sẽ hiểu, vì sao ở nước ta mọc lên các quầy hàng, tiệm tạp hóa của người Việt Nam”, tác giả kết luận.

6-898398-1376121365_500x0
du-lich-nong-thon-vietnam
3-1423897375_660x0
David Nguyen- Lidové noviny
(Dân News)
http://kygia.net/bao-sec-viet-muon-tro-ve-thoi-trung-co-hay-sang-viet-nam/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét