Lãnh đạo Đảng muốn cân bằng mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Dường như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã sẵn sàng cam kết tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực, trừ nhân quyền! Ý thức được sự lớn mạnh của Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng phát biểu rằng Hoa Kỳ là lực lượng cần thiết cho sự ổn định tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.HÀ NỘI – Tuần tới, người lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ có chuyến đi tới Washington để gặp gỡ tổng thống Obama nhằm giải quyết vấn đề đầy gai góc – Việt Nam nên tiến gần lại với Mỹ ở mức nào?
Những người từng gặp Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cho biết câu hỏi này đã khiến ông thao thức trong hàng năm trời. Thân với Mỹ thì sẽ chọc giận Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ của Việt Nam ở phương Bắc. Việc này cũng có thể làm loãng đường lối cứng rắn của Bộ Chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, với việc Trung Quốc ngày càng hung hăng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Hoa Đông, thì giới quan sát đang có kết luận rằng ông Trọng có rất ít sự lựa chọn ngoài việc quay sang dựa vào một đồng minh mạnh như Hoa Kỳ để đối mặt với sự gây hấn của Trung Quốc trong khu vực.
“Việc chính ông Trọng, người bảo vệ lý tưởng của đảng, đang có kế hoạch đến Mỹ đã chỉ ra rằng Việt Nam đang thực hiện việc tái cân bằng chiến lược,” giáo sư Jonathan London thuộc trường City University of Hong Kong cho biết.
Chuyến thăm từ ngày 7/7 đến ngày 9/7 của ông Trọng bề ngoài là để kỷ niệm 20 năm hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao kể từ năm 1995, hai thập kỷ sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam. Bước đột phá đó và sự ra đời của hiệp định thương mại tự do ký kết vài năm sau đó được coi là sự tác động đến những sự kiện về sau này tại Việt Nam. Trong bài phát biểu ngắn gọn trước một nhóm các nhà báo nước ngoài vào thứ Sáu vừa qua, ông Trọng nói rằng ông hy vọng chuyến viếng thăm Hoa Kỳ sẽ dựa vào sự phát triển mà từ đó “chúng ta có thể bỏ lại quá khứ ở phía sau và tiến về phía trước.”
Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton hiện tại cũng đang ở Việt Nam nhằm đánh dấu sự kiện này, trong khi Việt Nam đang là một trong những quốc gia hợp tác với Mỹ nhằm ký kết hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương.
Một số lãnh đạo khác của Việt Nam cũng đến Hoa Kỳ trong những năm gần đây, nổi bật nhất là thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng - người được coi là có đầu óc cải cách.
Tuy nhiên trong vài năm gần đây, ông Trọng, nay đã 71 tuổi, chỉ tập trung giữ mối quan hệ với Trung Quốc. Đây thực sự là một hành động cân bằng đầy khó khăn. Bản sắc dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với ý tưởng rằng Việt Nam không phải là Trung Quốc. Trẻ con Việt Nam từ lúc còn bé đã được dạy về cuộc nổi dậy của những người yêu nước như Hai Bà Trưng nhằm chống lại ách thống trị của Trung Quốc vào năm 40 sau Công nguyên.
Cùng thời điểm này, nền kinh tế của Việt Nam đang gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc. Thương mại giữa hai quốc gia ước tính khoảng 60 tỉ USD một năm, đó là động lực cực kỳ quan trọng giúp nước giữ mối giao hảo.
Đây là nhiệm vụ rất khó khăn, tuy nhiên vào tháng Tư vừa qua ông Trọng đã đến Bắc Kinh nhằm cứu vãn mối quan hệ sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoàn vào vùng biển mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Việc này đã gây ra sự bế tắc trên đường biển hàng tháng trời và hàng loạt các vụ bạo động chống Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng cuộc gặp gỡ này đã thuyết phục một số quan chức còn lưỡng lự trong Đảng Cộng sản Việt Nam trước việc cởi mở hơn với Mỹ, tương tự một số quốc gia như Myarmar và Philippines đã cố gắng giảm thiểu sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc gần đây.
Động thái của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo trong vùng tranh chấp trên biển Đông làm dấy lên mối lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ sử dụng quân đội nhằm tuyên bố chủ quyền. Việc cải tạo này cũng nhằm đánh động đến các quan chức Hoa Kỳ, những người vốn lo ngại về những trở ngại tiềm năng lên các tuyến đường vận chuyển.
Trong bài phát biểu bằng văn bản trước tờ Wall Street Journal, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng ông hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục chính sách trục tại châu Á, ông miêu tả kẻ thù cũ của Việt Nam là một lực lượng gìn giữ sự ổn định tại khu vực này. Ông Trọng cũng hoan nghênh động thái của Mỹ trong những năm gần đây nhằm thúc đẩy giải pháp hòa bình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại vùng biển Đông, nơi mà Trung Quốc, Việt Nam và một số quốc gia khác đều tuyên bố vùng biển đó thuộc chủ quyền của mình.
“Chúng ta đều nhận thức được vị trí chiến lược của vùng biển Đông,” ông Trọng ám chỉ vùng biển đang có tranh chấp theo cách gọi của Việt Nam, và nói rằng việc tự do điều hướng chính là vấn đề mà các quốc gia quan tâm. Ông cũng cảnh báo việc quân sự hóa tại khu vực này, và thúc giục Washington giúp giữ nguyên hiện trạng.
“Sự hung hăng của Trung Quốc tại vùng biển đang có tranh chấp thực sự là lời kêu gọi thức tỉnh đối với phần lớn phần tử bảo thủ trong Bộ Chính trị Việt Nam,” ông London cho biết. “Không ai muốn bị xem là người mong Việt Nam kết thân với Trung Quốc khi mà mối quan hệ đó không dựa trên thực tế và sự tôn trọng lẫn nhau.”
Việt Nam cũng đã mở cửa nền kinh tế từ lâu, chủ yếu là nhằm tăng trưởng nhanh hơn nhưng cũng để thu hút sự cổ vũ từ những quốc gia đầu tư chủ yếu cho Việt Nam như Nhật Bản và Hàn Quốc. Tập đoàn điện tử Samsung chiếm khoảng 1/5 lượng xuất khẩu của Việt Nam. Và cuối tuần trước, Việt Nam đã tuyên bố kế hoạch xóa bỏ giới hạn công ty thuộc chủ sở hữu nước ngoài niêm yết trên sàn chứng khoán của nước này. Ông Trọng cũng nói rằng Việt Nam đặt mục tiêu tăng tốc độ thay đổi bằng việc đưa ra những cải cách dựa vào thị trường và nâng cao cơ sở hạ tầng.
Adam McCarty, chief economist (chuyên gia kinh tế cấp cao) tại Mekong Economics ở Hà Nội, chia sẻ rằng Việt Nam đang cố gắng biến bản thân thành một bánh răng quan trọng trong chuỗi sản xuất hàng hóa toàn cầu. Và trong khi điều này có thể làm gia tăng những bất ổn bởi Việt Nam đang trở nên dễ bị tổn thương vì phải thay đổi để áp ứng nhu cầu và chu kỳ sản xuất, “bề nổi phát triển nhanh hơn nhiều,”.
Trong khi đó, Hoa Kỳ bắt đầu nhận ra rằng chuyến thăm lần này của ông Trọng là cơ hội để mở rộng mức ảnh hưởng cũng như xoáy sâu hơn chính sách trục của chính quyền Obama vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Cuộc hội kiến với tổng thống Obama là đặc biệt quan trọng; thường thì những cuộc gặp gỡ kiểu này chỉ dành riêng cho người đứng đầu nhà nước hoặc chính phủ. Chuyến viếng thăm lần này của ông Trọng là bước tiếp theo sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter vào tháng Sáu vừa qua. Tại đây, ông cho biết, từ phía quan điểm của Việt Nam, có rất nhiều điều đúng đắn liên quan đến định hướng tự do tại vùng biển Hoa Đông.
Ban nhạc quân đội của Việt Nam đã đáp lại tình cảm này bằng màn biểu diễn quốc ca Mỹ “The Star-Spangled Banner.”
James Hookway
Athena, cộng tác viên Dân Luận, chuyển ngữ
Theo Wall Street Journal
(Dân Luận)
https://www.danluan.org/tin-tuc/20150705/james-hookway-lanh-dao-dang-cua-viet-nam-muon-can-bang-moi-quan-he-giua-hoa-ky-va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét