Kết thúc G7: Nga thách thức, Trung Quốc phản đối
TT Putin của Nga tỏ thái độ thách thức khi ông tuyên bố rằng "Xin mời mọi người mở bản đồ thế giới ra và ghi dấu các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ để so sánh với Nga thì sẽ biết ai là hùng mạnh hơn". Gần đây Nga cho các máy bay chiến lược tầm xa có khả năng mang bom Nguyên tử bay vào sâu trong không phận Hoa Kỳ ở Alaska và vùng ranh giới Hoa Kỳ, Canada cũng như bay trên Biển Đông và được tiếp tế xăng từ căn cứ Cam Ranh của VN. VietPress USA (09-6-2015): Hôm Thứ Ba 09-6-2015, Bộ Ngoại giao Trung quốc lên tiếng bác bỏ nội dung Bản Thông Cáo Chung của Hội Nghị G7 vừa kết thúc jhôm qua 08-6 tại Đức. Bản Thông cáo chung của Hoa Kỳ và các quốc gia công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ký kết sau 2 ngày họp thượng đĩnh tại khu nghỉ mát Schoss Elmau ở Đức gồm các điểm chính sau đây:
- Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama và các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu đồng ý tiếp tục siết chặt các biện pháp chế tài trừng phạt kinh tế đối với Nga nếu nước này không chịu thi hành Hiệp Định Minsk được Nga cùng ký kết tại Belarus để đình chiến và rút quân ra khỏi Miền Đông Ukraine và Nga buộc phải tôn trọng chủ quyền của Ukraine. Các nước Liên hiệp Châu Âu trong khối G7 tán thành việc triển hạn những biện pháp chế tài sẽ hết hạn trong vòng hai tháng tới. Như vậy sau khi hết tháng 7-2015, đợt chế tài trừng phạt kinh tế Nga sẽ tiếp tục cho đến khi TT Vladimir Putin phải tuân theo Hiệp Định Minsk.
Thông Cáo Chung G7 viết rằng: "Các đối tác Châu Âu của chúng ta đã tái khẳng định là họ sẽ duy trì các biện pháp chế tài đối với Nga cho tới khi nào hiệp định Minsk được thực thi một cách đầy đủ. Điều này có nghĩa là những biện pháp chế tài của Liên hiệp Châu Âu nhắm vào các khu vực kinh tế Nga sẽ tiếp tục được áp dụng sau tháng 7."
- Hội nghị G7 tại Đức đã thảo luận đặc biệt đến vấn đề nạn khủng bố của tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo và các nhóm khủng bố liên quan. Cuộc họp hôm thứ hai của các nước trong khối G7 đã mở rộng mời thêm lãnh đạo của các nước Phi Châu và Trung Đông đang đối đầu với nạn khủng bố ISIS và Boko Haram.
Tổng thống Obama đã hội đàm với Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi, sau khi Iraq để thành phố Ramadi thất thủ về tay ISIS mà Thủ Tướng Iraq nói đó cỉ là thoái bộ tạm thời.
TT Obama đã bàn với Thủ Tướng Iraq về việc tăng cường các biện pháp quân sự và cho hay Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh huấn luyện quân sự cho Iraq. Tuy nhiên TT Obama nói "Chúng tôi chưa có một chiến lược hoàn toàn bởi vì nó cũng đòi hỏi những cam kết của người Iraq đối với vấn đề là việc tuyển mộ được thực hiện như thế nào để chương trình huấn luyện được áp dụng hữu hiệu ra sao."
- Trong thông cáo kết thúc hội nghị thượng đỉnh ở Đức hôm thứ Hai 08-6, các nhà lãnh đạo của các nước công nghiệp hàng đầu thế giới bày tỏ quan tâm về những căng thẳng trên biển ở Châu Á - Thái Bình Dương, và kêu gọi tất cả các bên hãy tôn trọng luật pháp quốc tế.
Bản thông cáo chung của nhóm G7 viết “Chúng tôi mạnh mẽ chống dối việc dùng biện pháp hăm dọa, cưỡng ép hay vũ lực, cũng như bất cứ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như những dự án cải tạo đất quy mô lớn”.
Tuyên bố đó được coi là một sự chỉ trích đối với việc Trung Quốc xây những hòn đảo nhân tạo để tìm cách khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của họ trên Biển Đông một cách phi pháp.
Trung Quốc hôm nay Thứ Ba 09-6 đã lên tiếng kịch liệt đả kích Nhóm G 7 về những phát biểu mà Bắc Kinh mô tả là “vô trách nhiệm” liên quan tới những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trung quốc vẫn khẳng định rằng việc cải tạo đất lấp các bãi đá cạn để tạo ra các Phi trường và căn cứ trên Biển Hoa Nam tức Biển Đông là thuộc chủ quyền chính đáng của Trung quốc và là vấn đề nội bộ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ thông cáo của nhóm G7 là “hoàn toàn không đúng sự thật”.
Trung Quốc đã cải tạo đất, xây phi đạo và các cấu trúc hạ tầng tại quần đảo Trường Sa, quần đảo mà nhiều nước khác cũng tuyên bố có chủ quyền, kể cả Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Vùng biển này được coi là giàu tài nguyên thiên nhiên và là một tuyến hàng hải chủ yếu của thương mại quốc tế. Hoa Kỳ đã mạnh mẽ cảnh báo Trung quốc rằng đó là những vi phạm đường hàng hải huyết mạch quốc tế và rằng trong đo có quyền lợi của Hoa Kỳ.
Trong khi đó TT Putin của Nga tỏ thái độ thách thức khi ông tuyên bố rằng "Xin mời mọi người mở bản đồ thế giới ra và ghi dấu các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ để so sánh với Nga thì sẽ biết ai là hùng mạnh hơn". Gần đây Nga cho các máy bay chiến lược tầm xa có khả năng mang bom Nguyên tử bay vào sâu trong không phận Hoa Kỳ ở Alaska và vùng ranh giới Hoa Kỳ, Canada cũng như bay trên Biển Đông và được tiếp tế xăng từ căn cứ Cam Ranh của VN.
Hoa Kỳ và các thành viên khác của khối G7 cũng cảnh báo Nga là họ sẵn sàng áp dụng dụng thêm những biện pháp chế tài mạnh mẽ nếu Nga không tôn trọng chủ quyền của Ukraine và giảm bớt các hoạt động quân sự đưa quân và vũ khí vào Ukraine.
Phát biểu vào lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh hai ngày ở Đức, ông Obama nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin cần phải có một quyết định. TT Barack Obama nói rằng: "Phải chăng ông ấy tiếp tục muốn phá nát nền kinh tế của đất nước và tiếp tục làm cho Nga bị cô lập qua việc theo đuổi một ước muốn sai lầm là xây dựng lại những vinh quang của đế quốc Xô Viết? Hay là ông ấy thừa nhận rằng sự vĩ đại của Nga không lệ thuộc vào việc vi phạm chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của những nước khác?"
Tổng thống Obama nêu bật những cố gắng của ông để đạt được những hiệp định thương mại qui mô lớn với các đối tác ở cả Thái Bình Dương lẫn Đại Tây Dương. Ông cũng kêu gọi Liên hiệp Châu Âu giúp giải quyết vụ khủng hoảng nợ của Hy Lạp.
Về phía Phi Châu, Hội Nghị G7 cũng đã mời Tổng thống Nigeria Muhammadu Buhari đến để nói về những nỗ lực của chính phủ ông nhằm chống lại nhóm hiếu chiến Boko Haram.
Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf cũng tham gia cuộc thảo luận về những bài học của vụ bộc phát dịch Ebola ở Tây Phi. Các nhà lãnh đạo G7 cam kết sẽ ra sức ngăn ngừa để cho những vụ bộc phát dịch bệnh trong tương lai không trở thành những trận đại dịch với việc cung cấp những sự trợ giúp cho 60 quốc gia, kể các các nước trong vùng Tây Phi.
Hạnh Dương, dịch và tổng hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét