Cuộc sống "trần trụi" của cô gái chuyển giới ở Sài Gòn
Đặt tên cho bộ ảnh là "Cãi mụ", chàng sinh viên năm cuối Khoa nhiếp ảnh trường ĐH Sân khấu điện ảnh TP.HCM đã lột tả được cuộc sống "trần trụi" của cô gái chuyển giới Trần An Vi qua những bức ảnh đầy cảm xúc, được thực hiện trong suốt 1 năm.
Để có được thân hình “nữ tính” như hiện tại thì cô phải thường xuyên tiêm “hóc-môn” nữ (hormone estrogen). Việc này phải duy trì đến suốt đời với tần suất 1 lần/tuần. Việc tiêm “hóc-môn” không yêu cầu phải đến bác sĩ, tuy nhiên phải cần đến những người có nhiều kinh nghiệm trong việc này. “Hóc-môn” nữ sẽ giúp cô có được những nét mềm mại trên cơ thể như một người nữ thực thụ.
Trần An Vi là một người có nhiều đóng góp trong tiến trình vận động quyền cho người chuyển giới Việt Nam.
An Vi lên Sài Gòn từ năm 18 tuổi để tìm việc làm, mang theo kinh nghiệm cắt may được học ở quê hương Kiên Giang, An Vi luôn ao ước trở thành nhà thiết kế thời trang. Năm 2014, sau những nỗ lực để khẳng định mình, An Vi đã nhận được học bổng nâng cao năng lực nghề nghiệp Viet Pride dành cho người LGBT để theo học nghề thiết kế với nhà thiết kế Lê Thanh Phương.
Trở lại với bộ ảnh "Cãi mụ" của Huỳnh Tuấn Kiệt, anh giới thiệu: "Cộng đồng LGBT đã không còn xa lạ với tất cả chúng ta, nhất là trong thời đại hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể hiểu đúng về họ, có một bộ phận rất lớn những người hiểu sai dẫn đến những cái nhìn kì thị và phân biệt, từ đó có thái độ và hành động không đúng đắn khi đối xử với họ. Không thể phủ nhận một điều rằng trong xu thế hiện đại, ngày càng có những người thuộc cộng đồng LGBT nắm giữ nnhiều vị trí quan trọng trong xã hội và đặc biệt những cống hiến của họ là không thể bàn cãi.
Giống như người bình thường, cũng có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Những cá nhân này một phần do không được giáo dục tốt, một phần do môi trường sống không tốt dẫn đến có những hành động sai trái làm xấu đi cái nhìn chung của xã hội về cộng đồng LGBT. Để góp phần thay đổi cái nhìn không thiện cảm đó, bộ ảnh này tôi muốn kể về một khát vọng sống, một sự khát khao được là chính mình bằng những nỗ lực từng giây của cô gái Trần An Vi. Đó là “hành trình” cãi lời của bà mụ để tìm lại con người thật của cô".
Bộ ảnh "Cãi mụ" được thực hiện suốt 1 năm trời, quá trình ghi hình gặp nhiều khó khăn vì một số người xung quanh cô không muốn xuất hiện trong bộ ảnh. Tuy vậy, An Vi hy vọng những bức ảnh này có thể phần nào khắc họa được cuộc sống của một người chuyển giới nữ đang phải đấu tranh từng ngày với bản ngã lẫn định kiến xã hội.
An Vi hiện làm công việc may trang phục cho một trung tâm chuyên kinh doanh về các loại phục trang trình diễn. Cô tìm đến công việc yêu thích của mình để bỏ qua những mệt mỏi bên ngoài xã hội. Chỉ cần đó là một công việc bình thường nhưng chân chính thì cô ta hoàn toàn có quyền tự hào về bản thân.
Trang điểm là hoạt động không thể thiếu đối với cô.
Cô luôn trân trọng tất cả những sản phẩm mình tạo ra, từng đường kim mũi chỉ một. Một người con gái nâng niu chiếc váy của mình là điều bình thường, nhưng với cô đó không còn là điều bình thường nữa. Cầm trên tay chiếc váy có màu sắc nổi bật như cầm trên tay chiếc vòng nguyệt quế hay một chiếc huy chương vàng rực rỡ nào đó mà cô biết đấy chắc chắn sẽ là thứ luôn rọi sáng giúp cô đi đến thành công.
An Vi là vậy, tận lực và tận tâm vì công việc. Nên thành công của cô là có thực và đôi lần được ghi nhận. Đây là những giải thưởng mà cô đoạt được vì những cống hiến của mình cho cộng đồng LGBT cũng như cuộc sống.
Có những bữa ăn chỉ vỏn vẹn bằng một ly mỳ gói. Người ta thường nói: “trời đánh còn tránh bữa ăn” ý nói bữa ăn là quan trọng, là giờ của hòa bình, của gia đình. Nhưng cô gái thì chỉ có một mình và còn phải bị vòng xoáy vật chất chi phối cuộc sống, điều này thể hiện bởi những gói đồ xung quanh như đè nặng lên vai. Dù thế nào thì cô vẫn phải tiếp tục cố gắng…
Cô đang tập luyện hát “lip sync” hay còn gọi là hát nhép cùng với những người bạn trong nhóm J’s Band – một nhóm tiêu biểu của cộng đồng LGBT, để đi trình diễn ở các quán Bar. Đây là hoạt động thường xuyên được duy trì nhằm giúp những người như cô thỏa đam mê biểu diễn trên sân khấu, cũng nhằm kiếm thêm thu nhập. Sự hăng say, nghiêm túc và hết mình luôn được đặt hàng đầu trong lúc tập luyện. Điều đó sẽ được phát huy cao độ nhất lúc cô được đứng trên sân khấu.
Tập luyện cũng chính là lúc cô lạc loài trong những suy nghĩ về bản thân, về cuộc sống và mọi thứ xung quanh mình.
Để có được thân hình “nữ tính” như hiện tại thì cô phải thường xuyên tiêm “hóc-môn” nữ (hormone estrogen). Việc này phải duy trì đến suốt đời với tần suất 1 lần/tuần. Việc tiêm “hóc-môn” không yêu cầu phải đến bác sĩ, tuy nhiên phải cần đến những người có nhiều kinh nghiệm trong việc này. “Hóc-môn” nữ sẽ giúp cô có được những nét mềm mại trên cơ thể như một người nữ thực thụ.
Có thể so sánh những vết hằn do áo ngực để lại trên da thịt cũng giống như những vết sẹo để lại do quá trình phẫu thuật. Nó là thứ có thật và sẽ đi theo cô suốt đời. Lẩn khuất sau tấm lưng trần là gương mặt đang ngoái lại nhìn như muốn kể cho người xem câu chuyện về cuộc đời mình.
Cô cũng tìm được bạn trai và bằng lòng với thứ hạnh phúc tuy ngắn ngủi đó. Là người chuyển giới, việc có bạn trai không phải là chuyện khó nhưng việc giữ người bạn trai bên mình khi họ biết sự thật cô đã từng là con trai mới là thứ khó nhất. Không thể phủ nhận nụ cười của cô trong ảnh là nụ cười hạnh phúc thật sự.
Tuy nhiên, có bao nhiêu người có thể chấp nhận và ở lại bên cạnh cô, cùng cô đối diện với cuộc sống? Người đàn ông trong ảnh không bao giờ dám cho mọi người thấy mặt. Chiếc áo dài cưới khá rõ để chúng ta có thể nhìn thấy, suy cho cùng thì cũng chỉ để trang trí…
“Hóc-môn” được tiêm vào cơ thể ngoài những lợi ích thì nó còn khiến cho cơ thể cô trở nên yếu đuối khi phản ứng với các nội tiết tố bên trong. Những lúc như vậy chỉ có mình cô với nỗi đau xác thịt lẫn tâm hồn. Không vì thế mà cô từ bỏ, vì thể xác vẫn chưa hoàn toàn như cô mong muốn.
Nhiều lúc cuộc sống khó khăn đến mức có lúc cô muốn buông bỏ tất cả. Nhưng giá mà cô đủ dũng cảm để làm điều đó sau từng đó thời gian cố gắng chống chọi với mọi thứ. Bóng tối và ánh sáng, sinh và tử cách nhau chỉ trong gang tấc. Giống như cô vậy, chỉ cần vén bức màn là có thể buông bỏ những gánh nặng để mặc cuộc sống xô đẩy. Có lúc cô đã thực sự nghĩ đến điều đó! Những hình thù kì lạ phía sau trông giống những gương mặt luôn muốn đẩy cô về phía bóng tối. Bên trong con người nhỏ bé ẩn chứa một sức sống mãnh liệt đến kì lạ.
Điều làm cô tự hào nhất cho đến nay là cô đã không bao giờ bỏ cuộc. Vì cô biết mình thực sự cần gì và như thế nào gọi là hạnh phúc.
Trang điểm trước giờ diễn là nguyên tắc của bất cứ những cô gái giống như cô. Hình ảnh cô đứng trang điểm giữa hai “ma-nơ-canh” (mannequin) nam và nữ thể hiện rõ nhất về giới tính của cô. Sự thật là hiện tại không có bất cứ điều gì bắt buộc người khác nghĩ rằng cô là nữ ngoại trừ cái vẻ ngoài cô cố tạo ra cho mình. Nếu có thì cũng chỉ là những những cụm từ ngữ thiếu chính xác và mang đầy tính kì thị như: pê-đê, bóng lãi cái, bán nam bán nữ…
Tuy đã biểu diễn nhiều lần nhưng mỗi lần biểu diễn, cô không tránh khỏi những hồi hộp như những ngày đầu đi diễn. Vì với cô, mỗi lần diễn là mỗi cuộc đời cô đời cô được sống. Tuy khác nhau nhưng luôn có điểm chung là cháy hết mình trên sân khấu. Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc cô đứng trong cánh gà ánh mắt hướng lên trên trần tựa như đang thả trôi tâm hồn mình.
Giây phút xuất thần của cô khi biểu diễn trên sân khấu.
Cô đứng đợi để qua đường ở một ngã tư lớn. Sau khi sống cuộc đời của những số phận khác trên sân khấu thì cô lại trở về với cuộc sống thường nhật. Chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối lập rõ ràng từ màu sắc nóng ấm của những cửa hàng và không khí lạnh lẽo bên ngoài – nơi mà cô đang đứng. Ánh sáng ấm áp làm người ta hay nghĩ đến sự sum họp của một gia đình, vì vậy nỗi cô đơn của cô càng được đẩy cao.
Ngoài việc chích “hóc-môn” cô cũng còn phải dùng kèm thêm thuốc hỗ trợ mỗi ngày.
Cho dù cô có là ai thì cũng không bao giờ có thể thoát được vòng quay cơm - áo - gạo – tiền. Rồi cuộc sống cứ như thế trôi đi, mọi thứ thay đổi. Duy chỉ có một điều không bao giờ thay đổi đó chính là khát vọng sống mạnh mẽ, khát vọng được là chính mình của cô. Tuy không thể lựa chọn cho giới tính cho mình lúc sinh ra, nhưng cô có quyền lựa chọn cho mình cách sống. Mà tất cả những gì cô đã, đang và sẽ làm sẽ là minh chứng tốt nhất cho điều này.
Theo Quỳnh Trân / Trí Thức Trẻ
“Hóc-môn” được tiêm vào cơ thể ngoài những lợi ích thì nó còn khiến cho cơ thể cô trở nên yếu đuối khi phản ứng với các nội tiết tố bên trong. Những lúc như vậy chỉ có mình cô với nỗi đau xác thịt lẫn tâm hồn. Không vì thế mà cô từ bỏ, vì thể xác vẫn chưa hoàn toàn như cô mong muốn.
Nhiều lúc cuộc sống khó khăn đến mức có lúc cô muốn buông bỏ tất cả. Nhưng giá mà cô đủ dũng cảm để làm điều đó sau từng đó thời gian cố gắng chống chọi với mọi thứ. Bóng tối và ánh sáng, sinh và tử cách nhau chỉ trong gang tấc. Giống như cô vậy, chỉ cần vén bức màn là có thể buông bỏ những gánh nặng để mặc cuộc sống xô đẩy. Có lúc cô đã thực sự nghĩ đến điều đó! Những hình thù kì lạ phía sau trông giống những gương mặt luôn muốn đẩy cô về phía bóng tối. Bên trong con người nhỏ bé ẩn chứa một sức sống mãnh liệt đến kì lạ.
Điều làm cô tự hào nhất cho đến nay là cô đã không bao giờ bỏ cuộc. Vì cô biết mình thực sự cần gì và như thế nào gọi là hạnh phúc.
Trang điểm trước giờ diễn là nguyên tắc của bất cứ những cô gái giống như cô. Hình ảnh cô đứng trang điểm giữa hai “ma-nơ-canh” (mannequin) nam và nữ thể hiện rõ nhất về giới tính của cô. Sự thật là hiện tại không có bất cứ điều gì bắt buộc người khác nghĩ rằng cô là nữ ngoại trừ cái vẻ ngoài cô cố tạo ra cho mình. Nếu có thì cũng chỉ là những những cụm từ ngữ thiếu chính xác và mang đầy tính kì thị như: pê-đê, bóng lãi cái, bán nam bán nữ…
Giây phút xuất thần của cô khi biểu diễn trên sân khấu.
Cô đứng đợi để qua đường ở một ngã tư lớn. Sau khi sống cuộc đời của những số phận khác trên sân khấu thì cô lại trở về với cuộc sống thường nhật. Chúng ta dễ dàng nhận ra sự đối lập rõ ràng từ màu sắc nóng ấm của những cửa hàng và không khí lạnh lẽo bên ngoài – nơi mà cô đang đứng. Ánh sáng ấm áp làm người ta hay nghĩ đến sự sum họp của một gia đình, vì vậy nỗi cô đơn của cô càng được đẩy cao.
Ngoài việc chích “hóc-môn” cô cũng còn phải dùng kèm thêm thuốc hỗ trợ mỗi ngày.
Cho dù cô có là ai thì cũng không bao giờ có thể thoát được vòng quay cơm - áo - gạo – tiền. Rồi cuộc sống cứ như thế trôi đi, mọi thứ thay đổi. Duy chỉ có một điều không bao giờ thay đổi đó chính là khát vọng sống mạnh mẽ, khát vọng được là chính mình của cô. Tuy không thể lựa chọn cho giới tính cho mình lúc sinh ra, nhưng cô có quyền lựa chọn cho mình cách sống. Mà tất cả những gì cô đã, đang và sẽ làm sẽ là minh chứng tốt nhất cho điều này.
Theo Quỳnh Trân / Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét