Sai lầm của các nhà giáo dục là không lấy học trò làm chủ thể!
Dư luận đang dậy sóng với những tranh luận xung quanh bài học khoa học lớp 5 với mệnh đề “Phụ nữ mang thai nên làm gì? Tại sao” với sự bắt trẻ lớp 5 phải học thuộc lòng những điều cần thiết của người phụ nữ mang thai.
Sách khoa học lớp 5 có bài: Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khỏe
Đa số phụ huynh cho rằng với trẻ 11 tuổi thì đây là vấn đề chưa nên đề cập đến trong khi đó không ít chuyên gia tâm sinh lý trẻ và nhà giáo dục cũng như tác giả sách lại khẳng định đây là điều cần thiết cho trẻ từ 11 tuổi mà nhiều em đã có dấu hiệu dậy thì. Các giáo viên cũng chứng minh rằng đa số trẻ hào hứng với những bài giảng về cách thụ thai, trứng, tinh trùng, những hiểu biết về người mang thai cũng như câu chuyện về những bào thai.
Thực ra những băn khoăn của các bậc phụ huynh là không phải không có cơ sở khi giáo viên bắt con cái họ phải học thuộc lòng những điều mà thậm chí các ông bố, các ông chồng cũng như nhiều bà mẹ chưa nắm chắc. Vấn đề ở đây tạo ra tranh cãi, bất đồng trong quan điểm giáo dục chính là sai lầm của các nhà giáo dục và các tác giả viết sách giáo khoa của nước ta là các bài giảng không lấy học trò là chủ thể.
Thực ra những băn khoăn của các bậc phụ huynh là không phải không có cơ sở khi giáo viên bắt con cái họ phải học thuộc lòng những điều mà thậm chí các ông bố, các ông chồng cũng như nhiều bà mẹ chưa nắm chắc. Vấn đề ở đây tạo ra tranh cãi, bất đồng trong quan điểm giáo dục chính là sai lầm của các nhà giáo dục và các tác giả viết sách giáo khoa của nước ta là các bài giảng không lấy học trò là chủ thể.
\Nếu các nhà giáo dục tuân thủ nguyên tắc cao nhất trong giáo dục là lấy học trò là chủ thể thì bài học khoa học có ích này thay vì đưa ra mệnh đề “Phụ nữ có thai nên làm gì? Tại sao?” mà chủ thể là người phụ nữ có thai thành mệnh đề “Theo em, người phụ nữ có thai nên làm gì và vì sao?”. Như vậy với mệnh đề này học trò là chủ thể tìm hiểu một cách rất mở các kiến thức cần thiết về người phụ nữ mang thai một cách tự nhiên không mang tính áp đặt khuôn mẫu như trong bài giảng.
Có thể trẻ sẽ đưa ra những ý kiến riêng của chúng theo cách nghĩ và cách nhìn trẻ thơ thậm chí ngây ngô, buồn cười của chúng ví dụ như người phụ nữ mang thai không được nằm sấp, hoặc em sẽ không đòi mẹ cõng khi mẹ mang bầu em bé, thậm chí như phụ nữ mang thai không được đi trên cầu khỉ…
Cũng từ câu hỏi mở này trí tưởng tượng của trẻ sẽ bay bổng hơn nếu chúng biết như giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê khẳng định rằng, bào thai có thể nghe được âm nhạc, lời ca, câu chuyện kể để rồi chúng có thể bảo người mang thai hát ru hoặc mở những bản nhạc êm dịu cho em bé nghe, đồng thời đó cũng là cách thư giãn nghỉ ngơi thanh thản của các bà mẹ.
Trong mệnh đề mà trẻ là “chủ thể” trên, câu hỏi “tại sao” rất quan trọng, vì, nếu chỉ học vẹt “người mang thai phải ăn uống đủ chất” mà không biết thế nào là đủ chất thì chẳng có ý nghĩa gì với quá trình phát triển của trẻ cả. Hoặc trẻ chỉ học thuộc lòng điều răn “phụ nữ mang thai không được dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy” mà không hiểu tác hại cụ thể của các chất kích thích trên đối với người bình thường và đặc biệt với người đang mang thai như thế nào thì ý nghĩa giáo dục không còn nữa.
Vâng, nếu các bài học giáo dục trong các sách giáo khoa của chúng ta hiện nay có tầm nhìn mới và khoa học khi luôn là các bài giảng, bài học đặt học trò là chủ thể và kích thích không gian mở cho chúng thì hiệu quả chắc chắn sẽ khác và đương nhiên sẽ luôn được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh vì họ thấy rõ tính hữu ích của tư duy giảng dạy như thế không những cho con cái họ mà còn cho cả chính họ.
An Việt
(Một Thế Giới)
Có thể trẻ sẽ đưa ra những ý kiến riêng của chúng theo cách nghĩ và cách nhìn trẻ thơ thậm chí ngây ngô, buồn cười của chúng ví dụ như người phụ nữ mang thai không được nằm sấp, hoặc em sẽ không đòi mẹ cõng khi mẹ mang bầu em bé, thậm chí như phụ nữ mang thai không được đi trên cầu khỉ…
Cũng từ câu hỏi mở này trí tưởng tượng của trẻ sẽ bay bổng hơn nếu chúng biết như giáo sư âm nhạc Trần Văn Khê khẳng định rằng, bào thai có thể nghe được âm nhạc, lời ca, câu chuyện kể để rồi chúng có thể bảo người mang thai hát ru hoặc mở những bản nhạc êm dịu cho em bé nghe, đồng thời đó cũng là cách thư giãn nghỉ ngơi thanh thản của các bà mẹ.
Trong mệnh đề mà trẻ là “chủ thể” trên, câu hỏi “tại sao” rất quan trọng, vì, nếu chỉ học vẹt “người mang thai phải ăn uống đủ chất” mà không biết thế nào là đủ chất thì chẳng có ý nghĩa gì với quá trình phát triển của trẻ cả. Hoặc trẻ chỉ học thuộc lòng điều răn “phụ nữ mang thai không được dùng chất kích thích như thuốc lá, rượu, ma túy” mà không hiểu tác hại cụ thể của các chất kích thích trên đối với người bình thường và đặc biệt với người đang mang thai như thế nào thì ý nghĩa giáo dục không còn nữa.
Vâng, nếu các bài học giáo dục trong các sách giáo khoa của chúng ta hiện nay có tầm nhìn mới và khoa học khi luôn là các bài giảng, bài học đặt học trò là chủ thể và kích thích không gian mở cho chúng thì hiệu quả chắc chắn sẽ khác và đương nhiên sẽ luôn được sự đồng tình ủng hộ của các bậc phụ huynh vì họ thấy rõ tính hữu ích của tư duy giảng dạy như thế không những cho con cái họ mà còn cho cả chính họ.
An Việt
(Một Thế Giới)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét