Chính quyền Kiev “vỡ mộng” vì phương Tây?
(PetroTimes) - Một ngày sau chuyến thăm “thất bại” của Tổng thống Ukraina đến châu Mỹ, chính quyền Kiev đã chấp nhận ký vào bản kế hoạch hòa bình cho xung đột ở miền đông đất nước.
Tổng thống Ukraina Poroshenko phát biểu trước Quốc hội Mỹ ngày 18/9
Ngày 20/9, đại diện cho chính quyền Kiev và phe ly khai ở Ukraine đã ký thỏa thuận lập vùng phi quân sự ở miền đông nước này. Bản thỏa thuận gồm 9 điểm, trong đó, cả bên bên nhất trí ngừng sử dụng mọi loại vũ khí hạng nặng tại các khu vực có dân cư sinh sống và rút trọng pháo khỏi khu vực ngừng bắn. Thỏa thuận trên cũng tạo cơ hội thiết lập một vùng đệm phi quân sự rộng ít nhất 30km.
Leonid Kuchma, đại diện Chính quyền Kiev tham gia cuộc đàm phán kéo dài 7 giờ đồng hồ tại Belarus, nói: “Trong vòng 24 giờ sau khi biên bản ghi nhớ về thỏa thuận đảm bảo việc thực thi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, tất cả các bên liên quan phải rút binh sĩ và các loại vũ khí hạng nặng đến các điểm cách khu phi quân sự ít nhất 15km”.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ chịu trách nhiệm giám sát các bên thực thi thỏa thuận này.
Điều đáng nói là bản thỏa thuận này được Kiev đặt bút ký ngay sau khi Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko kết thúc chuyến thăm Canada và Mỹ. Cụ thể , ngày 17/9, ông Poroshenko đã tới Canada tìm kiếm sự ủng hộ của Ottawa đối với kế hoạch mà ông đề xuất về lực lượng đòi ly khai. Một ngày sau, ông đã đến Mỹ và có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ trước khi có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama. Bài phát biểu của Tổng thống Ukraina nhận được những tràng vỗ tay nhiệt liệt. Nhưng chỉ có vậy. Người Mỹ hứa hẹn giúp đỡ mọi mặt, chu cấp các nhu cầu nhân đạo và củng cố biên giới, nhưng không hề chịu xuất một chiếc xe tăng nào. Đến lượt đề nghị coi Ukraina là đồng minh chính bên ngoài NATO cũng bị Tổng thống Barack Obama khước từ, ngoài việc hứa sẽ cung cấp một gói viện trợ mới 46 triệu USD cho Ukraina.
Sự thất bại của chính quyền Kiev trong việc thuyết phục Mỹ cung cấp vũ khí tiếp nối sự khước từ áp dụng các điều khoản kinh tế trong hiệp định liên kết mà Ukraina ký với EU hôm 16/9. Việc trì hoãn trên như một gáo nước lạnh mà EU dội xuống đầu chính quyền Kiev. Còn theo chính quyền Ukraina, thì đây là một ví dụ cụ thể cho thấy châu Âu nhượng bộ yêu sách của Nga.
Như vậy có thể thấy, phương Tây mà chính quyền Kiev mong đợi không hề tốt như những gì họ nghĩ. Thực tế, EU đang chìm trong khủng hoảng kinh tế nên không thể có nhiều tiền chi viện cho Ukraina chứ đừng nói đến vũ khí đạn dược. Vấn đề của nước Mỹ cũng vậy. Ngoài một chút tiền viện trợ, phương Tây chỉ biết hô hào ủng hộ ngoại giao cho chính quyền Kiev. Mỗi khi đụng đến những khoản viện trợ khác như vũ khí hay cơ chế an ninh thì họ chối nguây nguẩy. Lý do là vì họ còn ngại đối diện toàn diện với Nga.
Và sau khi bị khước từ, chính quyền Kiev buộc phải tự mình giải quyết mọi chuyện. Đó là lý do Tổng thống Poroshenko đề xuất dự luật tăng thêm quyền tự trị cho hai vùng Luganks và Donestk. Đó là lý do chính quyền Kiev chấp nhận ký vào bản hòa bình cho miền đông Ukraina.
H.Phan
Leonid Kuchma, đại diện Chính quyền Kiev tham gia cuộc đàm phán kéo dài 7 giờ đồng hồ tại Belarus, nói: “Trong vòng 24 giờ sau khi biên bản ghi nhớ về thỏa thuận đảm bảo việc thực thi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, tất cả các bên liên quan phải rút binh sĩ và các loại vũ khí hạng nặng đến các điểm cách khu phi quân sự ít nhất 15km”.
Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) sẽ chịu trách nhiệm giám sát các bên thực thi thỏa thuận này.
Điều đáng nói là bản thỏa thuận này được Kiev đặt bút ký ngay sau khi Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko kết thúc chuyến thăm Canada và Mỹ. Cụ thể , ngày 17/9, ông Poroshenko đã tới Canada tìm kiếm sự ủng hộ của Ottawa đối với kế hoạch mà ông đề xuất về lực lượng đòi ly khai. Một ngày sau, ông đã đến Mỹ và có bài phát biểu tại Quốc hội Mỹ trước khi có cuộc hội đàm với Tổng thống Barack Obama. Bài phát biểu của Tổng thống Ukraina nhận được những tràng vỗ tay nhiệt liệt. Nhưng chỉ có vậy. Người Mỹ hứa hẹn giúp đỡ mọi mặt, chu cấp các nhu cầu nhân đạo và củng cố biên giới, nhưng không hề chịu xuất một chiếc xe tăng nào. Đến lượt đề nghị coi Ukraina là đồng minh chính bên ngoài NATO cũng bị Tổng thống Barack Obama khước từ, ngoài việc hứa sẽ cung cấp một gói viện trợ mới 46 triệu USD cho Ukraina.
Sự thất bại của chính quyền Kiev trong việc thuyết phục Mỹ cung cấp vũ khí tiếp nối sự khước từ áp dụng các điều khoản kinh tế trong hiệp định liên kết mà Ukraina ký với EU hôm 16/9. Việc trì hoãn trên như một gáo nước lạnh mà EU dội xuống đầu chính quyền Kiev. Còn theo chính quyền Ukraina, thì đây là một ví dụ cụ thể cho thấy châu Âu nhượng bộ yêu sách của Nga.
Như vậy có thể thấy, phương Tây mà chính quyền Kiev mong đợi không hề tốt như những gì họ nghĩ. Thực tế, EU đang chìm trong khủng hoảng kinh tế nên không thể có nhiều tiền chi viện cho Ukraina chứ đừng nói đến vũ khí đạn dược. Vấn đề của nước Mỹ cũng vậy. Ngoài một chút tiền viện trợ, phương Tây chỉ biết hô hào ủng hộ ngoại giao cho chính quyền Kiev. Mỗi khi đụng đến những khoản viện trợ khác như vũ khí hay cơ chế an ninh thì họ chối nguây nguẩy. Lý do là vì họ còn ngại đối diện toàn diện với Nga.
Và sau khi bị khước từ, chính quyền Kiev buộc phải tự mình giải quyết mọi chuyện. Đó là lý do Tổng thống Poroshenko đề xuất dự luật tăng thêm quyền tự trị cho hai vùng Luganks và Donestk. Đó là lý do chính quyền Kiev chấp nhận ký vào bản hòa bình cho miền đông Ukraina.
H.Phan
http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/chinh-quyen-kiev-vo-mong-vi-phuong-tay.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét