Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Nếu tôi là tổng thống?

Ở Việt Nam chưa có chế độ tổng thống nên câu hỏi này chắc chưa được đặt ra. Trước tiên hãy mong thành lập được chế độ tổng thống đã.
Nếu tôi là tổng thống?
Với Việt Nam đó là một câu hỏi xa lạ. Nhưng với các nước dân chủ, "if I am a President?" là một câu hỏi rất phổ biến trong các cuộc thi hùng biện ở lứa tuổi phổ thông trung học và đại học.
Đây là vấn đề nâng cao nhận thức,tầm nhìn cho các thế hệ lãnh đạo tương lai của đất nước. Tham vọng hưởng thụ mới là điều xấu, tham vọng chấp chính, đem lại thịnh vượng cho đất nước, giải quyết các chính sách xã hội tồn đọng phải luôn được khuyến khích trong một xã hội phát triển. Và điều này đáng ra phải được định hướng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.


Đáng tiếc là giới trẻ nước ta chưa nhận thức được vấn đề này. 

Trên một diễn đàn mạng vừa qua có câu hỏi "Nếu là tổng thống nước Mỹ một ngày, bạn sẽ làm gì? "Đa phần các câu trả lời là thiếu nghiêm túc đại loại "Tôi sẽ làm cho nó dài hơn", "Tôi sẽ tận dụng nó để đi du lịch, ăn chơi thoả thích" hoặc tiến bộ hơn "Tôi sẽ khiến Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa". 

Rất ít ý kiến nghiên cứu quyền hạn của một tổng thống trong thể chế dân chủ để đưa ra những kiến giải hợp lý cho các vấn đề của đất nước mình. Trong khi đó học sinh các nước đã đề cập những vấn đề ở tầm cao như "hôn nhân đồng tình", "giải quyết công ăn việc làm cho người lao động", "ngân sách quốc phòng, thuế, ngoại giao..."

Trong phạm vi bài viết này, chỉ xin nói ngắn gọn nhất những quyền hạn chủ yếu của một tổng thống dân chủ để chúng ta có cơ sở trả lời câu hỏi này:

- Tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp. Nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ hiến pháp và thực thi luật pháp do quốc hội lập ra.

- Những quyền khác: khuyến nghị các văn bản luật pháp với Quốc hội; triệu tập các kỳ họp đặc biệt của Quốc hội; gửi thông điệp đến Quốc hội; ký hoặc phủ quyết các dự luật; bổ nhiệm thẩm phán; bổ nhiệm người đứng đầu các bộ và quan chức chính khác; cử đại diện ra nước ngoài, tiến hành kinh doanh chính thức với nước ngoài; thực hiện chức năng tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang; ra lệnh ân xá đối với những vi phạm chống lại đất nước

- Ngoài ra tổng thống còn có quyền lập pháp là phủ quyết các dự luật của quốc hội nếu như các dự luật đó không có trên 2/3 các nghị sĩ tán thành.Quyền tư pháp là bổ nhiệm các quan chức chính quyền quan trọng.

Tất nhiên trong một thể chế dân chủ thì cách vận hành quyền lực sẽ không nhanh chóng bằng trong các chính quyền độc tài.Nhưng nếu đem áp dụng vào tình hình Việt Nam hiện nay,bạn sẽ làm gì?

Sau đây là một số ý kiến nhỏ của tôi, xin mời các bạn bổ sung thêm:

Những việc cần làm ngay:

- ............. ( Blog cắt bỏ mấy việc nhạy cảm này)

- Ra tuyên bố về biên giới và lãnh hải Việt Nam, tất nhiên trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa.

- Bổ nhiệm các nhà chính trị có tư tưởng dân chủ vào các vị trí trọng yếu trong bộ máy quyền lực quốc gia.

- Kiện toàn lại tổ chức quân đội và công an theo đúng hiến pháp.

Những việc làm lâu dài:

- Xây dựng một đường lối ngoại giao hữu hảo với các nước dân chủ trên thế giới.

- Thông qua các dự luật quốc hội về một nhà nước pháp quyền.

- Kiểm soát nợ công, nợ quốc gia.

- Cải cách kinh tế sâu rộng theo hướng liên doanh với các công ty, tập đoàn nước ngoài.

- Gia nhập các tổ chức kinh tế lớn của thế giới.

- Thông qua các đạo luật về chống tham nhũng và chống thất thoát tài sản quốc gia.

- Thông qua các đề án , đạo luật giải quyết về tình hình dân oan trên phạm vi cả nước. Trả lại những tài sản bị mất của họ một cách công bằng nhất dựa trên cơ sở pháp luật.

- Tiến hành liên minh quân sự với các nước dân chủ hùng mạnh để giảm chi phí quốc phòng.

- Thông qua các đề án Cải cách giáo dục, y tế, văn hoá... sâu rộng. Tiến hành tự do báo chí.

Trên đây chỉ là những nét phác thảo sơ sài cho câu hỏi: "Nếu tôi là tổng thống Việt Nam" lúc này. Các bạn có thể bổ sung cho hoàn chỉnh thêm trên cơ sở quyền hạn tổng thống mà hiến pháp của một nhà nước dân chủ quy định.

Dương Hoài Linh

15 câu nói bất hủ của Tổng thống Nelson Mandela

(NDH) Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đã qua đời ở tuổi 95 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Ông Mandela từng lãnh đạo cuộc tranh đấu chống nạn phân biệt chủng tộc và được xem là cha già dân tộc của Nam Phi. Ông làm tổng thống Nam Phi từ 1994-1999 và tổng thống da đen đầu tiên của nước này. Hãy cùng tìm hiểu về con người vĩ đại qua những lời nói bất hủ của ông.

1 nhận xét:

  1. Một câu hỏi nhỏ hơn cho lãnh đạo VN "nếu tôi là bác sĩ, tôi sẽ làm gì ?" ĐẠI ĐA SỐ trả lời làm giàu hốt bạc cái đã rồi lo sức khõe cho dân sau. Đi thăm các bệnh viện quê ta, hỏi thăm sự tình nhân dân thì thực sự như thế. Thế và thế thôi, ai làm gì được, mọi thứ từ mái trường XHCN lạc hậu tạo ra cứ thế mà tiến lên.

    Trả lờiXóa