Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Hà Nội có đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hà Nội chính thức chọn đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(VTC News) - TP Hà Nội sẽ gắn biển đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cố Chủ tịch Võ Chí Công vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô. Đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên địa bàn hai huyện Đông Anh, Sóc Sơn): đoạn từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, chiều dài 12 km, rộng 70 – 100m.
Đoạn đường nối cầu Nhật Tân - Nội Bài sẽ chính thức 
mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ ngày 10/10/2014. 
Tại cuộc họp diễn ra chiều 9/7, HĐND TP Hà Nội đã thảo luận và nhất trí thông qua Nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh 26 tuyến đường, phố trên địa bàn 9 quận, huyện trong năm 2014. Trong 26 đường phố đặt tên có 19 tuyến mang tên địa danh, một phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 4 đường phố mang tên danh nhân và 2 tuyến điều chỉnh kéo dài.

Trong số đường được đặt tên mới, có đường Võ Chí Công (quận Tây Hồ): đoạn từ cầu Nhật Tân đi qua Tây Hồ Tây (Bưởi) đến giao cắt với đường Hoàng Quốc Việt, sông Tô Lịch, với chiều dài 4,5 km, rộng 57,5 – 64,5m.

Đoạn đường từ Sân bay Nội Bài đến cầu Thăng Long (thuộc huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn) với chiều dài 12 km, rộng 23m sẽ mang tên cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên địa bàn hai huyện Đông Anh, Sóc Sơn): đoạn từ sân bay Nội Bài đến cầu Nhật Tân, chiều dài 12 km, rộng 70 – 100m.

Đối với tuyến đường mang tên Võ Chí Công và Võ Nguyên Giáp, dự kiến TP Hà Nội sẽ tổ chức gắn biển vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/2014).

21 tuyến đường được đặt tên còn lại bao gồm: phố Phú Minh, Tân Phong, Văn Trì, Viên, Ngoạ Long, Đức Thắng, Kiều Mai, Phú Kiều, Kỳ Vũ, Trần Vỹ (quận Bắc Từ Liêm); phố Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa); phố Bắc Cầu, Lâm Hạ, Xuân Đỗ (quận Long Biên), phố Thượng Đình, Giáp Nhất (quận Thanh Xuân); đường Nam Hồng, Đông Hội, Hải Bối, Phương Trạch (huyện Đông Anh), đường Dương Xá (huyện Gia Lâm).

Hai tuyến đường được điều chỉnh kéo dài là phố Hoàng Cầu (quận Đống Đa, đoạn cuối Hoàng Cầu đến ngã tư giao cắt với phố Thái Hà và Yên Lãng, dài 559m) và phố Nguyễn Văn Trỗi (quận Hà Đông, đoạn từ cuối phố Nguyễn Văn Trỗi đến ngã ba giao cắt với đường 36m phường Mộ Lao, dài 570m).

5 nhận xét:

  1. Làm một con người biết nhiều thâm cung bí sử, chỉ cần nói ra sự thật lúc cuối đời là cứu được dân tộc vậy mà cương quyết câm họng lại để giữ quyền lợi cho dòng tộc...vậy có xứng đáng là người hùng, có xứng đáng được đặt tên đường không? Lẽ ra trước khi chết tối thiểu cũng làm điều gì đó cho dân, ít nhất là nói thẳng HCM là Hồ Tập Chương!

    Trả lờiXóa
  2. Tội nghiệp cho các chiến sĩ Bộ đội miền Bắc đã bị thương vong rất lớn vì lối đánh thí quân học được của Tầu do Võ Nguyên Giáp áp dụng. Tướng mà chiếm được thành nhưng phải để lính chết như rạ không phải là tướng tài. Hơn nữa họ Võ không hề tốt nghiệp một trường quân sự nào cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. viet chan chinh -ngu nhu heo.lay dau so lieu ma noi linh chet nhu ra---Ngo Quyen ,Tran quoc Tuan ,Le loi ,Quang Trung v v thi hoc o truong quan su nao.

      Xóa
    2. "Nong tinh" hãy nghe cho rõ: Theo nguyên tắc quân sự, quân tấn công một vị trí phòng thủ kiên cố của địch phải có quân số ít nhất gấp 3 lần. Quân miền Bắc thường tấn công quân miền Nam với dân số gấp 5 lần hay hơn vì thế bị chết như rạ là đúng (Hãy đọc tài liệu quân sự của 2 bên).
      Ngày nay không còn như ngày xưa.
      Các sĩ quan phải có trình độ đại học thì mới có thể hiểu và xử dụng vũ khí rất phức tạp về kỹ thuật. Còn nhà lãnh đạo mà ít học sẽ thiếu kiến thức, kém suy luận, bộp chộp...sẽ là đại họa cho nước mình. Như bác Hồ nhà ta đó!

      Xóa
  3. Nếu chỉ nói ra thâm cung bí sử mà cứu được dân tộc thì chắc ông VNGíap đã làm , nhưng không nói còn bị bịt mồm trói tay đến cuối đời nếu nói chắc chắn không thọ được 103 đâu . bác Nóng tính nói chí phải : không bằng cấp mà thắng kẻ có bằng cấp thì ĐẠI TÀI . Song đáng tiếc là từ ĐẠI TÀI sang đến ĐẠI TAI của dân Việt chỉ cách có một bước chân .

    Trả lờiXóa