'Giấc mộng Trung Hoa' và 'ngoại giao thô cằn'
Một trong những đặc điểm nổi bật của giới quan chức Trung Quốc tại các cuộc hội thảo quốc tế là: Ngôn ngữ mà họ sử dụng thường khá cục cằn, không giúp ích gì cho các nỗ lực của Bắc Kinh muốn được công nhận là một thành viên của cộng đồng ngoại giao quốc tế.
Ông Dương Khiết Trì với câu nói "tai tiếng": “Trung Quốc là nước lớn,
các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế”. Ảnh: Reuters
Sự lịch thiệp và tôn trọng đối tác là điều họ thiếu hẳn ở các diễn đàn quốc tế. Điều này có thể đẩy Trung Quốc đến chỗ bị dư luận xem thường, chỉ trích. Fang Fang Kecheng, một blogger người Trung Quốc vài năm trước đã bỏ công sưu tầm số lần mà phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này sử dụng cụm từ “làm tổn hại tới Trung Quốc”. Theo đó, đã có tới 140 lần phát biểu như vậy, nhằm vào 42 nước và tổ chức quốc tế.
Trung Quốc đặc biệt sử dụng thứ ngôn ngữ cứng rắn với các nước láng giềng. Tháng 12/2013, ông Vương Nghị đã buông ra một tràng chỉ trích nhằm vào Australia trong cuộc gặp mặt đối mặt với đồng cấp nước này, bà Julie Bishop. Một quan chức ngoại giao cấp cao của Australia nói rằng, đây là hành động ngoại giao “thô lỗ” nhất mà ông từng gặp suốt 30 năm trong nghề.
Tháng 7/2011, Philippines quyết định cấm cửa, đuổi ra ngoài phòng họp đối với một quan chức ngoại giao cấp cao của Bắc Kinh do lối hành xử lỗ mãng, không xứng với “một nhà ngoại giao”. Trước đó, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội hồi năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố đầy giận dữ rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế”.
Lối hành xử kiểu thô lỗ như vậy ngày một phổ biến khi các đại diện Trung Quốc tham dự các diễn đàn ngoại giao và chính trị quốc tế. Tại Đối thoại Shangri La vừa qua ở Singapore, tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, có những chỉ trích cộc cằn nhằm vào Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Bỏ bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, tướng Vương dành tới hơn 10 phút lên án Mỹ-Nhật và cho rằng “ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc”.
Trên thực tế, cách hành xử ngoại giao kiểu sỗ sàng như vậy không phải là hoàn toàn mới. Dữ liệu, tư liệu từ hồi thế kỉ 15 cho thấy: Các vương triều Trung Quốc sử dụng thứ ngôn ngữ kiểu này như là công cụ để đe dọa các nước láng giềng mà họ coi là dân “man di”; các phong thư ngoại giao thường được soạn theo lối cụt lủn, không hề tôn trọng nước đối tác. Một trong những cụm từ yêu thích được các Hoàng đế Trung Hoa sử dụng là “Trung Hoa là một nước lớn” – một thói quen vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngôn ngữ và văn hóa có tính truyền đời, có lẽ vậy mà người ta mới được nghe tới khái niệm “Trung Quốc là nước lớn” được giới quan chức Trung Quốc (như ông Dương Khiết Trì) đưa ra tại các cuộc hội thảo quốc tế.
Trong một thế giới lý tưởng, mọi người ai cũng mong đợi các nhà ngoại giao sử dụng ngôn từ lịch thiệp, tôn trọng người khác. Thế nhưng, ý tưởng đó dường như là điều xa xỉ đối với nhiều quan chức Trung Quốc. Cùng lúc, có nhiều phàn nàn rằng du khách Trung Quốc thường thực hiện các hành vi “không văn minh” khi du lịch nước ngoài. Những biểu hiện như vậy chỉ làm hỏng hình ảnh dân tộc, uy tín quốc gia.
Hoài Thanh (Theo Asia Sentinel)
Tháng 7/2011, Philippines quyết định cấm cửa, đuổi ra ngoài phòng họp đối với một quan chức ngoại giao cấp cao của Bắc Kinh do lối hành xử lỗ mãng, không xứng với “một nhà ngoại giao”. Trước đó, tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) tại Hà Nội hồi năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc lúc đó là ông Dương Khiết Trì đã tuyên bố đầy giận dữ rằng: “Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và đó là thực tế”.
Lối hành xử kiểu thô lỗ như vậy ngày một phổ biến khi các đại diện Trung Quốc tham dự các diễn đàn ngoại giao và chính trị quốc tế. Tại Đối thoại Shangri La vừa qua ở Singapore, tướng Vương Quán Trung, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, có những chỉ trích cộc cằn nhằm vào Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel. Bỏ bài phát biểu đã chuẩn bị từ trước, tướng Vương dành tới hơn 10 phút lên án Mỹ-Nhật và cho rằng “ông Abe và ông Hagel có sự chỉ trích một cách không tưởng tượng được với Trung Quốc”.
Trên thực tế, cách hành xử ngoại giao kiểu sỗ sàng như vậy không phải là hoàn toàn mới. Dữ liệu, tư liệu từ hồi thế kỉ 15 cho thấy: Các vương triều Trung Quốc sử dụng thứ ngôn ngữ kiểu này như là công cụ để đe dọa các nước láng giềng mà họ coi là dân “man di”; các phong thư ngoại giao thường được soạn theo lối cụt lủn, không hề tôn trọng nước đối tác. Một trong những cụm từ yêu thích được các Hoàng đế Trung Hoa sử dụng là “Trung Hoa là một nước lớn” – một thói quen vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Ngôn ngữ và văn hóa có tính truyền đời, có lẽ vậy mà người ta mới được nghe tới khái niệm “Trung Quốc là nước lớn” được giới quan chức Trung Quốc (như ông Dương Khiết Trì) đưa ra tại các cuộc hội thảo quốc tế.
Trong một thế giới lý tưởng, mọi người ai cũng mong đợi các nhà ngoại giao sử dụng ngôn từ lịch thiệp, tôn trọng người khác. Thế nhưng, ý tưởng đó dường như là điều xa xỉ đối với nhiều quan chức Trung Quốc. Cùng lúc, có nhiều phàn nàn rằng du khách Trung Quốc thường thực hiện các hành vi “không văn minh” khi du lịch nước ngoài. Những biểu hiện như vậy chỉ làm hỏng hình ảnh dân tộc, uy tín quốc gia.
Hoài Thanh (Theo Asia Sentinel)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét