Dâu Tây, Gà công nghiệp và ý thức hệ của người trẻ
Cao Huy Huân: Mấy hôm nay xôn xao chuyện “thế hệ quả dâu tây” của Đài Loan nổi dậy gây sức ép với chính phủ vì không muốn bị Trung Quốc Đại Lục nuốt chửng. Ban đầu tôi còn ngờ ngợ chẳng biết cụm từ “thế hệ quả dâu tây” là thế hệ nào của Đài Loan và vì sao lại có tên gọi ấy. Sau một hồi trí tò mò dẫn tôi đến nhiều đường link trên internet để tìm hiểu thêm thông tin về cụm từ này.Tôi còn nhớ có lần trong bữa cơm tối của cả nhà, ba tôi vui miệng phát biểu rằng những người từ nhỏ đã được sống yên bình rất dễ bị shock trước những biến cố đột ngột trong đời sống. Cụm từ “thế hệ quả dâu tây” dùng để ám chỉ thế hệ được thụ hưởng của Đài Loan là vậy, bởi vì quả dâu tây là loại quả rất mềm và dễ dập nát. Thật ra không phải chỉ ở đất nước được mệnh danh là một trong những con rồng của châu Á như Đài Loan mới xuất hiện một “thế hệ quả dâu tây” như thế, mà ngay cả ở một quốc gia còn nghèo như Việt Nam cũng đang hình thành một thế hệ như vậy, chỉ có điều họ thường được gọi là “gà công nghiệp”, một loại gà được nuôi trong chuồng nhỏ, không được tự do vận động nhiều, chỉ được cho ăn và chờ đến ngày xuất chuồng đem bán. Đôi khi tôi ngẫm nghĩ liệu mình có nằm trong số họ?
Tôi còn nhớ mẹ tôi hay càu nhàu: “Mẹ chẳng hiểu cái nền giáo dục bây giờ nó dạy bọn mày cái gì mà ngày nào tao đọc báo cũng thấy nữ sinh đánh nhau, nam sinh đâm chết bạn. Thậm chí con cháu giết chết ông bà chỉ vì mấy đồng chơi game.” Rõ ràng, mẹ tôi có ý so sánh “cái nền giáo dục bây giờ” với nền giáo dục mà ba mẹ tôi được thụ hưởng ngày xưa. Là thế hệ sinh trưởng sau này, tôi không may mắn được nuôi dạy dưới nền giáo dục của một quốc gia từng là điểm sáng ở châu Á về phát triển.
Tôi chỉ được cấp sách đến trường trong nền giáo dục đang bị đánh giá là tụt hậu so với thế giới này. Một nền giáo dục mà suốt ngày chạy theo chỉ tiêu. Lớp này chạy theo chỉ tiêu để bằng hoặc hơn lớp kia, trường này chạy đua cùng trường kia, rồi từ cấp trường kéo theo cấp tỉnh, thành phố. Đâu đâu cũng chỉ tiêu và thành tích. Thậm chí phải dùng nhiều tiểu xảo để mang lại nhiều chỉ tiêu ảo. Lúc nào cũng tự hào rằng tỉ lệ biết đọc biết viết của dân Việt Nam là cao nhất trong khu vực và thế giới. Và dường như cứ hả hê với niềm tự hào đó mà mãi mãi dân Việt Nam cũng chỉ dừng ở mức biết đọc biết viết. Một nền giáo dục không có tính định hướng, gần như tất cả học sinh tốt nghiệp đều muốn chăm chăm thi đỗ đại học, làm những việc vĩ mô và chung chung.
Nếu như ở Đài Loan, thế hệ quả dâu tây đang có phong trào lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ là bởi vì họ thất nghiệp nhiều do các công ty Đài Loan đang có xu hướng đầu tư sang Trung Quốc đại lục và vì vậy họ tận dụng thời gian rỗi rảnh đó để đi học cao lên, thì ở Việt Nam, thế hệ “gà công nghiệp” cũng đang có xu hướng lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng nguyên nhân thì lại khác. Ở Việt Nam, một đất nước chuộng bằng cấp hơn là kiến thức và năng lực thật sự, do vậy mới xảy ra nhiều trường hợp bằng cấp giả, hay thậm chí bằng cấp thật nhưng năng lực là giả. Tôi nghe rất nhiều bạn bè trang lứa với tôi kháo nhau đi học lên thạc sĩ, tiến sĩ, chỉ vì họ không muốn thua sút bạn bè, những người đã có trong tay những tấm bằng đó. Thực trạng này không chỉ tồn tại trong lớp trẻ chúng tôi mà thực ra đã tồn tại từ nhiều năm trước ở những thế hệ đang lãnh đạo đất nước.
Lại nói đến tính chất “vĩ mô” của nền giáo dục hiện tại. Mẹ tôi thường xuyên chỉ trích rằng cách dạy của ngành giáo dục Việt Nam rất là đời. Cứ xem bọn trẻ con chúng tôi là robot, và nhồi nhét vào đầu óc các con robot ấy những thứ to tát phi thực tế. Đứa trẻ nào cũng được giáo dục giống nhau với những kiến thức khô khan thiếu tính thực hành. Vả lại, theo như mẹ tôi nói thì giáo dục Việt Nam hiện nay rất coi nhẹ việc dạy đạo đức cho người trẻ, chỉ chú trọng việc dạy những kiến thức khoa học to tát xa rời thực tế. Tôi rất hay nghe cái câu nói quen thuộc là việc một đứa trẻ hư hay ngoan là do gia đình của nó chứ không phải do lỗi của nhà trường. Tôi thấy không thể chấp nhận một phát biểu như vậy.
Nếu như ở Đài Loan, thế hệ quả dâu tây đang có phong trào lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ là bởi vì họ thất nghiệp nhiều do các công ty Đài Loan đang có xu hướng đầu tư sang Trung Quốc đại lục và vì vậy họ tận dụng thời gian rỗi rảnh đó để đi học cao lên, thì ở Việt Nam, thế hệ “gà công nghiệp” cũng đang có xu hướng lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ nhưng nguyên nhân thì lại khác. Ở Việt Nam, một đất nước chuộng bằng cấp hơn là kiến thức và năng lực thật sự, do vậy mới xảy ra nhiều trường hợp bằng cấp giả, hay thậm chí bằng cấp thật nhưng năng lực là giả. Tôi nghe rất nhiều bạn bè trang lứa với tôi kháo nhau đi học lên thạc sĩ, tiến sĩ, chỉ vì họ không muốn thua sút bạn bè, những người đã có trong tay những tấm bằng đó. Thực trạng này không chỉ tồn tại trong lớp trẻ chúng tôi mà thực ra đã tồn tại từ nhiều năm trước ở những thế hệ đang lãnh đạo đất nước.
Lại nói đến tính chất “vĩ mô” của nền giáo dục hiện tại. Mẹ tôi thường xuyên chỉ trích rằng cách dạy của ngành giáo dục Việt Nam rất là đời. Cứ xem bọn trẻ con chúng tôi là robot, và nhồi nhét vào đầu óc các con robot ấy những thứ to tát phi thực tế. Đứa trẻ nào cũng được giáo dục giống nhau với những kiến thức khô khan thiếu tính thực hành. Vả lại, theo như mẹ tôi nói thì giáo dục Việt Nam hiện nay rất coi nhẹ việc dạy đạo đức cho người trẻ, chỉ chú trọng việc dạy những kiến thức khoa học to tát xa rời thực tế. Tôi rất hay nghe cái câu nói quen thuộc là việc một đứa trẻ hư hay ngoan là do gia đình của nó chứ không phải do lỗi của nhà trường. Tôi thấy không thể chấp nhận một phát biểu như vậy.
Một học sinh bình thường ở Việt Nam hiện nay phải dành 8 tiếng một ngày ở trường, trung bình 2 tiếng để làm bài tập ở nhà, thời gian ngủ là 8 tiếng, chỉ còn lại 6 tiếng cho sinh hoạt cá nhân, bạn bè và gia đình. Do đó, thời gian tiếp xúc và học tập của học sinh đó chủ yếu là trường, và nhà trường phải có trách nhiệm giáo dục về mặt đạo đức và khoa học cho học sinh đó. Chưa kể nền giáo dục Việt Nam hiện nay không mang tính định hướng mà mang nặng tính áp đặt. Ví dụ như môn Văn, học sinh gần như trở thành những con vẹt rập khuôn, giáo viên giảng như thế nào thì phải viết đúng như vậy, cấm có viết chệch đi, thậm chí ở một số nơi, học sinh còn phải học thuộc bài văn mẫu của giáo viên. Một nền giáo dục như vậy liệu có đang hủy hoại một thế hệ con rồng cháu tiên?
Quay lại với sự kiện biểu tình của những người trẻ Đài Loan. Họ từng bị đám đông đi trước dè bỉu và chê bai vì tư tưởng thích an toàn, thích hưởng thụ, và ngại đương đầu với thách thức. Thế nhưng giờ đây, trước vận mệnh của đất nước, trước tương lai của bản thân, họ sẵn sàng xé bỏ vỏ bọc dâu tây thơm ngon và chứng tỏ cho thế hệ cha anh biết rằng họ cũng có quan điểm, có ý thức và quan trọng hơn là có tinh thần sẵn sàng đấu tranh cho công đạo. Lâu nay, Đài Loan, mặc dù là một quốc gia độc lập và có nền dân chủ tiến bộ, nhưng luôn bị Trung Quốc ỷ thế chèn ép trên thế giới. Đến giờ phút này, đứng trước nguy cơ chính phủ Đài Loan sắp đưa ra một đạo luật tự do thương mại với Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ ở Đài Loan, chính những quả dâu tây mỏng manh kia đã đứng lên thể hiện thái độ sống của mình đối với vận mệnh của quốc gia. Có thể nói, bản chất con người ta khi nhận thấy mối nguy hiểm đang rình rập thì bản năng biến họ thành những người hùng. Vấn đề là nền dân chủ của Đài Loan cho họ những quyền được biết, được quan sát, được tư duy và được quyết định. Ngẫm lại thế hệ “gà công nghiệp” của Việt Nam, một thế hệ lớn lên trong nền giáo dục áp đặt và mỵ dân.
Được vẽ nên một ảo ảnh xa vời về một thể chế không hề có thật. Sống trong một đất nước mà quyền tự do thông tin cũng bị kiểm soát, liệu rằng thế hệ “gà công nghiệp” của chúng ta có nhận thức được an nguy của chính đất nước họ, của tương lai họ đang hướng tới? Một khi đã không nhận thức được thì thế hệ trẻ của Việt Nam còn mơ hồ nghĩ rằng họ đang được bảo bọc an toàn và cứ mặc sức mà hưởng thụ. Do đó, ý thức hệ cực kì quan trọng và nguy hiểm. Tôi cho rằng đánh mất ý thức là đánh mất cả tương lai.
Cho dù là “thế hệ quả dâu tây” hay “thế hệ gà công nghiệp” cũng đều giống nhau là thế hệ sinh sau đẻ muộn và không phải đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn chiến tranh. Sự khác nhau là họ được tồn tại dưới một thể chế chính trị như thế nào. Người trẻ ở Đài Loan may mắn đã được sinh sống dưới một thể chế có dân chủ, được tìm hiểu về những gì diễn ra trên thế giới, được biết những gì đang diễn ra ở đất nước họ và sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Trong khi đó, một thể chế bưng bít, mỵ dân của Việt Nam đã biến một thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Nói thờ ơ cũng không chính xác, bởi vì bản thân họ không hề được tự do tìm hiểu thông tin từ bên ngoài. Thể chế chính trị và nền giáo dục áp đặt của chính quyền Việt Nam đã giết chết ý thức hệ của thế hệ trẻ ngày nay. Họ là tương lai của Việt Nam, một tương lai yếu ớt và dở tệ như những con gà công nghiệp.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cao Huy Huân
Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Quay lại với sự kiện biểu tình của những người trẻ Đài Loan. Họ từng bị đám đông đi trước dè bỉu và chê bai vì tư tưởng thích an toàn, thích hưởng thụ, và ngại đương đầu với thách thức. Thế nhưng giờ đây, trước vận mệnh của đất nước, trước tương lai của bản thân, họ sẵn sàng xé bỏ vỏ bọc dâu tây thơm ngon và chứng tỏ cho thế hệ cha anh biết rằng họ cũng có quan điểm, có ý thức và quan trọng hơn là có tinh thần sẵn sàng đấu tranh cho công đạo. Lâu nay, Đài Loan, mặc dù là một quốc gia độc lập và có nền dân chủ tiến bộ, nhưng luôn bị Trung Quốc ỷ thế chèn ép trên thế giới. Đến giờ phút này, đứng trước nguy cơ chính phủ Đài Loan sắp đưa ra một đạo luật tự do thương mại với Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ trẻ ở Đài Loan, chính những quả dâu tây mỏng manh kia đã đứng lên thể hiện thái độ sống của mình đối với vận mệnh của quốc gia. Có thể nói, bản chất con người ta khi nhận thấy mối nguy hiểm đang rình rập thì bản năng biến họ thành những người hùng. Vấn đề là nền dân chủ của Đài Loan cho họ những quyền được biết, được quan sát, được tư duy và được quyết định. Ngẫm lại thế hệ “gà công nghiệp” của Việt Nam, một thế hệ lớn lên trong nền giáo dục áp đặt và mỵ dân.
Được vẽ nên một ảo ảnh xa vời về một thể chế không hề có thật. Sống trong một đất nước mà quyền tự do thông tin cũng bị kiểm soát, liệu rằng thế hệ “gà công nghiệp” của chúng ta có nhận thức được an nguy của chính đất nước họ, của tương lai họ đang hướng tới? Một khi đã không nhận thức được thì thế hệ trẻ của Việt Nam còn mơ hồ nghĩ rằng họ đang được bảo bọc an toàn và cứ mặc sức mà hưởng thụ. Do đó, ý thức hệ cực kì quan trọng và nguy hiểm. Tôi cho rằng đánh mất ý thức là đánh mất cả tương lai.
Cho dù là “thế hệ quả dâu tây” hay “thế hệ gà công nghiệp” cũng đều giống nhau là thế hệ sinh sau đẻ muộn và không phải đối mặt với những khó khăn trong giai đoạn chiến tranh. Sự khác nhau là họ được tồn tại dưới một thể chế chính trị như thế nào. Người trẻ ở Đài Loan may mắn đã được sinh sống dưới một thể chế có dân chủ, được tìm hiểu về những gì diễn ra trên thế giới, được biết những gì đang diễn ra ở đất nước họ và sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Trong khi đó, một thể chế bưng bít, mỵ dân của Việt Nam đã biến một thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng thờ ơ với vận mệnh của đất nước. Nói thờ ơ cũng không chính xác, bởi vì bản thân họ không hề được tự do tìm hiểu thông tin từ bên ngoài. Thể chế chính trị và nền giáo dục áp đặt của chính quyền Việt Nam đã giết chết ý thức hệ của thế hệ trẻ ngày nay. Họ là tương lai của Việt Nam, một tương lai yếu ớt và dở tệ như những con gà công nghiệp.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cao Huy Huân
Sinh trưởng ở Việt Nam và học tập tại Hoa Kỳ. Là một đại diện cho thế hệ sinh ra và lớn lên sau bước ngoặt lịch sử 1975. Luôn theo dõi sao sát những diễn biến xảy ra trong nước và nêu lên cảm nghĩ của một thế hệ hậu bối thông qua blog dưới một lăng kính trong vắt và đa chiều.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét